LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết về em đã học được gì về 5 điều bác hồ dạy

viết về em đã học được gì về 5 điều bác hồ dạy

3 trả lời
Hỏi chi tiết
358
2
1
Phương
11/05/2020 19:44:52

Vào đầu năm học mới, học sinh tiểu học được học và nghe 5 điều Bác Hồ dạy. Đây là nét văn hóa đẹp được ngành Giáo dục giữ gìn và phát huy trong nhiều thập niên qua. Mở đầu, Bác dạy: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào” nhằm giáo dục cho các em về lòng yêu nước, yêu dân tộc, tình yêu thương, đùm bọc, đoàn kết, giúp đỡ giữa người với người, giữa dân tộc này với dân tộc khác. Nhân rộng ra, Người dạy các em cách giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, đề cao tinh thần nhân ái, đoàn kết.

Ở lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng, Người mong muốn các em “Học tập tốt, lao động tốt” bởi học tập, lao động sẽ giúp các em sớm trưởng thành, trở thành công dân tốt, góp phần xây dựng quê hương. Học không chỉ là những kiến thức trong sách vở mà các em cần phải học kiến thức ở ngoài xã hội, phải biết yêu giá trị lao động, biết quý trọng những thành quả lao động do mình và người khác tạo ra. Bên cạnh đó, lao động sẽ giúp các em rèn luyện sức khỏe, tính kiên nhẫn và hình thành thói quen tốt.

Trong lời dạy của mình, Người mong các cháu thiếu niên, nhi đồng hãy đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống; chấp hành nghiêm nội quy, quy định của nhà trường và địa phương (Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt); biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh nhà cửa, trường học và nơi công cộng (Giữ gìn vệ sinh thật tốt).

Cuối cùng, Người dạy các cháu thiếu niên, nhi đồng: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Đây là ba đức tính hết sức quan trọng đối với mỗi con người. Bác mong các cháu thiếu niên, nhi đồng không tự kiêu, tự mãn, phải biết trung thực, dũng cảm nhận ra những hạn chế của bản thân để sửa chữa. Có như thế mới được mọi người yêu mến, tôn trọng.

Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu…”. Thấm nhuần lời dạy của Bác, thế hệ học sinh hôm nay đang ra sức học tập, rèn luyện để xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước. Các phong trào thi đua học tốt, nhiều hoạt động ngoại khóa được triển khai sâu rộng tại các liên đội như: “Thi đua học tập tốt, làm nghìn việc tốt”, “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”, diễn đàn “Bác Hồ với thiếu nhi”… thu hút đông đảo học sinh tham gia, tạo không khí thi đua sôi nổi giữa các liên đội. Các trường tiểu học, THCS trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho học sinh bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như gặp gỡ các nhân chứng lịch sử, thi tìm hiểu về lịch sử đất nước, quê hương, về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác… 100% liên đội duy trì hình thức kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phát động đội viên, nhi đồng làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.

Cả cuộc đời, Bác Hồ dành tình yêu thương, sự quan tâm sâu sắc và những tình cảm thiêng liêng cho thiếu niên, nhi đồng. Để đáp lại tình cảm của Bác, thiếu niên, nhi đồng trong tỉnh luôn ra sức học tập, rèn luyện, phấn đấu làm nhiều việc tốt, xứng đáng với sự mong đợi, xứng đáng là những “Cháu ngoan Bác Hồ”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
sans
11/05/2020 19:46:48

Vào đầu năm học mới, học sinh tiểu học được học và nghe 5 điều Bác Hồ dạy. Đây là nét văn hóa đẹp được ngành Giáo dục giữ gìn và phát huy trong nhiều thập niên qua. Mở đầu, Bác dạy: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào” nhằm giáo dục cho các em về lòng yêu nước, yêu dân tộc, tình yêu thương, đùm bọc, đoàn kết, giúp đỡ giữa người với người, giữa dân tộc này với dân tộc khác. Nhân rộng ra, Người dạy các em cách giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, đề cao tinh thần nhân ái, đoàn kết.

Ở lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng, Người mong muốn các em “Học tập tốt, lao động tốt” bởi học tập, lao động sẽ giúp các em sớm trưởng thành, trở thành công dân tốt, góp phần xây dựng quê hương. Học không chỉ là những kiến thức trong sách vở mà các em cần phải học kiến thức ở ngoài xã hội, phải biết yêu giá trị lao động, biết quý trọng những thành quả lao động do mình và người khác tạo ra. Bên cạnh đó, lao động sẽ giúp các em rèn luyện sức khỏe, tính kiên nhẫn và hình thành thói quen tốt.

Trong lời dạy của mình, Người mong các cháu thiếu niên, nhi đồng hãy đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống; chấp hành nghiêm nội quy, quy định của nhà trường và địa phương (Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt); biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh nhà cửa, trường học và nơi công cộng (Giữ gìn vệ sinh thật tốt).

Cuối cùng, Người dạy các cháu thiếu niên, nhi đồng: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Đây là ba đức tính hết sức quan trọng đối với mỗi con người. Bác mong các cháu thiếu niên, nhi đồng không tự kiêu, tự mãn, phải biết trung thực, dũng cảm nhận ra những hạn chế của bản thân để sửa chữa. Có như thế mới được mọi người yêu mến, tôn trọng.

Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu…”. Thấm nhuần lời dạy của Bác, thế hệ học sinh hôm nay đang ra sức học tập, rèn luyện để xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước. Các phong trào thi đua học tốt, nhiều hoạt động ngoại khóa được triển khai sâu rộng tại các liên đội như: “Thi đua học tập tốt, làm nghìn việc tốt”, “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”, diễn đàn “Bác Hồ với thiếu nhi”… thu hút đông đảo học sinh tham gia, tạo không khí thi đua sôi nổi giữa các liên đội. Các trường tiểu học, THCS trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho học sinh bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như gặp gỡ các nhân chứng lịch sử, thi tìm hiểu về lịch sử đất nước, quê hương, về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác… 100% liên đội duy trì hình thức kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phát động đội viên, nhi đồng làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.

Cả cuộc đời, Bác Hồ dành tình yêu thương, sự quan tâm sâu sắc và những tình cảm thiêng liêng cho thiếu niên, nhi đồng. Để đáp lại tình cảm của Bác, thiếu niên, nhi đồng trong tỉnh luôn ra sức học tập, rèn luyện, phấn đấu làm nhiều việc tốt, xứng đáng với sự mong đợi, xứng đáng là những “Cháu ngoan Bác Hồ”.

1
0
Ngoc Hien
12/05/2020 18:22:51

Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cả cuộc đời, Bác luôn hết lòng vì nước, vì dân và vì nền độc  lập của dân tộc. Dù bận hàng nghìn công việc nhưng sinh thời, Bác luôn dành một tình cảm yêu quý và sự quan tâm đặc biệt đến các em thiếu nhi. Và cũng vì thế, Bác viết ra " 5 điều Bác Hồ dạy " để khuyên  bảo các em học sinh cần cố gắng phấn đấu, chăm ngoan và rèn luyện bản thân mình.

Cách đây tròn 46 năm, vào năm 1961, nhân Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam (15/5/1941 - 15/5/1961), theo đề nghị của Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức thư cho thiếu niên, nhi đồng. Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện còn lưu giữ bản thảo của bức thư đó. Trong thư Bác căn dặn: “Các cháu cũng tham gia đấu tranh bằng cách thực hiện mấy điều sau đây:

Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh,
Thật thà, dũng cảm”.

Điều thứ nhất: Bác dạy chúng ta phải biết "yêu tổ quốc, yêu đồng bào". Thế nào là "yêu tổ quốc yêu đồng bào"? Đây là một khái niệm bao quát và rộng lớn. "Yêu tổ quốc yêu đồng bào" tức là yêu tất cả những gì thuộc về Tổ quốc mình, yêu phong cảnh đất nước, yêu bản sắc dân tộc, yêu các phong tục tập quán, yêu nền vǎn hiến lâu đời của dân tộc, yêu những con người Việt Nam cùng với phẩm chất, nhân cách cao đẹp đã lưu truyền từ bao đời nay. Yêu những người cùng chung dòng giống Việt Nam, cội nguồn Việt Nam từ miền đồng bằng tới vùng núi xa xôi. Để làm được điều đó trước hết chúng ta phải ý thức được mình là người con của đất nước, phải trang bị cho mình một lòng tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống vẻ vang của con người Việt Nam, về những gì con người Việt Nam đã và đang làm được trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phải biết tìm hiểu về những tinh hoa, bản sắc, phong tục tập quán của dân tộc và cố gắng tự rèn luyện để sau này có thể cống hiến được nhiều cho xã hội, góp phần đưa đất nước ta ngày một tươi đẹp, hùng mạnh. Xung quanh ta còn rất nhiều người gặp khó khǎn, khổ cực, là một người con của đất nước chúng ta phải có trách nhiệm giúp đỡ họ trong khả nǎng có thể như câu tục ngữ "thương người như thể thương thân" và "lá lành đùm lá rách" chỉ có lòng "yêu tổ quốc, yêu đồng bào" của dân tộc ta mới giúp chúng ta tồn tại được sau hàng nghìn nǎm bị Trung Quốc đô hộ, trải qua cả hai cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ và Pháp. 

Điều thứ hai: Bác dạy chúng ta phải "học tập tốt- lao động tốt" mới chỉ là những công dân nhỏ bé chúng ta chưa thể đóng góp được gì cho đất nước mà bây giờ là lúc thiếu nhi chúng ta tập trung học tập cho tốt rèn luyện sức khoẻ để sau này có thể xây dựng đất nước bằng chính trí tuệ, sức lực và đôi bàn tay lao động chân chính của mình. Vậy ngay từ bây giờ chúng ta hãy cố gắng học thật giỏi, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động của trường lớp như trồng cây trong vườn trường, sửa sang mộ liệt sĩ, giúp đỡ bà mẹ Việt Nam anh hùng, người già neo đơn. Chính từ những công việc nhỏ bé mà tốt đẹp đó chúng ta cũng đã góp phần công sức nhỏ bé cho xã hội và cũng là rèn luyện mình rồi. 

Điều thứ ba: Bác còn muốn thiếu nhi chúng ta "đoàn kết tốt, kỷ luật tốt" tức là phải yêu quý, giúp đỡ bạn bè không chỉ trong một lớp, một trường mà còn với bạn bè xung quanh nữa. Cùng nhau cố gắng và cùng xây dựng tập thể vững mạnh vì đoàn kết là sức mạnh của tập thể, có đoàn kết tốt sẽ có thành công. Phải biết đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, không nên ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân vì từ đó sẽ dẫn đến mất đoàn kết. Giữ "kỹ luật tốt"cũng là một cách rèn luyện bản thân, từ những điều nhỏ như không nói chuyện riêng trong giờ, không đánh nhau... không vi phạm nội quy của lớp, của trường chúng ta bây giờ thì sau này là một con người có kỷ luật chúng ta sẽ không bị mắc vào những tệ nạn xã hội, giúp chúng ta trở nên hoàn thiện hơn. Có làm được như thế chúng ta mới xứng đáng làm con ngoan trò giỏi, sau này trở thành một công dân tốt. 

Điều thứ tư: Bác Hồ khuyên chúng ta "giữ gìn vệ sinh thật tốt". Trước hết là giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh cá nhân không có nghĩa là phải ǎn mặc thật đẹp, đúng mốt, chải chuốt mà chỉ đơn giản là mặc sao cho sạch, đầu tóc gọn gàng. Như chúng ta cũng biết nhìn vào cách ǎn mặc của mỗi con người có thể đánh giá được tính cách của con người đó. ở lứa tuổi học sinh chúng cần mặc nhưng trang phục sao cho phù hợp với lứa tuổi mình, ǎn mặc diện, đúng "mốt" chưa chắc là đã đẹp. Sau là chúng ta phải biết giữ vệ sinh chung cho tập thể, nơi công cộng như không xả rác bừa bãi, có ý thức bảo vệ môi trường, thường xuyên dọn vệ sinh nơi ở và tham gia tổng vệ sinh nơi khu phố. Có như thế chúng ta mới trở thành những con người vǎn minh lịch sự, góp phần tô đẹp cho đất nước phải không các bạn? 

Điều thứ nǎm: Thực hiện được bốn lời dạy trên của Bác vẫn chưa đủ, chúng ta biết "yêu tổ quốc, yêu đồng bào" rồi "học tập tốt-lao động tốt" rồi "đoàn kết tốt, kỷ luật tốt" và cả " giữ gìn vệ sinh thật tốt" nữa rồi, thế là rất tốt song để trở thành cháu ngoan của Bác Hồ chúng ta còn cần những đức tính không thể thiếu được của thiếu nhi Việt Nam nữa cơ. Đó là phải "kiêm tốn, thật thà, dũng cảm" đừng vội kiêu cǎng khi thấy mình đã giỏi vì ai mà chẳng có những khiếm khuyết, có thể ta giỏi hơn bạn ở điểm này nhưng lại thua kém bạn ở điểm khác vì vậy chúng ta đừng vội nghĩ mình giỏi mà phải học hỏi thêm bạn bè xung quanh những điểm mình còn kém hơn, đó mới là khiêm tốn. Chúng ta cũng phải thành thật, chân thành với mọi người, đừng bao giờ gian dối vì điều đó chỉ làm chúng ta ị người khác xa lánh mà thôi. Nếu có lỗi thì phải trung thực nhận lỗi. Thật thà là một đức tính quý và người thật thà luôn được mọi người yêu mến. Còn nữa, chúng ta phải biết dũng cảm tức là biết bình tĩnh và có nghị lực để vượt qua khó khǎn, sẵn sàng đương đầu, chấp nhận gian nan thử thách vì chính những điều đó mới hun đúc ý chí và nghị lực của mỗi chúng ta. Nên nhớ cuộc đời không bao giờ chấp nhận những kẻ yếu đuối, bạn hãy thử nhìn xem, cuộc sống quanh ta lấp lánh bao tấm gương vượt khó học tốt, không ngại nguy hiểm cứu người. Những con người, những bạn bè đó thực sự là những người dũng cảm. 
Sáng thứ hai hàng tuần sau lễ chào cờ, chúng ta luôn hứa sẽ thự hiện tốt Nǎm điều Bác Hồ dạy. Vì vậy các bạn ơi, chúng ta hãy cùng nhau thực hiện lời hứa này nhé để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ kính yêu.

Bác Hồ của chúng ta đã mãi ra đi nhưng những gì Bác để lại cho dân tộc Việt Nam ta thì vẫn còn sống mãi với  nhân dân mọi thời. Lời dạy của Bác quả thực là những lời dạy vô cùng hữu ích cho thế hệ mai sau, đặc biệt là cho thiếu niên, nhi đồng.  Và chừng nào người dân Việt Nam vẫn tin yêu và kính  trọng Bác thì chừng ấy " 5 điều Bác Hồ dạy " sẽ mãi là những hành trang bổ ích theo ta đến suốt cuộc đời

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 5 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư