Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chứng minh câu tục ngữ : Một cây làm chẳng nên non

Chứng minh câu tục ngữ : Một cây làm chẳng nên non 
 

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
612
1
0
Nguyễn Minh Thạch
15/05/2020 21:25:56

Tinh thần đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh việt Nam. Trong bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang, nhân dân ta đã phát huy cao độ tình yêu thương, đoàn kết dân tộc để chiến thắng thù trong giặc ngoài, để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bài học về đoàn kết đã ăn sâu vào tâm hồn nhân dân, kết tinh thành ca dao, tục ngữ như một niềm tin về chân lí sâu sắc, cao đẹp:

"Một cây làm chằng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

   "Một cây" không thể làm nên non, nên núi, nên rừng. Đó là một sự thật hiển nhiên, ai cũng dễ dàng nhận thấy. Nhưng "ba cây" tượng trưng cho nhiều cây, cho rừng cây thì có thể tạo nên "non", nên "núi", không chỉ là "núi thấp" mà là "núi cao". Từ "một cây" đã chuyển thành "ba cây", số lượng đã thay đổi từ ít thành nhiều nên chất lượng cũng biến đổi. Yếu tố quyết định của sự vận động từ "lượng" biến thành "chất" là sự "chụm lại" của "ba cây", của số đông. Như thế mới có "núi cao". "Chụm lại" là hành động, là biểu hiện tâm lí thể hiện sự đồng tâm nhất trí, sự hợp lực và sự đoàn kết gắn bó. "Cây" trong câu tục ngữ được nhân hóa, trở thành ẩn dụ, một biểu tượng rất sống động và thấm thía nói lên tình yêu thương, tinh thần đoàn kết của cộng đồng, của dân tộc. Câu tục ngữ:

"Một cây làm chằng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

đã nêu lên một bài học vô cùng quý báu về sự hợp lực, về tinh thần đoàn kết để tạo nên sức mạnh to,lớn của cộng đồng dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
nguyễn phúc
15/05/2020 21:28:51

xong bn có thể đánh giá và co mk điểm đc  ko ạ

  Tinh thần đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh việt Nam. Trong bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang, nhân dân ta đã phát huy cao độ tình yêu thương, đoàn kết dân tộc để chiến thắng thù trong giặc ngoài, để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bài học về đoàn kết đã ăn sâu vào tâm hồn nhân dân, kết tinh thành ca dao, tục ngữ như một niềm tin về chân lí sâu sắc, cao đẹp:

  "Một cây" không thể làm nên non, nên núi, nên rừng. Đó là một sự thật hiển nhiên, ai cũng dễ dàng nhận thấy. Nhưng "ba cây" tượng trưng cho nhiều cây, cho rừng cây thì có thể tạo nên "non", nên "núi", không chỉ là "núi thấp" mà là "núi cao". Từ "một cây" đã chuyển thành "ba cây", số lượng đã thay đổi từ ít thành nhiều nên chất lượng cũng biến đổi. Yếu tố quyết định của sự vận động từ "lượng" biến thành "chất" là sự "chụm lại" của "ba cây", của số đông. Như thế mới có "núi cao". "Chụm lại" là hành động, là biểu hiện tâm lí thể hiện sự đồng tâm nhất trí, sự hợp lực và sự đoàn kết gắn bó. "Cây" trong câu tục ngữ được nhân hóa, trở thành ẩn dụ, một biểu tượng rất sống động và thấm thía nói lên tình yêu thương, tinh thần đoàn kết của cộng đồng, của dân tộc. Câu tục ngữ:

 

đã nêu lên một bài học vô cùng quý báu về sự hợp lực, về tinh thần đoàn kết để tạo nên sức mạnh to,lớn của cộng đồng dân tộc.

   Lịch sử và cuộc sống, thơ văn và thực tế đã có biết bao sự việc, hình ảnh sống động nói về đoàn kết và sức mạnh đoàn kết của nhân dân ta.

   Từ thời xa xưa, với công cụ thô sơ, người Việt đã bạt rừng, lấn biển, đắp đê đào kênh để làm nên những cánh đồng màu mỡ, bát ngát mênh mông:

 

1
0
Bình
15/05/2020 21:39:44
Bằng một cách hình ảnh nhưng giản dị, cha ông ta đã gửi gắm đến con cháu những bài học sâu sắc trong cuộc sống. một cây là biểu tượng cho sự riêng lẻ, đơn độc. Còn hình ảnh ba cây chụm lại là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ. Và hòn núi cao là biểu tượng cho sự thành công, cho những mùa bội thu, cho những chiến thắng của con người trong cuộc sống. như vậy, qua câu nói, dân gian muốn nhắn nhủ đến chúng ta rằng, trong cuộc sống hãy biết đoàn kết để làm nên sức mạnh và sức mạnh ấy sẽ chiến thắng và gặt hái được những thành công.

Đoàn kết là sự hợp lực, tương trợ sẵn sàng sát cánh cùng nhau trong mọi hoàn cảnh để vươn cao, chinh phục mọi khó khăn thử thách. Đoàn kết luôn là yếu tố cần trong mỗi cuộc chiến đấu. Nhờ có đoàn kết mà những thử thách chông gai mới có thể vượt qua để vươn tới thành công. Chưa bao giờ có một thành quả quá sức nào có thể bị chinh phục nếu không có tinh thần đoàn kết. nhờ những cái cây cao dần tạo thành rừng mà bão gió mới bớt phân phô trương thanh thế. Nhờ những chi lưu nhỏ để góp vào phụ lưu mà nên dòng sông góp nước cho sinh hoạt, cho thủy điện giúp cuộc sống văn minh. Con người cũng vậy, vốn dĩ chúng ta không thể tách mình để chỉ sống đơn độc. Một nhà sư từng nói: “Tôi luôn mơ về việc ẩn tu trong một cái chòi nhỏ giữa núi rừng, nhưng tôi nhận ra rằng ít ra tôi cũng phải đăng kí tạm trú với địa phương và giờ nào tôi còn ăn thì tôi còn mắc nợ người nông dân giờ ấy, tôi vốn không thể sống không liên quan đến xã hội”. Như vậy lời nói của thiền sư một lần nữa giúp ta thấy rằng, con người sống cần có cộng đồng, tập thể để phát triển và tồn tại. không gì có thể tồn tạ tự nó và chính nó.

Tinh thần đoàn kết là sức mạnh vô song. Lịch sử đã chứng minh điều ấy. nhờ có đoàn kết mà dân tộc ta đã chiến thắng những đối thủ sừng sỏ nhất đó là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Nơi nào trên mảnh đất này, hai con quái vật khổng lồ ấy đi qua đều bị đè bẹp, đều kinh hoàng sợ hãi. Nhưng có một dân tộc, nhờ sự đoàn kết đã nhấn chìm mọi lũ bán nước và cướp nước, làm nên những chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Một đất nước Nhật bản sau chiến tranh như một đống đổ nát, đã đoàn kết, đứng dậy và vươn mình lên trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới. ta không phủ nhận sức mạnh của những yếu tố khác nhưng rõ ràng nếu thiếu đoàn kết thì chẳng gì có thể hoàn thành trọn vẹn.

Nhưng muốn đoàn kết, đâu phải dễ. Đoàn kết nghĩa là tạo thành một khối thống nhất, nhưng khối thống nhất ấy liệu có thể phát huy sức mạnh nếu mỗi cá nhân đều giữ cho mình sự vị kỉ, ích kỉ. Như vậy muốn đoàn kết. trước hết chúng ta đều cần có chung mục đích, lí tưởng, và bỏ đi phần vị kỉ của chính mình. Đó là chìa khóa làm nên tinh thần đoàn kết.

Đoàn kết là yếu tố cần những chưa phải đủ. Nhưng thiếu đoàn kết sẽ thiếu đi sức mạnh, thiếu đi nội lực để chiến thắng. Với ý nghĩa ấy, lời nhắn nhủ của ông cha quả là có sức nặng.
0
0
Na
15/05/2020 22:44:41

 Trong kho tàng văn học dân gian hay của cha ông ta rât phong phú, đó là những câu ca, câu thơ, câu đối, hò… và ý nghĩa lớn lao đó còn là những câu răn dạy hậu thế về đạo đức, về đối nhân xử thế, về kinh nghiệm sống… Đó là những đúc kết từ kinh nghiệm quý báu của cha ông chung ta để lại." Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao" chỉ là một trong số kho tàng đó, nhưng đây lại là kinh nghiệm sống lớn lao vơi mỗi con người. 

Một cây làm chẳng nên non,ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

 Xét về câu chữ và vần điệu, đó chỉ một câu thơ vần điệu hay, dễ nhớ, dường như là một cái nhìn với cảnh vật: Một cái cây lẻ loi lắm, làm sao có thể che phủ bóng mát nhiều, làm sao có được cái bóng của một khu rừng, một "non" ở đây được. Lúc đó cây sẽ sợ gió to, mưa lớn lũ lụt. Nhưng nếu có 3 cây hay nhiều hơn nữ, cái lẻ loi không còn nữa, mà luc này đã ra dáng vẻ oai vệ của một khu rừng rậm với bóng mát to, sức mạnh trước những cơn gió to, mưa lớn mà những cái cây vẫn hiên ngang, sững sững như núi, như non vậy. 

Nhưng ông cha ta khôgn phải chỉ gúp hậu thế vãn cảnh, nhận xét cái cây đơn giản vậy, mà đây chỉ là ông cha ta mượng hình tượng cái cây để làm minh chứng cho sự đoàn kết tạo nên sức mạnh con người. Đó là một lời răn dạy quí báu của cha ông. với cái cây là vậy, nhưng với một con người hay một tập thể nhỏ nếu chỉ vì những lợi ích riêng của mình, của tập thể mình thì kết quả cũng chỉ là cho mình hoặc cho tập thể thôi, không lớn lao được gì cả. Khi ếkt quả chỉ cho mình và cho tập thể thì đâu có gì là lớn lao? nếu chỉ vì mình, vì lợi tập thể nhỏ thì vơi sức lực nhỏ ấy cũng không làm được gì lớn lao cả. Cũng như một cái cây sao làm nên "non" được. Nhưng một khi lợi ích vượt ra ngoài một cá nhân, vượt ra ngoài tập thể để trở thành một tập thể lớn hơn thì chính vì mục đích đó lại hướng chúng ta, tập thể nhỏ lúc đầu chung tay với nhiều người, đồng lòng đồng sức, đoàn kết cùng làm thì kết quả sẽ lớn hơn nhiều. Kết quả công việc lớn hơn nhiều. Có sức mạnh tập thể, thì ta có một sưc mạnh vĩ đại như rừng cây vượt qua mọi cơn giông tố,cuồng phong, thác lũ. Nó cũng ví như câu chuyện cổ tích kể về người cha đã răn dạy con bằng bó đũa. Từng chiếc đũa bẻ gẫy dễ dang, nhưng 2 chiếc thì phải dùng sức hơn, 3 chiếc, bốn chiếc đến 10 chiếc thì khôgn sức mạnh nào bẻ gẫy nữa. Đó là tinh thần đoàn kết. 

Trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước, cha ông ta cũng dựa vào sức mạnh toàn dân mà làm nên trang sử sáng ngời. Những trang sữ ấy không viết lên bởi một người mà nó được làm nên từ một dân tộc. 

 Tinh thần đoàn kết anh em, bè bạn, gia dình, xã hội là quý báu, là lớn lao, là sức mạnh của mỗi con người trên thế giới này. Đó chính là lời răn dạy của cha ông với chúng ta. Chúng ta càng thấy yêu quý kho tàng văn học dân gian ấy chừng nào!





 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×