Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chứng minh Chiếu dời đô là kết hợp giữa lý lẽ và tình cảm

4 trả lời
Hỏi chi tiết
1.614
1
0
Hải D
20/06/2020 12:10:19
+5đ tặng
Văn bản Chiếu dời đô có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý và tình. Thật vậy, Lý Công Uẩn là 1 vị vua tài ba, hết lòng vì nước vì dân đã đưa ra chiếu dời đô, là văn bản vừa hợp về lý, vừa hợp về tình công bố ý định dời chuyển kinh đô về thành Đại La (Hà Nội ngày nay) của mình. Đầu tiên, về mặt lý lẽ-lý luận, vua Lý Công Uẩn đã đưa ra những bằng chứng về việc chuyển rời kinh đô của những triều đại phồn thịnh của Trung Hoa (nhà Thương, nhà Chu) và những bằng chứng về hậu quả của việc không chịu rời chuyển kinh đô của nhà Đinh, Lê đó là triều đại không được lâu bền. Từ đây, những bằng chứng được đưa ra để làm tiền đề cho những lý lẽ hợp lý đó là việc chuyển rời kinh đô là để hợp với hoàn cảnh của đất nước, để cho đất nước phát triển và phồn vinh. Ở thời Đinh, nước ta phải đóng đô ở cố đô Hoa Lư để tiện cho việc dựa vào địa hình núi non hiểm trở mà đánh giặc. Còn vào thời Lý Công Uẩn, khi nước nhà được bình yên thì cố đô Hoa Lư sẽ hạn chế khả năng phát triển kinh tế của nước nhà. Chính vì vậy, nhà vua đã đưa ra những lí lẽ đó là chuyển rời kinh đô như vậy là để "tuân theo mệnh trời, hợp với ý dân" vô cùng thuyết phục và thấu tình đạt lý. Tiếp theo, sự hợp tình về lý lẽ còn được thể hiện ở việc nhà vua đưa ra những bằng chứng về địa thế đắc địa và tiềm năng kinh tế to lớn của thành Đại La. Thành Đại La không chí có thế đất đẹp mà còn là nơi đồng bằng, vừa tránh được ngập lụt, vừa phát triển kinh tế nông nghiệp mà cảnh vật cũng vô cùng tươi tốt. Về mặt tình cảm, nhà vua đã bày tỏ nỗi niềm đau xót của mình trước số phận ngắn ngủi của triều đại nhà Đinh và Lê. Hai triều đại không chịu rời chuyển kinh đô khi đã hòa bình khiến cho số phận triều đại ngắn ngủi, trăm họ hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Nhà vua đã thể hiện được những trăn trở, suy tư của mình và tầm nhìn xa trông rộng của mình đối với vận mệnh đất nước. Tóm lại, văn bản Chiếu dời đô là văn bản có sự kết hơp giữa lý và tình vô cùng thuyết phục của 1 vị vua vĩ đại, vì nước thương dân nên đặt nền móng cho sự phát triển hưng thịnh của đất nước sau này mãi mãi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Phonggg
20/06/2020 12:10:48
+4đ tặng
    Trong bài ''Chiếu dời đô'' được vua Lý Công Uẩn dùng những lý lẽ chặt chẽ , những dẫn chứng chân thực để tăng thêm tính thuyết phục cho văn bản . Ở đoạn đầu , khi nói về lý do dời đô , ông đã lấy dẫn chứng cụ thể về các triều đại phong kiến ở Trung Quốc để chứng minh rằng quyết định dời đô là một quyết định đúng đắn và đem lại kết quả tốt đẹp. Sau đó , ông lại lấy dẫn chứng về nhà Đinh ,Lê  đã theo ý riêng của mình , ko dời đổi dẫn đến những kết cục ko tốt , triều đại ngắn ngủi , vận nước ko bền vững . Nhà vua đã cảm thấy đau xót , tình cảm được bộc lộ trực tiếp qua câu văn . Ở đoạn tiếp theo , ông đã nêu đầy đủ các dẫn chứng về lịch sử , về địa lí vị trí , về văn hóa xã hội , đẻ khẳng định thành đại la có đủ mọi điều kiện về mọi mặt để trở thành kinh đô của đất nc , Điều này thể hiện tầm nhìn sáng suốt của vua lý Công Uẩn về một đất nước hùng cường , an thịnh  . Đoạn cuối , sau khi kđ thành đại la là một nơi thik hợp để đóng đô , nhà vua đã bày tỏ khát vọng của mình về vc dời đô :''Các khanh nghĩ thế nào ?'' , đây là một câu hỏi , một lời đối thoại , một sự bày tỏ suy nghĩ của nhà vua vs các quần thần . Cách nói như giúp cho ý nguyện riêng của vua với thành ý nguyện chung của các quần thần . Bài chiếu đã rất thành công kết hợp sử dụng yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận , sự kết hợp hài hòa làm nổi bật ý nghĩa của văn bản , làm tăng sự thuyết phục của văn bản để ng đọc dễ tiếp nhận và đồng tình .
2
0
Hải D
20/06/2020 12:10:49
+3đ tặng

Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn vì đã kết hợp được cả lí và tình:

- Về lí, bài chiếu có một trình tự lập luận chặt chẽ: "Trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô và đã đem lại kết quả tốt đẹp. Người xưa đã vâng theo mệnh trời, việc dời đô là hợp lòng dân. Soi vào thực tế, hai triều đại Đinh, Lê không chịu dời đô nên hậu quả là triều đại ngắn ngủi, đất nước không phát triển, người dân khốn cùng". Từ đây đi tới kết luận: "Khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để dời dô. Đây là nơi thuận lợi nhiều mặt: địa lí, chính trị, văn hóa...".

- Về tình, bài chiếu được viết bằng một tình cảm chân thành. Lí Công uẩn không đưa ra mệnh lệnh mà đặt câu hỏi: "Các khanh nghĩ thế nào?". Câu hỏi có tính chất tâm tình, như là một sự trao đổi, bàn bạc, đối thoại. Bằng cách này, ông đã tạo được sự đồng cảm giữa vua và thần dân.

2
0
Hải D
20/06/2020 12:12:32
+2đ tặng
  • Trình tự lập luận cho việc cần thiết phải dời đô:
    • Nêu sử sách bên Trung Quốc làm tiền đề, làm chỗ dựa cho lý lẽ.
    • Soi tiền đề vào thực tế của hai triều đại Đinh, Lê để chỉ rõ thực tế ấy không còn thích hợp với sự phát triển của đất nước, cần thiết phải dời đô.
    • Đi tới kết luận: Khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm Kinh Đô.
  • Đây là lời ban bố mệnh lệnh nhưng lại có những đoạn bày tỏ nỗi lòng, có những lời như đối thoại, trao đổi. Ví như "Trẫm rất đau xót về việc đó", đặc biệt là hai câu cuối bài chiếu tại tính chất đối thoại và trao đổi chứ không phải là tính chất đơn thoại, một chiều của người trên ban bố cho kẻ dưới. Và vì thế, lời văn tạo nên sự đồng cảm sâu sắc giữa mệnh lệnh của vua với thần dân, ai ai cũng xúc động.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư