Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn bài cho đề văn sau: Chứng minh câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn (chỉ rõ dẫn luận điểm, luận cứ)

Lập dàn bài cho đề văn sau: chứng minh câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn
( chỉ rõ dẫn luận điểm, luận cứ)

 

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
530
0
0
Doãn
11/05/2020 20:37:11

1. Mở bài

  • Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. ''Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu ''Uống nước nhớ nguồn".
  • Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

2. Thân bài

a. Giải thích: "Uống nước nhớ nguồn".

  • Uống nước: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.
  • Nguồn: Chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.
  • Ý nghĩa: Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

b. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

  • Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.
  • Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gây dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.
  • Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người "trồng cây" phục vụ cho biết bao người "ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

  • Khi "bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã "một nắng hai sương", "muôn phần cay đắng" để làm nên "dẻo thơm một hạt". Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.
  • Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

d. Phải làm gì để "nhớ nguồn".

  • Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
  • Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài.
  • Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

3. Kết bài

  • Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.
  • Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.
  • Phải sống sao xứng đáng, trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Doãn
11/05/2020 20:37:36
DÀN BÀI

I.    Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II.               Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2.                 Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

-   Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

-   Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

-        Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3.                 Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

-    Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

-   Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III.              Kết bài

-     Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

-    Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thố
1
0
Phuong Linh
11/05/2020 20:54:52

1. Mở bài

  • Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. ''Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu ''Uống nước nhớ nguồn".
  • Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

2. Thân bài

a. Giải thích: "Uống nước nhớ nguồn".

  • Uống nước: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.
  • Nguồn: Chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.
  • Ý nghĩa: Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

b. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

  • Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.
  • Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gây dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.
  • Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người "trồng cây" phục vụ cho biết bao người "ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

  • Khi "bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã "một nắng hai sương", "muôn phần cay đắng" để làm nên "dẻo thơm một hạt". Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.
  • Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

d. Phải làm gì để "nhớ nguồn".

  • Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
  • Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài.
  • Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

3. Kết bài

  • Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.
  • Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.
  • Phải sống sao xứng đáng, trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.
0
0
PhOng
11/05/2020 21:06:28

I. Mở bài

  • Dẫn đăt giới thiệu vấn đề cần chứng minh (Hai câu tục ngữ)
Trong chương trình văn học lớp 7, em được học rất nhiều câu ca dao tục ngữ là những lời khuyên về lẽ sống tốt đẹp ở đời. Trong đó có câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Cùng với đó là "Uống nước nhớ nguồn". Hai câu trên đều nói về một truyền thống đạo lý trong đó là lòng biết ơn.

II. Thân bài

1. Giải thích;

  • Ăn quả, uống nước: đó là sự hưởng thụ, đón nhận những thành quả.
  • Kẻ trồng cây, nguồn: Chỉ nguồn cội của các giá trị, vật chất và tinh thần
  • Nhớ là sự bày tỏ tình cảm tri ân, khắc ghi những công ơn
  • Nội dung hai câu nói bàn về thái độ sống biết ơn, ghi nhớ những người tạo ra thành quả.

2. Chứng minh

  • Hai câu tục ngữ được đúc kết hoàn toàn đúng đắn.
  • Thái độ sống biết ơn đó là thái độ sống gần gũi của con người với con người, là truyền thống đạo đức của dân tộc
  • Chúng ta phải biết biết ơn những người "gieo trồng"bởi nó là những thành quả ngày hôm nay chính là quá trình xây dựng, công lao của những người đi trước.
  • Mọi thứ không phải tự nhiên mà có. Mẹ thiên nhiên cho ta một thế giới tự nhiên giàu có, cho bầu khí quyển đất đai, cho loài người xuất hiện để cùng chung sống. Mọi những thành tựu mà nhân loại đang có là kết quả của người đi trước để lại, ta không thể nào lãng quên.
  • Ta được có mặt trên thế gian này, được học hành dạy dỗ đó chính là nhờ công lao to lớn của cha mẹ. Đất nước có được độc lập là do sự đánh đổi của những hi sinh mất mát của thế hệ đi trước. Nhân loại ngày một đi lên văn minh là do những tiến trình phát triển của những bộ óc vĩ đại.
  • Đa số chúng ta được nhận nhiều hơn là được cho, vì vậy thái độ sống "Uống nước nhớ nguồn"là đạo đức tối thiểu của con người.
  • Sống biết ơn, ta mới biết trân trọng những gì mình đang có, và có ý thức phát triển dựa trên những gì đã có
  • Nếu không sống biết ơn ta chỉ coi những gì ta nhận được là hiển nhiên sẵn có. Con người dễ rơi vào lối sống hưởng thụ đơn thuần, không làm việc không cống hiến, vì vậy cuộc sống trở nên nhàm chán vô nghĩa.
  • Người sống biết ơn ý thức được trách nhiệm sống của mình. Họ sống tích cực phát huy tận độ khả năng sáng tạo dựa trên tinh thần của kế thừa phát huy những thành quả của người đi trước.

3. Mở rộng (Liên hệ thực tế, bài học)

  • Trong cuộc sống có những người chỉ sống hưởng thụ, thờ ơ lãng quên sống vô ơn, vô nghĩa. Nhiều bạn học sinh không biết lắng nghe lời cha mẹ, thầy cô đôi khi còn tổ thái độ không lễ phép với người lớn. Cần phải nghiêm khắc phê phán thanh đổi.
  • Để biết ơn những gì chúng ta nhận được chúng ta phải thể hiện thái độ trân trọng, em nghĩ rằng bộ môn lịch sử bộ môn mà mỗi chúng ta phải quan tâm nhiều nhất.
  • Sống biết ơn thôi chưa đủ, chúng ta phải biết sống cống hiến, như vậy mới là thái độ sống tốt nhất.

III. Kết bài

  • Khẳng định lại vấn đề, liên hệ bản thân

Lòng biết ơn là truyền thồng đạo lý của dân tộc mà ai cũng phải có trong mình. Là một người học sinh đang học trên ghế nhà trường, được cha mẹ chăm sóc nâng niu, em nghĩ rằng mình phải biết ơn những gì thầy cô cha mẹ đã dành cho em, đồng thời phải cố gắng chăm ngoan học giỏi đề không phụ những công lao to lớn của mọi người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×