Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý cho 3 đề văn sau (Viết bài tập làm văn số 6)

Mn cho em xin dàn ý của 3 đề này vs ạ chứ ngày mai em thi rùi

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
793
1
0
Bình
25/05/2020 20:21:16
  • Mở bài:

Nhân gian thường nói: “Anh hùng tạo thời thế” quả thật rất đúng đắn. Không những “Thời thế tạo anh hùng” mà người anh hùng cũng có thể gây tạo ra thời thế lập nên chiến công hiển hách, dựng nên đại nghiệp. Đặc biệt là đối với những bậc lãnh đạo anh minh, họ đóng vai trò quyết định đối với vận mệnh của dân tộc, đối với sự tồn vong của đất nước. Thông qua “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn và “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã minh chứng thuyết phục nhận định ấy.

  • Thân bài:
Thế nào là người lãnh đạo anh minh?

Người lãnh đạo anh minh trước hết phải là người có tài năng xuất chúng, đức dộ được mọi người tôn kính. Họ vượt lên trên quần chúng vì có tầm nhìn xa trong rộng, thấu suốt thời cuộc, nắm vững thiên cơ, điều binh, khiển tướng như thần. Bởi thế, người lãnh đạo anh minh xuất thân đã có dũng khí phi thường khiến người người ngưỡng mộ và tôn vinh. Họ luôn là người quyết định và quyết đoán trong công việc và thực hiện một cách quyết liệt, vô cùng mạnh mẽ. Vượt lên trên tất cả, họ hành động vì nhân dân, vì đất nước, vì sự yên bình của giang sơn xã tắc.


Sự lãnh đạo anh minh của Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn:

Trước hết, đối với lịch sử, người lãnh đạo anh minh có vai trò tạo dựng lịch sử đất nước. Khi chiến thắng được ngoại xâm, đất nước hòa bình, Lí Công Uẩn nghĩ đến việc dời đô, mở ra một thời đại mới, đưa đất nước phát triển cường thịnh, một mặt tăng đem lại đời sống ấm no cho muôn dân, một mặt tăng cường sức mạnh quốc gia chống lại âm mưa xâm lược của kẻ thù. Đó là một nhiệm vụ cấp bách. Tuy nhiên, việc dời đô là quốc gia đại sự, nó liên quan đến sự yên định của đất nước, không thể một sớm một chiều mà dời đổi. Một quyết định sai lầm có thể là hiểm họa đẩy đất nước vào con đường diệt vong.

Lí Công Uẩn thấu rõ điều đó, nhưng ông quyết tâm dời đổi là bởi ông đã nhìn thấy cái hạn chế của Hoa Lư không còn phù hợp nữa. Đồng thời, ông cũng nhìn thấy cái thuận lợi của thành Đại La, tương ứng với khát vọng lớn của ông. Cốt lõi ý chí dời đô của Lí Công uẩn chính là ở khát vọng: “chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi”.

Thật sự, khi kinh đô được dời về Đại La, vận thế của đất nước bước sang một thời kì phông thịnh rực rỡ, chứng minh quyết định của Lí Công Uẩn là hoàn toàn đúng đắn, sáng suốt hơn người.

Khi đất nước có giặc ngoại xâm, người lãnh đạo anh minh là người có vai trò khơi dậy và liên kết sức mạnh toàn dân tộc trong trận chiến chống kẻ thù. Có thể nới, họ là người quyết định vận mệnh của dân tộc trong từng khoảnh khắc. Nhìn thấy tướng sĩ ham chơi, lơ là việc quân, đánh mất ý chí, buông bỏ nhiệm vụ, Trần Quốc Tuấn rất đau lòng. Trong khi, quân giặc tàn bạo đang lăm le bờ cõi, sứ giả của chúng kiêu căng ngạo mạn, tham tàn, bạo ngược báo hiệu điều chẳng lành.

Để bảo vệ tổ quốc, lấy lại tôn nghiêm của triều đình, rửa nhục cho dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường kháng chiến tiêu diệt kẻ thù. Bằng “Hịch tướng sĩ”, Trần Quốc Tuấn đã tỏ lòng mình đồng thời nêu cao ý chí, thiết quân luật, tập trung tinh thần và sức mạnh toàn quân tạo nên một thế trận hùng mạnh chưa từng có quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi, lấy lại giang sơn, ai ai cũng nức lòng khen ngợi.

Chính người lãnh đạo anh minh sẽ tạo ra thời thế, bởi họ thấu suốt thời cuộc, thông thạo kim cổ, thời vận, ứng hiểu nhân tâm, nắm được thiên mệnh, nhân khí. Một khi đã thấu rõ họ thường quyết đoán và  hành động quyết liệt, tạo dựng lòng tin tưởng vững chắc vào thắng lợi.

Lí Công Uẩn tỏ lời dự bàn trong “Chiếu dời đô” là để xem lòng dân thế nào, thực sự ông đã kiên quyết hành động và mong muốn được toàn dân ủng hộ mà hết lòng phò trợ.

Trần Quốc Tuấn đâu phải không thể nghiêm trị tướng sĩ, lời tỏ bày thống thiết trong “Hịch tướng sĩ” ấy chẳng phải là lấy cái  tâm đại lượng mà thắng cái sai lầm ích kỉ đó sao. Tự thức tỉnh bản thân mà đem cái chí, cái dũng ra cùng chủ tướng chống giặc. Bởi thế, dù quân ít, lương thảo hạn chế, ta vẫn thắng được kẻ thù.

Người lãnh đạo anh minh luôn tin tưởng vào thế tất thắng của dân tộc và biến niềm tin ấy thành sự thật chứ không phải là giả biện. Thắng lợi của Lí Công Uẩn trong nhiệm vụ canh tân đất nước và Trần Quốc Tuấn trong nhiệm vụ tiêu diệt quân thù là minh chứng rõ ràng nhất cho vai trò của họ đối với vận mệnh dân tộc.

Vượt lên trên tất cả, người lãnh đạo anh minh hành động vì nước, vì dân, vì sự tồn vong của dân tộc. Lí Công uẩn không chọn Kinh Bắc, quê hương ông làm nơi định đô như các vị vua khác mà chọn Đại La là bởi ông đã đã vượt lên cái ích kỉ của người xưa, không vì lợi ích bản thân, dòng tộc mà vì muôn dân, vì đất nước. Trần Quốc Tuấn vượt lên tư thù, dẹp bỏ điều riêng tư, lấy nhân nghĩa quy tụ sức mạnh toàn quân, tướng sĩ một lòng dốc sức trong một nhiệm vụ chống giặc. Bởi thế, họ được người người ủng hộ, tin tưởng, đến nay vẫn còn được ngợi ca.

  • Kết luận:

“Đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” luôn là lý tưởng của dân tộc ta trong mọi thời kì lịch sử. Ở những người lãnh đạo anh minh, tư tưởng ấy càng thêm sáng rõ. Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn xứng đáng là bậc anh hùng của thời đại, là người lãnh đạo anh minh xuất chúng có tầm ảnh hưởng to lớn đến vận mệnh dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Bình
25/05/2020 20:23:03

I. Mở bài

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu : “Học đi đôi với hành”

Khẳng định học và hành có mối quan hệ mật thiết, gắn bó trong học tập và công việc.

II. Thân bài

1. Giải thích từ ngữ

– Học là quá trình tiếp thu, tích lũy tri thức. Chúng ta không chỉ học trong sách vở mà còn được học trong cuộc sống. Học từ nhiều nguồn khác nhau: phương tiện truyền thông, đồng nghiệp, mọi người xung quanh. Học văn hóa và học lễ nghĩa. Học là quá trình vô tận, không giới hạn tuổi tác, phạm vi, đối tượng và lượng kiến thức.

– Hành là mang những kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn để đem lại hiệu quả cao nhất. Hay nói cách khác đó là biến lý thuyết sách vở thành những hành động cụ thể nhằm phục vụ mục đích cá nhân, đóng góp cho xã hội.

2. Mối quan hệ giữa học và hành

Học và hành có mối quan hệ mật thiết, không tách rời, bổ sung và hoàn thiện nhau:

– Nếu học mà không hành thì con người sẽ bị thụ động, khiên cưỡng, cứng nhắc, thiếu kinh nghiệm và không thể lường trước được những tình huống bất ngờ sẽ phát sinh. Từ đó con người dễ bị ảnh hưởng, dể thất bại khi bắt đầu vào môi trường làm việc tập thể. Học mà không hành còn khiến con người ta trì trệ, chủ quan duy ý chí.

– Nếu hành mà không học thì ta sẽ không có nền tảng, không có kiến thức khoa học, không có lý trí đúng đắn để giải quyết những vấn đề phức tạp, dễ mắc sai lầm không đáng có trong công việc, đôi khi lại trở thành kẻ phá hoại. Hơn nữa cũng rất khó để nâng cao khả năng chuyên môn và phát triển bản thân trong cộng đồng

=> Học và hành phải luôn đi đôi với nhau mới có thể tạo ra hiêu suất công việc cao nhất.

3. Tại sao học lại phải di đôi với thực hành?

– Bởi lẽ khi ta có trong tay những kiến thức nền tảng, chúng ta mới có thể áp dụng nó một cách hoàn hảo trên thực tiễn, thậm chí phát triển nó

– Những kiến thức trên sách vở chỉ là những kiến thức mang tính lý thuyết. Nó sẽ chẳng có giá trị gì khi mà nó không được vận dụng.

– Quá trình thực hành sẽ khiến cho những kiến thức được thu nhận trở nên phong phú, sinh động hơn.

– Cuộc sống ngày càngđược công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lao động máy móc. Nếu ta không có kiến thức sẽ không thể đáp ứng nhu cầu lao động ngày càng phức tạp của cuộc sống nhân loại, không thể theo kịp tiến trình phát triển loài người.

4. Ý nghĩa của mối quan hệ này

– Học kết hợp với hành sẽ hoàn thiện bản thân, ví dụ như học sinh học các kiến thức về đạo đức trên lớp, về nhà lễ phép vs ông bà, cha mẹ; ra đường lễ phép với mọi người; biết ơn thầy cô thì sẽ trở thành con ngoan, trò giỏi.

– Học kết hợp với hành giúp chúng ta tự tin, tích cực và chủ động trong công việc và trong học tập, trở thành những người có ích cho xã hội

Ví dụ: Cuộc thi Robocon

– Quá trình thực hành, vận dụng sẽ giúp người học khắc sâu được những kiến thức, kĩ năng đã trau dồi.

– Học đi đôi với hành thúc đẩy cuộc sống cá nhân, cộng đồng phát triển

Ví dụ: sáng chế máy gặt lúa. Máy hơi nước

Người nông dân ứng dụng khoa học kĩ thuật vào canh tác để thu được sản phẩm có chất lượng cao, số lượng lớn. Con người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, nghiên cứu, thử nghiệm.

5. Dẫn chứng

Học đi đôi với hành là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt từ xưa đến nay

– Bác Hồ mang những gì đã học trở về nước giúp dân ta giành lại được độc lập dân tộc

– Ngày nay các cơ sở đào tạo cũng trang bị cấ phòng chức năng, thí nghiệm, cơ sở thực tập để học sinh, sinh viên ứng dụng các kiến thức được trau dồi vào thực tiễn

6. Phê phán

– Vẫn còn nhiều cơ sở giáo dục chưa tiếp cận với phương thức giáo dục mới, vẫn chỉ ưu tiên chú trọng dạy lý thuyết mà ít cho các em được tiếp xúc với thực tiễn khoa học.

– Nhiều gia đinh nhất là nhũng hộ dân cư ở vùng kinh tế, dân trí còn gặp nhiều khó khăn thì lại xem nhẹ việc học tập, giá trị của kiến thức, không khuyến khíc và tạo điều kiện cho con em mình được tiếp nhận nền giáo dục quốc gia.

– Nhiều trường hợp khiên cưỡng, cứng nhắc, lúc nào cũng chú trọng những kiến thức hàn lâm, sách vở, thụ động, ỷ nại vào thầy cô, bạn bè mà không chịu suy nghĩ, tích cực phát biểu quan điểm cá nhân.

7. Liên hệ bản thân

– Không ngừng trau dồi tri thức, cập nhật những kiến thức khoa học mới.

– Không được học tủ, học vẹt

– Chủ động, linh hoạt khi thu nhận kiến thức và áp dụng thực tiễn

– Mang những kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống một cách tích cực, hiệu quả để từ đó rút ra được những kinh nghiệm, bài học cho bản thân.

– Hăng hái tìm hiểu, xây dựng cho bản thân suy nghĩ và định hướng riêng

– Quá trình học và hành không chỉ bó hẹp trong phạm vi sách vở, trường học mà phải vươn ra ngoài cuộc sống, cộng đồng xung quanh.

III. Kết bài

– Không thể xem nhẹ một trong hai mảng giữa học và hành.

– Đây là quan điểm đúng đắn, cần được vận dụng và phát triển lâu dài , tích cực. có như thế chúng ta mới đem lại một kết quả hoàn hảo nhất.

1
0
Bình
25/05/2020 20:24:12
  • Mở bài:

Lê nin từng nói: “Tri thức là sức mạnh. Ai có tri thức người đó có sức mạnh”. Điều đó có nghĩa là tri thức làm nên sức mạnh vô địch của con người. Bởi thế M. Gorki cũng đã từng khẳng định: “Hãy yêu sách, nó là nguồn tri thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” (M.Gorki)

  • Thân bài:

Từ xưa đến nay, con người chúng ta không có cái gì biết mà không ghi lại trong sách hết. Những ghi chép từ đời này sang đời khác đã giúp nhân loại ngày một phát triển hơn. Kiến thức là nguồn sống của chúng ta nghĩa là phải có kiến thức chúng ta mới sinh sống được, có kiên trì học tri thức, có thành công.

Những lợi ích mà sách mang lại cho chúng ta rất nhiều như: giúp con người lao động sáng tạo, làm ra những của cải, vật chất, duy trì cuộc sống, ổn định xã hội, giúp đất nước phát triển hơn nữa. Có hiểu biết mới giúp con người biết tuân thủ luật lệ, tôn trọng lợi ích lẫn nhau, có đạo đức, giúp chúng ta chung sống, hòa đồng lẫn nhau tạo nên một cộng đồng hòa hợp, yêu thương lẫn nhau, thực hiện những hành động tha thứ, khoang dung, gắn bó với nhau. Giúp con người yêu đời hơn, cảm nhận vẻ đẹp cuộc sống. Chính tri thức tao nên những điều tốt đẹp ấy.

Tri thức luôn luôn có ở trong sách. Đọc sách phải thấu hiểu và suy ngẫm về kiến thức có trong sách. Mỗi quyển sách là một thế giới. Hiện nay, có nhiều người chưa nhận ra được giá trị thật sự mà sách đem lại. Thế nên, họ xem thường việc học hành và đọc sách hàng ngày. Những người như thế thường là những người lười biếng và thất bại trong cuộc sống.

Đọc sách nhất định cần phải đúng cách. Sách hay mà đọc không đúng cách thì cũng chẳng ích lợi gì. Đọc sách phải biết lựa chọn sách mà đọc. Sách phải phù hợp với lứa tuổi hay nội dung phải phù hợp với người đọc. Đọc sách cũng cần phải vừa đọc vừa suy ngẫm, không nên đọc vội vàng, đọc nhiều mà chẳng đọng lại bao nhiêu. Như thế là phung phí sức lực và thời gian.

Đọc sách là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích luỹ mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được. Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới. Hãy thường xuyên đọc và suy ngẫm những gì mình vừa đọc, quý trọng, bảo quản cẩn thận những cuốn sách vì nó là nguồn sống của chúng ta.

  • Kết bài:

Nếu muốn thành công thì phải có kiến thức. Muốn có kiến thức thì phải đọc sách. Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Câu nói của M.Gorki thật sâu sắc, có ý nghĩa thúc đẩy việc đọc sách và trân trọng giá trị mà sách mang lại cho chúng ta.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×