LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dàn bài của bài văn lập luận giải thích

Câu1: Dàn bài của bài văn lập luận giải thích?
Câu2: Hãy giải thích lời khuyên của Lê Nin: " Học, học nữa, học mãi"

6 trả lời
Hỏi chi tiết
244
0
0
minh tâm
28/05/2020 20:32:47
A. LẬP DÀN Ý
1.    Mở bài: (Giống kiểu chứng minh).
2.    Thân bài: (Giải thích từng nội dung, khía cạnh của vấn đề bằng cách vận dụng lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu, chính xác theo một trình tự hợp lí).
- Luận điểm 1: (thường là trả lời câu hỏi: Như thế nào? Có ý nghĩa gì?)
+ Luận cứ 1: (Lí lẽ + dẫn chứng)
+ Luận cứ 2: (Lí lẽ + dẫn chứng)
-    Luận điểm 2: (thường là trả lời câu hỏi: Tại sao? Vì sao?
+ Luận cứ 1: (Lí lẽ + dẫn chứng)
+ Luận cứ 2: (Lí lẽ + dẫn chứng)
-    Luận điểm 3: (thường là trả lời câu hỏi: Phải làm gì?
+ Luận cứ 1: (Lí lẽ + dẫn chứng)
+ Luận cứ 2: (Lí lẽ + dẫn chứng)
3. Kết bài:
-    Nhấn mạnh cách hiểu đúng, không thể bác bỏ hay xuyên tạc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
minh tâm
28/05/2020 20:34:01

Câu2: Hãy giải thích lời khuyên của Lê Nin: " Học, học nữa, học mãi"Dàn ý chung

1. Mở bài: giới thiệu lòi khuyên của Lê - Nin “ Học, học nữa, học mãi”

2. Thân bài:

  • Giải thích thế nào là “ Học, học nữa, học mãi”
    • Học: là thúc giục con người bắt đầu học tập, lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức.
    • Học nữa: “ học” đã thúc giục ta bắt đầu học, thì “ học nữa” thúc giục ta tiếp tục học tập, đã học rồi nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục học nữa, học nhiều hơn nữa.
    • Học mãi: học tập là một vấn đề quan trọng, một công việc mãi mãi với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần phải luôn học hỏi và học tập dù là bất kì ai, bất kì chức vụ cao quý nào trong xã hội.
  • Ý nghĩa của việc “ Học, học nữa, học mãi”
    • Học tập là một trong hình thức giúp ta tồn tại và phát triển trong xã hội
    • Xã hội luôn vận động, luôn phát triển và tạo ra những kiến thức mới, những điều mới mẻ nếu không học tập và học hỏi thì chúng ta sẽ bị tụt hậu so với xã hội.
    • Trong cuộc sống thì người tài giỏi không thiếu, nếu ta không học tập thì bạn sẽ kém hơn so với học, và sẽ trở nên vô ích hơn so với học.
  • Nên học tập ở đâu và phương pháp học
    • Chúng ta nên trau dồi kiến thức ở trường lớp, bạn bè, thầy cô và xã hội,….
    • Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường ta cũng có thể học: học trong cuộc sống, học trong sách vở, học trong công việc,….
    • Học bất cứ đâu, bất cứ nơi nào bạn có thể.
  • Nêu những lối học sai lầm
    • Học tủ, học vẹt,….
    • Học vì lợi ích
    • Học vì ép buột

3. Kết bài:

  • Khẳng định việc học là một việc rất bổ ích và quan trọng với mỗi chúng ta.
  • Chúng ta cần phải “Học, học nữa, học mãi” .
0
0
minh tâm
28/05/2020 20:34:12

Con người ai cũng cần phải học .Từ lâu việc học là vấn đề cần thiết , nó đào tạo chúng ta thành người có kiến thức để giúp ích cho cuộc sống văn minh , tiến bộ . Xã hội ngày một đi lên theo thời gian , đất nước ngày càng cần nhiều nhân tài có trình độ cao . hiểu biết rộng xây dựng đất nước phát triển , sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng khuyên dạy . Học không phải là học cho đủ lớp để đi làm mà học còn có nghĩa là học mãi đến già , học những cái mình chưa biết .Vị lãnh tụ vĩ đại Lê – nin đã từng khuyên con cháu rằng : “Học , học nữa , học mãi ”. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa sâu xa trong câu nói đó của ông .

Học là gì ? Học là tìm hiểu , khám phá những điều mình chưa biết , tích lũy kiến thức , rèn luyện bản thân để tăng hiểu biết , trình dộ về mọi mặt . Học không chỉ trong trường lớp mà chúng ta còn phải học ở ngoài đời . Ngoài học những kiến thức văn hóa mà chúng ta còn phải học cách làm người . Học rất đa dạng , học ở khắp mọi nơi , học bất kì lúc nào . Học nữa là học thêm tới mức cao hơn nữa , học hết trình độ này đến trình độ khác , học từ thấp tới cao . Như những người đã đi làm cần phải học thêm cao học , tiến sĩ , …Thế nào là học mãi . Học mãi có nghĩa là học liên tục , học đến suốt đời , học cả khi về già . Câu : “Học , học nữa , học mãi ” khuyên ta phải dốc hết sức mình vào việc học . Luôn luôn học hỏi những diều chưa biết để mở rộng thêm con đường dẫn đến thành công .

Tại sao phải học ? Trên dời , ai cũng phải học , ngay cả tổng thống hay người hành khất đều phải được giáo dục từ nhỏ . Trường học nào cũng dạy học sinh : “Tiên học lễ ,hậu học văn”. Học lễ phép , cách cư xử với xã hội , đạo đức . Từ nhỏ , chúng ta đã học đi , học nói , học gói , học mở . Còn khi đã đến tuổi đi học , chúng ta học thêm văn hóa . Môn học nào cũng vậy , ta phải học từ cái cơ bản nhất đến nâng cao . Bác Hồ đã dạy chúng ta rằng :" Người có tài mà không có đức là người vô dụng. Người có đức mà không có tài làm gì cũng khó"Nếu như ta học được đức tình tốt của mọi người mà không đến trường để trau dồi kiến thức thì không thể làm được việc gì lớn lao giúp ích cho xã hội . Như chúng ta muốn sang nước ngoài làm việc mà không biết tiếng Anh thì không thể nói chuyện để hiểu ý nhau được . Còn những người có hiểu biết cao mà không có nhân đức thì không giúp ích được gì cho đời . Họ chỉ biết làm giàu cho bản thân mình , bất chấp lời chê trách , phê phán của mọi người. Từ thời xưa đến nay , đất nước ta đã có biết bao nhiêu nhân tài , gương hiếu học đáng được khâm phục . Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển trên đà hiện đại hóa của thế giới . Giờ đây, con nguời phát minh ra nhiều vật dụng , khám phá ra nhiều điều bí ẩn mà xưa nay nhân dân chỉ có thể giải thích hiện tượng đó qua những chuyện cổ tích . Vì thế , chúng ta cần phải trau dồi thêm kiến thức để theo kịp thời đại , không lạc hậu để mọi người không xe thường mình . Việc học không tùy vào tuổi tác , công danh mà tùy vào sự cầu tiến , muốn làm giàu kho tàng kiến thức của mỗi người . Nhà bác học Dariwin đã nói với con trai của ông rằng : ‘ Bác học không có nghĩa là ngừng học ”.

Làm sao để luôn có ý chí trong học tập ? Chúng ta phải xác định mục đích học , ước mơ trong tương lai , ….để cố gắng đạt được ước mơ , nghề nghiệp mình yêu thích . Học không những giúp ích cho đất nước mà còn giúp ích cho bản thân chúng ta . Học để làm việc , kiếm sống cho bản thân mỗi người . Khi chúng ta đã xác định mục đích học tập thì bằng mọi giá chúng ta phải thành công dù có thất bại bao nhiêu lần đi chăng nữa . Kẻ thất bại là kẻ không dám thực hiện ước mơ của mình . Làm việc gì cũng phải có niềm đam mê , lòng nghị lực , quyết tâm thành công thì chúng ta mới làm nên những việc lớn . Anh Nguyễn Đôn Phú Lộc là một gương điển hình đáng để mọi gười noi theo . Anh vẫn tiếp tục đến trường , mỉm cười với mọi người mặc cho căn bệnh ung thư xương dày vò thể xác anh . Nhưng tinh thần và lòng nghị lực cao đã chiến thắng những nỗi đau về thể xác của anh . Thầy cô , bạn bè trong trường ai cũng yêu quý , nể phục anh . Học phải học từ từ không nên gấp vội . Trong lớp phải nghe cô giảng bài kĩ và về nhà phải học thuộc bài để áp dụng , thực hành vào thực tế .Khi đọc sách phải đọc kĩ từng câu chữ rồi xem qua một lượt . Đọc phần nào thấu triệt phần ấy . Học cũng như ăn cơm , cần phải nhai kỹ trước khi nuốt mới có lợi cho thân thể . Học tập phải kết hợp với suy nghĩ . Học tập gồm hai phương diện : lí thuyết, thực hành . Học lí thuyết mà không suy nghĩ tất hồ đồ không rõ . Còn thực hành không suy nghĩ tất thực hành không đúng . Trái lại , chỉ suy nghĩ mà không học tập và thực hành thì trống rỗng chẳng tăng trưởng được chút bản lĩnh nào . Ngoài ra , cần phải đọc thêm nhiều tài liệu , báo chí để mở mang thêm kiến thức của mình .

Tóm lại, lời khuyên của vị lãnh tụ Lê –nin có ý nghĩa rất sâu xa nhằm khuyên nhủ mọi người phải học mãi cả đời . Bản thân mỗi người phải cố gắng hết sức để xây dựng dất nước ngày càng đi lên trên nền kinh tế phát triển . Chúng ta hãy làm theo mong ước của Bác Hồ là : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không ? Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cừơng quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công họ tập của các em

0
0
minh tâm
28/05/2020 20:34:24
Chúng ta sinh ra vốn đều là một con số không tròn trĩnh, nhờ quá trình học tập và tiếp thu những kinh nghiệm đời sống mà mở mang trí thức và tầm hiểu biết. Bởi vậy, việc học đóng vai trò rất quan trọng, học không phải ngày một, ngày hai, không phải trong phút chốc mà là học cả đời, học mãi mãi, như V. Lenin từng nhận định: "Học, học nữa, học mãi".
 
Để hiểu rõ hơn câu nói của Lênin, ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của nó nhé. “Học” là việc thu nhận những kiến thức về khoa học, lịch sử, địa lý, văn học,...vào bản thân để nâng cao nhận thức. Học tập ở mọi nơi, học ở trường, trong gia đình và ngoài xã hội. Học không chỉ trên lí thuyết mà còn phải biết vận dụng và đời sống. Phải biết trau dồi và rèn luyện kỹ năng, đúc rút những giá trị sống cho bản thân để ngày càng hoàn thiện mình hơn. "Học nữa" là phải học liên tục, học từ cái đơn giản đến phức tạp, nó được xem như một quá trình vậy, phải không ngừng nâng cao trí thức của mình, từ thấp đến cao. "Học mãi" nghĩa là quá trình học ấy sẽ không có hồi kết mà phải luôn luôn nghiên cứu luôn luôn đổi mới cập nhật những kiến thức để phát triển bản thân. Học mãi mãi học tập suốt đời, học không ngừng nghỉ, học ở mọi nơi. Câu nói của Lê-nin khuyên chúng ta phải siêng năng, chăm chỉ học tập, phải không ngừng tiếp thu tri thức của nhân loại để có cho mình vốn học thức sâu rộng và uyên thâm góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước và quê hương văn minh giàu đẹp.
 
Thật vậy, sự học là rất cần thiết. Nguồn trí thức thì sâu rộng như biển lớn, sự hiểu biết của con người thì hữu hạn, như một giọt nước giữa đại dương, như một hạt cát giữa sa mạc. Bởi vậy, mà chúng ta cần phải học tập, thông qua học tập chúng ta mới hiểu biết hơn, mới thoả những sự tò mò và sức sáng tạo của mình. Người ham học là người không bao giờ thỏa mãn với những gì mình biết, phải thắc mắc, tìm tòi, lý giải những cái mới, những cái khó để nâng cao hiểu biết của bản thân. Việc học không phân biệt độ tuổi, trình độ hay ngành nghề, mọi công dân đều có nghĩa vụ và trách nhiệm phải học. Dù là khi còn nhỏ hay đã về già, tuổi tác hay thời gian không thể làm ngăn trở việc học. Dù chỉ còn một ngày để sống thì sự học ấy vẫn phải tiếp tục diễn ra.
 
Chăm chỉ học tập giúp chúng ta mở mang trí thức, tự tin vào bản thân hơn. Học nhiều, hiểu biết nhiều sẽ làm được nhiều việc có ích, năng cao thu nhập, giúp đỡ những người học kém hơn mình. Việc học giúp chúng ta chạm đến những ước mơ mà từ nhỏ từng ấp ủ, giúp ta giải quyết những vấn đề đặt ra một cách logic và hiệu quả hơn nhiều. Học càng cao, càng giỏi giang ta càng khẳng định được chính mình trong các mối quan hệ xã hội, tạo sự tin tưởng và làm nền cho tương lai. Từ đó,ta có thể nghiên cứu sâu rộng rộng hơn, đưa nền giáo dục nước nhà sánh ngang với thế giới, năm châu.
 
Thực tế chứng minh, càng ham học càng dễ thành tài. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng bôn ba qua nhiều nước, trải qua nhiều nghề cùng với sự chăm chỉ tôi luyện mà có vốn học thức sâu rộng, tài ba, thành thạo nhiều thứ tiếng khác nhau. Mạc Đĩnh Chi con nhà nghèo, ngày học lỏm ở trường, đêm về bắt đom đóm lấy ánh sáng học, mà thành tài. Anh Lê Vũ Hoàng ở Quảng Bình mẹ bị bệnh nặng, nhà lại nghèo không có tiền chữa chạy, nhưng bằng sự nỗ lực, phấn đấu học tập cùng khao khát chiến thắng đã giúp anh đến được đỉnh vinh quang của vòng nguyệt quế. Và còn nhiều nhiều những tấm gương khác trong đời sống bằng quá trình rèn luyện và học hành mà thành.
 
Khiêm tốn học hỏi mọi nơi dù ở đâu, làm gì bởi kiến thức có ở quanh ta. Vì vậy hãy hành động và kết tinh cho mình những tri thức tuyệt vời của nhân loại. Câu nói của Lê-nin mang nhiều giá trị, soi rọi, dẫn lối cho mỗi chúng em bước tiếp những bước tiến trên con đường học vấn của mình để thành công, trước hết là cho chính mình, sau nữa là mang vinh quang về cho gia đình, quê hương đất nước. Hiện nay, có một số bạn vì lười biếng, chơi bời, cùng những cám dỗ mà các bạn trẻ tốn thời gian, hoang phí vào những thứ vô bổ, tụ tập ăn chơi, phí hoài tuổi thanh xuân. Bỏ bê việc học tập, không quan tâm đến trường lớp, bạn bè, thầy cô, điều đó thật sự rất tai hại.
 
Chúng ta, mỗi người hãy ý thức được việc học là cho chính mình, phải phấn đấu mỗi ngày, học ngừng nghỉ, học cả kiến thức và trau dồi cả những tình cảm tốt đẹp cho bản thân để phát triển toàn diện, ngày càng hoàn thiện mình hơn. Nhưng ta cũng cần tinh chọn để học hỏi những điều hay, lẽ phải, những tinh hoa, cái đẹp, tránh xa những cái xấu, những cám dỗ của đời sống.
 
Câu nói của Lê-nin như một nguồn ánh sáng có ý nghĩa lớn lao mang tính thời đại mà mỗi thế hệ cần phải học tập.
0
0
minh tâm
28/05/2020 20:34:37

Lênin là nhà cách mạng kiệt xuất của nhân loại. Tên tuổi của Người gắn liền với cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Bên cạnh đó, đối với nhiều thế hệ người Việt Nam, tên tuổi Lênin đã trở thành thân thuộc với câu châm ngôn nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.

Khái niệm “học” mà Lê-nin sử dụng ở đây có thể hiểu theo những cách khác nhau, tùy theo mức độ rộng hay hẹp trong ý nghĩa.

Theo nghĩa hẹp: học là hoạt động thu nhận và tái hiện tri thức của học sinh dưới sự hướng dẫn và truyền đạt của thầy giáo trong nhà trường. Hoạt động học như thế gắn liền với một giai đoạn cụ thể trong cuộc đời: lứa tuổi thanh thiếu niên, gắn liền với một không gian xác định: nhà trường.

Theo nghĩa rộng: Hoạt động học diễn ra ở mọi nơi mọi lúc, trong suốt cuộc đời một con người. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi cuộc đời là “trường đời”. đây là mái trường mở ra theo bước chân của con người trên mọi nẻo đường đời, ở mọi lứa tuổi. Theo ý nghĩa này, Gorki đã gọi cuộc đời là “trường đại học của tôi”. Và đây cũng là ý nghĩa chính trong khái niệm học của Lê-nin. Bản thân cuộc đời Lênin là một minh chứng cho quan niệm này. Qua trường đời, Lê-nin thu nhận tri thức để trở thành nhà trường có kiến thức sâu rộng. Qua trường đời, Lê-nin “học làm cách mạng" rồi trở thành nhà cách mạng vĩ đại. Tri thức của nhà trường theo nghĩa hẹp dù phong phú, toàn diện đến đâu cũng có giới hạn. Tri thức của tnrờng đời mới là nguồn tri thức rộng lớn, phong phú. Trong trường đời mọi sự kiện, mọi lĩnh vực đời sống là trang sách. Mọi người quanh ta đều là thầy ta. Người ta phải học tất thảy mọi điều dù là nhỏ nhặt nhất như câu tục ngữ đã tổng kết: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

Với cách hiểu trên, hoại động học là rất cần thiết. Nhờ học mà xã hội loài người luôn phát triển. Thế hệ sau kế thừa những thành tựu của thế hệ trước để từ đó tạo lập nên những thành tựu mới. Lí giải về sự thành công của mình, nhà bác học Niutơn đã nói một cách hõm hỉnh: Tôi đã đứng trên vai người khổng lồ. “Người khổng lồ” ở đây lá một cách nói hình tượng về những tri thức đã được nhà bác học tiếp thu qua nhưng hoạt động học tập của mình.

Nghĩa gốc của từ “học” trong tiếng Nga mà Lênin sử dụng chỉ hoạt động diễn ra trong một quá trình kéo dài. Người lặp lại từ này ba lần chính là để nhàn mạnh tính thường xuyên, liên tục, không ngừng của hoạt động học. Có điều đó là bởi tri thức trong trường đời là vô hạn. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau và luôn luôn được bổ sung, phát triển. Đây chính là lí do để chúng ta phải “học nữa, học mãi”. Ngừng học tập cũng tức là chúng ta đặt mình ra khỏi vòng quay của cuộc sống đang không ngừng đổi thay, phát triển.

Nhưng “học nữa, học mãi” không có nghĩa là học tràn lan mọi lĩnh vực, học không có trọng điểm kiến thức. Bên cạnh việc học toàn diện, chúng ta còn phải biết hướng sự học vào giải quyết những mục tiêu cụ thể trong cuộc sống. Mục đích của học không phải chỉ để tiếp thu tri thức mà còn phải vận dụng tri thức đó vào thực tế cuộc sống, để đạt tới những thành tựu có ý nghĩa, để tạo ra tri thức mới. Học như thơ mới đem lại sự say mê và bổ ích. Đây là động lực để hoạt động học gắn bó với con người trong cuộc đời của mình.

Chúng ta đang sống trong một xã hội được mệnh danh là “xã hội tri thức”, “xã hội thông tin”: Hơn bao giờ hết, phương châm “Học, học nữa, học mãi” của Lênin thật sự trở nên thiết yếu với mỗi con người. Sự giàu có đích thực của mỗi con người, mỗi quốc gia ngày nay là sự giàu có tri thức. Chỉ có phát triển tri thức mới đưa đất nước “sánh vai các cường quốc năm châu” như mong ước của Bác Hồ vĩ đại.

Câu châm ngôn “Học, học nữa, học mãi” của Lê nin thật giản dị nhưng lại hàm chứa một chiều sâu trí tuệ. Đất nước đang đứng trước những vận hội mới. Thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam vì thế phải khắc sâu lời nhắc nhở của Lênin và biến nó trở thành hiện thực bằng những hoạt động cụ thể của mình.

0
0
minh tâm
28/05/2020 20:34:59
1. Mở bài: giới thiệu vấn đề “Học, học nữa, học mãi”

Đối với mỗi con người chúng ta, việc học tập là vô cùng cần thiết và quan trọng. học để chúng ta lĩnh hội kiến thức và phục vụ cho công việc, cho cuộc sống sau này. Chính vì thế mà việc học là một việc mỗi con người chúng ta đều phải học. nhưng học như thế nào cho đúng, cho hiệu quả thì ai có thể làm được. nhà triết học Lê- Nin đã có một câu nói về cách học mà chúng ta cần phải học hỏi, đó là "Học, học nữa, học mãi”. Để biết rõ hơn về câu nói này, ta cùng đi tìm hiểu thế nào là "Học, học nữa, học mãi”

 

2. Thân bài: giải thích câu học học nữa học mãi

a. Giải thích thế nào là “Học, học nữa, học mãi”

– Học: là thúc giục con người bắt đầu học tập, lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức.

– Học nữa: "học” đã thúc giục ta bắt đầu học, thì "học nữa” thúc giục ta tiếp tục học tập, đã học rồi nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục học nữa, học nhiều hơn nữa.

– Học mãi: học tập là một vấn đề quan trọng, một công việc mãi mãi với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần phải luôn học hỏi và học tập dù là bất kì ai, bất kì chức vụ cao quý nào trong xã hội.

b. Ý nghĩa của việc "Học, học nữa, học mãi”

– Học tập là một trong hình thức giúp ta tồn tại và phát triển trong xã hội

– Xã hội luôn vận động, luôn phát triển và tạo ra những kiến thức mới, những điều mới mẻ. nếu không học tập và học hỏi thì chúng ta sẽ bị tụt hậu so với xã hội.

– Trong cuộc sống thì người tài giỏi không thiếu, nếu ta không học tập thì bạn sẽ kém hơn so với học, và sẽ trở nên vô ích hơn so với học.

c. Nên học tập ở đâu và phương pháp học

– Chúng ta nên trau dồi kiến thức ở trường lớp, bạn bè, thầy cô và xã hội,….

– Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường ta cũng có thể học: học trong cuộc sống, học trong sách vở, học trong công việc,….

– Học bất cứ đâu, bất cứ nơi nào bạn có thể.

d. Nêu những lối học sai lầm

– Học tủ, học vẹt,….

– Học vì lợi ích

– Học vì ép buộc


3. Kết bài: nêu cảm nghĩ về "Học, học nữa, học mãi”

Việc học là một việc rất bổ ích và quan trọng với mỗi chúng ta. Nhờ vào học tập mà ta có công việc, có chỗ đứng trong xã hội, có được niềm tin yêu của mọi người. Câu nói của Lê- Nin khuyên ta nên học ở mọi lúc, mọi nơi đâu có thể. Chính vì thế hãy "Học, học nữa, học mãi” .

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư