nêu những chính sách quốc phòng ngoại giao của Quang Trung
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Thời đại nào cùng vậy, phong kiến, tư bản dân chủ cùng đều phải có người lãnh đạo. Con người ấy sẽ dẫn dắt những người khác, dạy cho họ, giúp cho họ làm được những điều tốt cho đất nước, cho xã hội. Ngày trước nhà nước phong kiến với bộ máy lãnh dạo, tức vua quan trong triều đình, càng có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với quốc gia. Qua tìm hiểu về hai vãn bản “Chiếu dời đô” của Lý Công Uân và “Hịch tướng sĩ" của vị Ọuốc công tiết chế Trần Hưng Đạo, ta sẽ hiểu rõ thêm về vấn đề này.
“Quan nhất thời, dân vạn đại”, tức vua quan chỉ đơn thuần là người lãnh đạo, còn cái gốc rễ của nước nhà chính là nhân dân. Cả hai vị vua - vương anh minh Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều hiểu rõ điều ấy. Bài chiếu “Chiếu dời đô", tuy là viết theo thể loại chiếu, chuyên dùng để ban bổ mệnh lệnh của vua đến nhân dân nhưng Lý Công Uẩn lại viết một cách nhẹ nhàng, phân tích kỹ càng những thuận lợi của kinh đô mới Đại La, còn có ý muốn hỏi ý kiến quần thần, dân chúng: “... các khanh thấy thế nào?”. Còn bài “Hịch tướng sĩ' của Trần Quốc Tuấn lại đưa ta đến một khía cạnh khác của thời đại, là thời loạn lạc, nước mất nhà tan. Lúc ấy, chỉ có quân tướng, binh sĩ, nhân dân trên dưới một lòng, quyết tâm quét sạch bóng quân thù thì cuộc kháng chiến mới có thể thành công, và Trần Quốc Tuấn chính là người hiểu rõ điều đó hơn ai hết. “Hịch tướng sĩ" của ông là bài hịch văn kêu gọi tướng lĩnh và binh sĩ, không hề mang tính chất áp đặt, văn chương không hề hào nhoáng, bóng bẩy nhưng lại chạm được vào con tim yêu nước của hàng vạn người dân Việt Nam nhờ sự mộc mạc của Trần Quốc Tuấn, vốn là một người cùa hoàng tộc, đặt minh vào vị trí của dân chúng: “Không những sản nghiệp của ta tiêu tan... mà nhà của các ngươi cùng không còn...”.
Dân chúng là cội nguồn của quốc gia, còn người lãnh đạo sẽ nâng đỡ cái cội nguồn đó. Thuận được lòng dân, đối đãi họ một cách hợp lí thì lo gì đất nước không hưng thịnh, trường tồn. Một người lãnh dạo anh minh còn biết chăm lo cho hạnh phúc lâu bền của chúng dân, không chạy theo cái lợi trước mắt mà quên đi cái lớn lâu dài. Lý Công Uẩn là một trong số những vị vua anh minh như thế. Ông chọn kinh đô ở Đại La không phải ngẫu nhiên, mà ông đã qua quan sát, nghiên cứu thật nhiều lần. Đại La là nơi trung tâm, hội tụ của nhiều con sông lớn, lại nằm ờ đồng bằng nên rất thuận tiện cho việc đi lại; nơi đây còn có mưa thuận gió Hoà, đất đai màu mỡ, dân chúng sống trong sung túc, ấm n0, muôn vật phong phú tôat tươi,... theo Lý Công Uẩn, nó xứng đáng là ’’kinh đô của bậc đế vương muôn đời".
Ông chọn kinh đô mới vì dân chúng, để phát triển đất nước chứ không cam để kinh đô nằm khuất sâu trong rừng núi, chỉ phù hợp khi cần phòng thủ như Hoa Lư. Nhờ tầm nhìn xa trông rộng ấy mà đất nước ta vững bền đến ngàn năm, và ngôi thành Đại La, sau đổi tên thành Thăng Long, tức rồng bay lên, tồn tại, gắn bó suốt mấy thế kỉ cùng với triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Lý Công Uẩn dù là vị vua, theo chế độ phong kiến, nhưng ông đã phần nào mang đến khái niệm “dân chủ”, một khái niệm rất tiến bộ sau này, là lấy dân làm chủ, triều đình, nhà nước chỉ đơn thuần là giúp đỡ nhân dân có được hạnh phúc lâu bền.
Hưng Đạo Vương Trần Ọuốc Tuấn lại có cách nghĩ của một vị minh tướng thời loạn lạc: có sự khoan dung, và có sự nghiêm khắc. Đất nước đang phải đối đầu với giặc Nguyên - Mông mạnh nhất thời bấy giờ, với sổ thuộc địa trải dài từ Trung Quốc đến tận Châu Âu. Ông biết, sự đoàn kết với lòng dân sẽ là chìa khoá cho vận mệnh đang lâm nguy của nước nhà. Chính ông đã đi đầu trong việc đoàn kết mọi người, bàng cách gỡ bỏ mọi hiềm khích giữa ông và nhà vua. Rồi sau đó. “Hịch tướng sĩ” ra đời. Bài “hịch” quả thật có tác động rất mạnh mẽ nhờ ông biết cách phân tích cái hậu quả của việc nhu nhược, yếu đuối, sợ hãi dưới góc nhìn của một người dân, chứ không phải một vị tướng và bày tỏ thái độ căm thù giặc: "Dù trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng”. Nhờ hiểu dân, từ đó thương dân nên Trần Ọuốc Tuấn đã cầm được phần thắng trong tay bọn giặc mạnh nhất.
Ngoài những vị minh tướng, minh quân, luôn có những vị vua, vị tướng chỉ biết nhu nhược, ăn chơi và tỏ ra yếu hèn: Lê Ngọa Triều vì quá sa đọa mà lên thiết triều chỉ nằm, chứ không ngồi; Mạc Đăng Dung tự trói mình rồi đi sang Trung Quốc, dâng đất nước cho Bắc quốc;... Những con người ấy, đã làm cho vận nước lung lay, thậm chí bán nước chỉ để lo cho mạng sống, của cải của bản thân. Lúc đó, luôn có một đấng minh quân mới sẽ cứu giúp, như một quy luật: thịnh rồi suy, suy rồi thịnh của đất nước.
Thời hiện đại, không còn như thời phong kiến nữa. Tuy nhiên, đâu đâu cũng có nhà lãnh đạo, đó chính là Đảng và Chính phủ. Những con người ấy vẫn đang cần mẫn ngày đêm giúp ích cho Tổ quốc, cũng giống như những vị anh minh thời xưa .Tôi sẽ cố gắng học tập theo họ để sau này có thể trớ thành một người có ích, đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc khắp năm châu.
“Chiếu dời đô”, “Hịch tướng sĩ’ cùng các vị lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn hay Trần Ọuốc Tuấn đã gợi cho tôi thật nhiều suy nghĩ. Tóm lại, có thể nó rằng: những người lãnh đạo chính là những người nắm giữ vận mệnh đất nước chính họ đã cho tôi Việt Nam ngày hôm nay, tôi rất biết ơn họ và tự hào rằng mình là người Việt Nam.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |