LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tả một đồ vật truyền thống trong viện bảo tàng

Tả một đồ vật truyền thống trong viện bảo tàng
 

2 trả lời
Hỏi chi tiết
539
1
0
con cá
09/05/2020 17:39:37

Hè vừa qua, công ty bố em tổ chức cho gia đình cán bộ công nhân viên du lịch các tỉnh miền Bắc. Đoàn được viếng lăng Bác Hồ và tham quan viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội. Tại viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội, em được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn.

Trong gian phòng lớn, nơi trưng bày các đồ vật cổ, trống đồng Đông Sơn được đặt trên một bục gỗ khắc chạm bốn chân theo kiểu cổ. Đường bệ và uy nghi, chiếc trống đồng có hình dáng đồ sộ, cân đối và hài hoà. Chiếc trống đồng Đông Sơn được đúc bằng đồng, hình khối trụ tròn, cao sáu mươi xăng-ti-mét, hình thể phức tạp: phần trên phình ra hình nón cụt, ở giữa thắt lại hình trụ tròn, phần thân loe ra hình phễu. Mặt trống hình tròn, đường kính chín mươi xăng-ti-mét gồm nhiều vòng tròn đồng tâm có hình khắc chìm trên mặt trống. Giữa mặt trống có hình ngôi sao lớn. Vòng tròn ngoài ngôi sao cũng khắc chìm các hình ngôi sao nhỏ hơn. Mỗi ngôi sao có mười hai cánh. Ngôi sao lớn ở giữa biểu tượng cho tục lệ thờ Thần Mặt Trời của người Việt cổ, mười tám ngôi sao xung quanh xen lẫn mười tám con chim tượng trưng cho mười tám đời vua Hùng Vương. Bao quanh các ngôi sao có hoạ tiết lông công, hình conngười múa, người giã gạo, người đánh trống hoặc bơi thuyền. Hoạ tiết hình chim có các hình tam giác đan xen vào nhau. Hoa văn hình học xung quanh mặt trống là các đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn láng, vành tròn ngoài có hoa văn hình răng cưa, và các vạch ngắn song song.

Thân trống là phần hình trụ của khối tròn. Thân trống có hình hoa văn khắc hình chiếc thuyền, hình võ sĩ, chim muông và thú. Tất cả hình ở thân trống được khắc nổi, trang trí theo hình chữ nhật. Hình ảnh được sắp xếp rất cân đối. Quai trống được đúc theo hình dâythừng bện. Thân trống trơn láng, không có hoa văn, cao khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Chân trống là phần loe hình phễu của khối trụ tròn. Trống đồng Đông Sơn là cổ vật thể hiện đời sống của nhân dân và văn hoá của người Việt cổ. Theo lời cô thuyết minh của viện bảo tàng, trống đồng được làm từ thế kỉ VI và thể kỉ VII trước Công nguyên. Các hình khắc trên trống đồng cho ta hình dung được nền văn minh nông nghiệp của nước ta thời kì trước Công nguyên. Hoa văn của trống ghi lại các hoạt động của xã hội Lạc Việt thời đó: dân ta đã biết đánh bắt hải sản, chăn nuôi gia súc, sản xuất thủ công và sử dụng sức kéo trong nông nghiệp.

Trống đồng thực chất là một nhạc khí. Người Việt cổ dùng trống đồng trong hội hè, đình đám, lễ lạc, tang lễ. Trống đồng còn là biểu tượng quyền lực của các thủ lĩnh bộ tộc. Trống đồng Đông Sơn cho ta biết nền văn minh văn hoá Đông Sơn của người Việt cổ. Việc nghiên cứu lịch sử, thời gian, biểu tượng của trống còn đang tiến hành nhưng

những gì em biết được từ cô thuyết minh cũng làm em bồi hồi cảm động. Bộ sưutập trống đồng Đông Sơn của Việt Nam là bộ sưutập trống lớn nhất thế giới. Hoa văn trên mặt trống thể hiện nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt. Trải qua bao nhiêu thế kỉ, trống đồng Đông Sơn vẫn là nét son sáng chói trong lịch sử Việt Nam. Không chỉ có thế, trống đồng còn là một đề tài nghiên cứu hấp dẫn các nhà khảo cổ trong và ngoài nước. Được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn thật là một nịềm vui lớn và may mắn của em.

Em ra về mang theo trong tâm hồn xúc cảm dạt dào của lòng tự tôn dân tộc. Em được mở mang thêm kiến thức về lịch sử nước nhà. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để xứng đáng là con cháu Lạc Việt, cống hiến hết sức mình cho Tổ quốc đúng như lời Bác Hồ dạy: "Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.".

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Bình
09/05/2020 18:20:53
Trong dịp đầu năm học vừa qua, nhà trường tổ chức cho khối 5 chúng em đi tham quan, học tập ở bảo tàng Hà Nội. Đến đây, biết bao nhiêu cảnh vật hiện ra trước mắt, nhưng em ấn tượng nhất là chiếc trống đồng Đông Sơn trưng bày ở sảnh lớn.

   Khi bước lên tầng ba của bảo tàng tất cả mọi người đều ồ lên rồi chạy tới chỗ trống đồng. Chiếc trồng đồng đang chễm chệ, oai nghiêm đứng giữa sảnh. Nhìn từ xa, chiếc trống giống như một cái cốc cổ xưa. Nhưng khi tới gần, chiếc cốc đặc biệt này lại to lớn, quanh năm suốt tháng chỉ khoác chiếc áo giáp màu nâu đồng. Khác với những chiếc trống hình bầu dục em vẫn thường thấy ở trường, chiếc trống đồng Đông Sơn là sự kết hợp giữa mặt trống tròn và thân hình trụ tròn.
 

 Ngay cạnh chiếc trống có ghi biển Trống đồng Đông Sơn. Cô hướng dẫn viên giới thiệu đây là chiếc trống tiêu biểu của thời văn hóa Đông Sơn. Khi đó, người Việt cổ đã sáng tạo ra loại trống này vừa để lưu giữ hình ảnh con người, cuộc sống vừa để phục vụ những nhu cầu sinh hoạt đời sống. Mặt trống tròn xoe, rộng khoảng bằng mặt chiếc mâm cơm. Những nghệ nhân thời đó thật tài tình, khéo léo, cẩn thận khi khắc cho mặt trống cả một vũ trụ thu nhỏ. Tâm mặt trống là một hình ngôi sao có rất nhiều cánh giống như ông mặt trời đang tỏa những toa nắng ấm cho vạn vật sinh sống ở đó. Con người mặc những bộ trang phục lễ hội, dường như họ đang bận rộn cầm khèn, cầm rìu, cầm giáo lao động, sinh hoạt. Những động vật bốn chân nối đuôi nhau xếp thành vòng tròn. Viền ngoài là hình như loài chim loài thú xếp xen kẽ nhau. Ngăn cánh giữa các lớp viền là những hoa ăn rang cưa nhỏ, đều, đối xứng hài hòa. Thân trống hình trụ tròn, hơi phình ở đáy để kê đặt. Trên khắp thân, người Việt cổ khắc rất nhiều đường nét tinh sảo. Đội quân cầm vũ khí trên những chiếc thuyền nhỏ xíu. Chắc đây là cảnh tượng họ chiến đấu. Phía dưới, những chú chim dang đôi cánh bay lên được xếp lẫn với nhiều loài vật thể hiện cuộc sống yên bình, hòa hợp giữa muôn loài, muôn vật. Gắn kết thân trống và mặt trống là ba chiếc quai cong cong. Mỗi khi cần nhấc hay bên đặt đi chỗ khác, chúng ta chỉ cần cầm vào quai là di chuyển được trống. Chúng em được nhìn hình ảnh những nghệ sĩ múa trống đánh trống đồng Đông Sơn trên màn hình gắn ở tường. Chẳng giống tiếng tùng tùng như trống trường, trồng đồng cất những thanh âm vang rền. Mặt trống như biết cách kết hợp với dùi trống để tạo nên những tiếng kêu vui nhộn đó.

   Cho tới bây giờ, tiếng rền vang của trống đồng vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí em. Em cảm thấy thật may mắn khi được tìm hiểu về trống đồng Đông Sơn để hiểu hơn về nét văn hóa, cuộc sống sinh hoạt của người dân thời bấy giờ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tiếng Việt Lớp 5 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư