Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong bài thơ "Ánh trăng" tại sao tác giả lại "giật mình", đã làm người vô tình mà lại "giật mình" trước "ánh trăng im phăng phắc"

Trong bài thơ "Ánh trăng" tại sao tác giả lại "giật mình",đã làm người vô tình mà lại "giật mình" trước "ánh trăng im phăng phắc"

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.374
3
0
Vương Minh Quân
20/06/2020 15:57:43
+5đ tặng

Bài thơ Ánh trăng là một trong những tác phẩm nổi bậc của Nguyễn Duy giai đoạn sau chiến tranh. Thông qua hình tượng nghệ thuật “Ánh trăng” và cảm xúc của nhà thơ, bài thơ đã diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa. Cái “giật mình” ở cuối bài thơ là tiếng vọng của lương tâm, sự thức tỉnh linh hồn con người trước quá khứ nghĩa tình, thủy chung.

Trăng vốn gắn bó với con người từ lúc bé thơ ở đồng quê, cho đến khi lên rừng chiến đấu. Thế nhưng, “từ hồi lên thành phố”, con người đã vô tình lãng quên. Sự cố mất điện tạo ra duyên cớ để con người hội ngộ với người bạn năm xưa. Khi “vội bật tung của sổ”, con người bất ngờ đối mặt với vầng trăng, một cố nhân năm nào. Ngay lúc “ngửa mặt lên nhìn mặt”, sau chuỗi dài cảm xúc, bất giác nhà thơ nhận ra những đổi thay của mình, thảng thốt “giật mình” hối hận, tiếc nuối khi thấy mình đã bội bạc, vô tình với quá khứ:

“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình” .

Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung và nhân hậu. Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái “im phăng phắc” của vầng trăng đã đánh thức lương tâm con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Tác giả “giật mình” để tự nhắc nhở mình hãy biết sống tình nghĩa, thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Có thể thấy, cái “giật mình” trong đoạn thơ là cảm giác và phản xạ tâm lý có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình. Cái “giật mình” ấy chính là của sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay trong cách sống. Cái “giật mình” cũng là sự tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên. “Giật mình” để thức tỉnh, bừng tỉnh, nhìn lại những hạn chế của chính bản thân mình, từ đó vươn lên hoàn thiện nhân cách.

Như vậy, con người “giật mình” trước ánh trăng chính là sự bừng tỉnh của nhân cách, sự thức tỉnh của lương tri, lương năng và lương tâm; là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp và thuần khiết nhất. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp tâm hồn và nhân cách con người. Cái “giật mình” của nhân vật còn có sức lan toả cảm xúc, có thể làm người đọc “giật mình” nhận ra những điều ý nghĩa khác trong cuộc sống.

Bài thơ là một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu, đồng thời củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×