Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về một tác phẩm văn học

2 trả lời
Hỏi chi tiết
30.901
169
61
Trinh Le
26/12/2016 14:18:41
"Ngô Tất Tố (1894-1954) là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954. Ngô Tất Tố sinh năm 1893 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội). Ông là con thứ hai, nhưng là trưởng nam trong một gia đình có bảy anh chị em, ba trai, bốn gái. Lúc còn nhỏ Ngô Tất Tố được thụ hưởng một nền giáo dục Nho học. Từ năm 1898, Ngô Tất Tố được ông nội dạy vỡ lòng chữ Hán ở quê, sau đó ông theo học ở nhiều làng quê trong vùng. Năm 1912, Ngô Tất Tố học tư chữ Pháp một thời gian ngắn và bắt đầu tham dự các kỳ thi truyền thống lúc bấy giờ vẫn còn được triều đình nhà Nguyễn tổ chức. Ông đỗ kỳ sát hạch, nhưng thi hương bị hỏng ở kỳ đệ nhất. Đến năm 1915, ông đỗ đầu kỳ khảo hạch toàn tỉnh Bắc Ninh, nên được gọi là đầu xứ Tố, rồi thi hương lần thứ hai, khoa Ất Mão, cũng là khoa thi hương cuối cùng ở Bắc Kì. Ông qua được kỳ đệ nhất, nhưng bị hỏng ở kỳ đệ nhị"

Tiếp theo là phần thuyết minh: "Tắt đèn là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố (tiểu thuyết, in trên báo Việt nữ năm 1937). Đây là một tác phẩm văn học hiện thực phê phán với nội dung nói về cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ 20 dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Tác phẩm xoanh quanh nhân vật chính là chị Dậu và gia đình – một điển hình của cuộc sống bần cùng hóa do sưu cao thuế nặng mà chế độ thực dân áp đặt lên xã hội Việt Nam. Tác phẩm này đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời. Đỉnh điểm của cơn cùng cực là việc chị Dậu phải bán con, khoai và bán cả bầy chó để lấy tiền nộp sưu thuế cho chồng và cảnh chị Dậu chạy ra giữa màn trời đêm tối đen như mực và như cái tiền đồ của chị.

Tắt đèn đã được đưa vào chương trình giáo dục văn học Việt Nam trong sách Ngữ văn 8, tập một (đoạn trích Tức nước vỡ bờ) và đã được điện ảnh Việt Nam chuyển thể thành một bộ phim. Tắt đèn là một tác phẩm mang tính chất của một luận ngữ phê phán chế độ thực dân nửa phong kiến đương thời của thế kỉ 20, tắt đèn là luận văn mang tính nghệ thuật cao góp phần thúc đẩy quá trình nhận thức của xã hội đương đại, nó đúng là tác phẩm hay nhất đương thời làm cho giới nghệ sĩ luôn khó khăn trong việc đả kích chế độ "tư nhân sở hữu". Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng: "Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nỗi loạn".

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
86
46
Nguyễn Trần Thành ...
03/01/2017 00:04:18

Trong dòng văn học ca ngợi truyền thống yêu nước xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc tới các tác phẩm của Nguyễn Trãi , một anh hùng dân tộc, một con người có nhân cách lớn, nhà tư tưởng vĩ đại được suy tôn là danh nhân văn hóa của nhân loại. Trong đó, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được đánh giá là áng “thiên cổ hùng văn”, luôn được nhiều thế hệ người Việt luôn yêu thích, tự hào.

"Bình Ngô đại cáo" được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết vào khoảng đầu năm 1428 nhằm tổng kết cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược, kể về quá trình kháng chiến gian khổ, hi sinh nhưng thắng lợi vẻ vang, ngợi ca lòng yêu nước, tinh thần nhân nghĩa và tài trí thao lược của quân ta. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại “cáo”- một thể loại văn chính luận tiêu biểu của văn học Trung đại Việt Nam. Nhan đề tác phẩm có‎ ý nghĩa là bài cáo trọng đại tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô(chỉ giặc Minh xâm lược).Bài cáo gồm bốn phần.

Phần đầu tiên, tác giả nêu cao luận đề chính nghĩa của cuộc kháng chiến .Tác giả đã khẳng định nghĩa quân Lam Sơn chiến đấu chống giặc Minh là để nhân dân có cuộc sống yên bình, ấm no, là để diệt trừ thế lực tham tàn,bạo ngược và đó là việc làm nhân nghĩa…


Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”


Sau đó, NT còn khẳng định,nước ta còn là 1 nước độc lập,có chủ quyền,lãnh thổ,phong tục và triều đại riêng:


“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”.


Bằng những lý lẽ chặt chẽ,cho thấy tác giảđã khẳng định nghĩa quân Lam Sơnchống lại giặc Minh là việc làm nhân nghĩa,hợp với lòng dân,hợp với quy luật, đó là chính nghĩa,việc làm đó xuất phát từ tư tưởng yêu nước, thương dân .
Phần thứ hai của bài cáo, tác giả đã vạch trần, tố cáo tội ác dã man của giặc Minh xâm lược. Nhắc đến giặc.Minh chúng ta không thể quên được 1 số câu chất chứa lòng căm phẫn:


“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”

“Dối trời, lừa dân, đủ muôn nghìn kế
Gây binh kết oán, trải hai mươi năm”.


Tác giảđã liệt kê ra 1 loạt tội ác của giặcMinh,chúng không chỉ có âm mưu xâm lược nước ta, mà còn thực hiện nhiều chính sách thuế má phu phen nặng nề,vơ vét sản vật quý hiếm,diệt sản xuất,sự sống,tàn sát dã man…. Dân ta phải lâm vào cảnh khốn cùng.Từ đó,tác giảđã kết tội giặc Minh :


“Độc ác thay,trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay,nước Đông hải không rửa sạch mùi”


Hơn thế nữa,tác giảcòn bày tỏ thái độ phẫn uất trước những tội ác đó :


“Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được?”


Bằng cách lập luận chặt chẽ,lời văn đanh thép và những hình ảnh rất thực có tính khái quát cao,giọng văn linh hoạt.Có thể nói, đoạn 2 này là 1 bảng cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác của g.Minh. Đó chính là thế lực bạo tàn cần phải diệt trừ.
Tiếp đó,ta không thể không tự hào trước quá trình chiến đấu gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa qua đoạn 3. Đầu tiên,tác giảđã kể về buổi đầu khởi nghĩa,quân ta đã gặp rất nhiều khó khăn:


“Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đương mạnh.”


Hay trong lúc thế giặc mạnh thì quân ta binh lực yếu kém,có khi lương thực cạn kiệt,quân ta hiếm hoi nhân tài:


“Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu.”


Thế nhưng,nhờ tài lãnh đạo của Lê Lợi,nghĩa quân Lam Sơnđã đoàn kết mộtlòng,vượt qua khó khăn,tạo được sức mạnh. Đó là người lãnh đạo có quyết tâm cao độ,có chiến lược,chiến thuật phù hợp, đề cao sức mạnh của sự đoàn kết, chú trọng mưu cơ hơn binh lược.


“Thế trận xuất kì,lấy yếu chống mạnh;
Dùng quân mai phục,lấy ít địch nhiều…”


Như vậy,người đọc đã cảm nhận được hình tượng Lê Lợiđó là mộtngười có xuất thân dân dã,nhưng có lòng yêu nước sâu sắc,hết lòng lo lắng tận tâm,suy tính đại sự và đã tìm ra cách chiến thắng giặcMinh,tập hợp được sức mạnh của nhân dânđể làm nên chiến thắng.Có thể nói, đoạn này đã khắc họa được hình tượng người anh húng áo vải mộtcách sinh động,toàn diện.
Sau đó,tác giảđã kể về những chiến thắng oanh liệt của dân ta qua 3 trận đánh:

Thứ nhất,là trận Bồ Đằng-Trà Lân:


“Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,
Miền Trà Lân,trúc chẻ tro bay.”


Thứ hai, là trận Ninh Kiều-Tốt Động:


“Ninh Kiều máu chảy thành sông,tanh trôi vạn dặm;
Tốt Động thây chất đầy nội,nhơ để ngàn năm.”


Cuối cùng là trận Chi Lăng-Mã An cho đến Xương Giang:


“Ngày 18,trận Chi Lăng,Liễu Thăng thất thế,
Ngày 20,trận Mã An,Liễu Thăng cụt đầu,”


Trong 1 loạt câu văn biền ngãu đó, đã thể hiện khí thế khí thế quân ta rõ nhất qua câu:


“Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,
Voi uống nước,nước sông phải cạn.”


Tuy nhiên,ta vẫn thể hiện tinh thần nhân đạo với kẻ thù. Đó là tư tưởng nhân nghĩa đã mang 1 tầm cao mới:


“Tướng giặc bị cầm tù,như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng;
Thần Vũ chẳng giết hại,thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh.”


Thông qua lối viết liệt kê,hình tượng phong phú đa dạng,dùng nhiều động từ mạnh,các tính từ chỉ mức độ tối đa,lối viết thậm xưng,nhạc điệu dồn dập mạnh mẽ,mang đậm chất anh hùng ca.Trong phần kể về quá trình kháng chiến của nghĩa quân Lam Sơn , tác giả đã dùng lối viết tương phản về lực lượng của ta và địch.Quá đó, tác giảđã bày tỏ được niềm tự hào của hãnh diện về những chiến thắng của quân ta và nêu bật sự thất bại thảm hại của quân thù.
Cuối cùng,tác giảđã tuyên bố chiến thắng và khẳng định sự nghiệp chính nghĩa của quân ta đã hoàn toàn thắng lợi.Đến đây,giọng văn của NguyễnTrãiđã nhẹ nhàng hơn,khoan thai .Tg đã tuyên bố nền hoà bình của dân tộcta đã được lập lại, đồng thời cũng rút ra được bài học lịch sủ vàthể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước.


“Xã tắc từ đây vững bền,
Giang sơn từ đây đổi mới.”

“Xa gần bá cáo
Ai nấy đều hay”


Với nghệ thuật chính luận tài tình,cảm hứng trữ tình sâu sắc Bình Ngô đại cáocó sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương được xem là áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộcta.Hơn thế nữa, “Bình Ngô đại cáo”-Nguyễn Trãilà bản anh hùng ca,ca ngợi sức mạnh của truyền thống yêu nước,tinh thần độc lập nhân nghĩa tự cường,nêu bật sức mạnh của dân ta trong cuộc khởi nghĩa, đập tan cuộc xâm lăng phi lăng phi nghĩa của giặcMinh,mở ra mộtkỷ nguyên mới của độc lập tự do,hoà bình cho lịch sử.

Sau khi đọc xong bài cáo,ta thấy rõ “Bình Ngô đại cáo” không chỉ là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại văn chính luận của Nguyễn Trãimà ta còn hiểu nhận thực rõ chính lòng yêu nước và tinh thần nhân nghĩa là hai yếu tố quyết định đưa cuộc kháng chiến đến thành công, mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc. Chính ví thế bài cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ haicủa dân tộcta, thể hiện được khát vọng độc lập tự chủ và yêu chuộng hoà bình của toàn dân ta.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k