Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Học để làm gì? Cứ như những câu trả lời của các học giả xưa nay thì có đáp án vắn tắt mà có thể bao quát được toàn thể và công dụng sự học là: Học để làm người.
Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc học, quả thật “học” là một việc nan giải nhất của cuộc đời ta. Mỗi người ở một vị trí khác nhau có những suy nghĩ về việc học hoàn toàn khác nhau. Giá như những suy nghĩ trên là suy nghĩ của một người đã trưởng thành thì dưới đây lại là suy nghĩ của một người đã “xế chiều” mà tôi từng đọc được trên một trang báo mạng: Cái mục đích chân chính của sự học là thế đó. Học như thế mới mong bổ ích cho đời, làm được một phần việc trong xã hội. Trái lại, nếu cắp sách đến trường mà trong não đã mơ tưởng đến chức kia hàm nọ, thấy người xuống ngựa lên xe, mà cũng ao ước cho được cửa cao nhà rộng, thì cái bả hư vinh, cái mồi phú quý ấy chắc không chắc không sao nhắc ta lên cái địa vị làm một người chân chính ở đời được. Vậy ai muốn khỏi cái tiếng hư sinh thì cần phải “học để làm người”; mà học để làm người không phải cắp sách đến trường và thi đỗ bằng này bằng nọ, nhưng chính là noi gương kim cổ mà học theo, làm cho hết nghĩa vụ một người đối với nhân quần xã hội vậy.
Nếu như một người đã đứng tuổi suy nghĩ về việc học sau khi đã có nhiều kinh nghiệm từng trải trong cuộc đời mình thì một học sinh, đang ngồi trên ghế nhà trường lại có một suy nghĩ hoàn toàn khác. Đó là sự trăn trở, lo lắng cho tương lai của mình sau này, sự trăn trở về công việc cho tương lai, vì không thể xác định được tương lai của mình nằm ở đâu.
Nhiều khi việc học, việc lo lắng cho tương lai của những người trẻ vẫn là mông lung lắm, đôi khi không biết bắt đầu từ đâu cho cái sự học của mình. Nếu bạn đã từng đọc Oxford thương yêu thì bạn đã nhận ra một điều, đôi khi cái “sự học” của người Việt Nam nhận được một cái nhìn phiến diện từ những đất nước khác. Điều làm tôi ấn tượng là việc học và những suy nghĩ về việc học tập của người Việt hiện nay. Thật là khó chịu nếu bị một người nói thẳng vào mặt là phát triển không có nhiều cơ hội hoàn thành khóa học; rằng người Việt mình không được dạy cách học và làm việc khoa học, có hiệu quả; rằng thực ra niềm tự hào của chúng ta chẳng là gì cả. Nhưng thực sự thì đó là sự thật, đó cũng là vấn đề của nền giáo dục nước nhà, mình không có đủ trình độ để đưa ra nhận xét hay giải quyết, nhưng vấn đề là sinh viên của Việt Nam tuy thông minh nhưng không có cách học hiệ quả. Fernando đã nói với Kim rằng học sinh ở Anh được cách sắp xếp thời gian biểu và học tập hiệu quả nhất, còn cô gái Việt Nam này phải đến cao học mới bắt đầu. Đây thực sự là vấn đề nghiêm trọng. Rất nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam không biết cách làm thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Có nên chăng dành hẳn một môn học cho những học sinh tiểu học về cách phân chia thời gian biểu và sử dụng tốt chúng thay vì bắt ép các em tham gia những lớp học thêm và bị nhồi nhét một cách không cần thiết?
Một điều nhức nhối nữa là người Việt mình bị bệnh thành tích, mọi người chỉ quan tâm mình được bao nhiêu điểm, quan tâm con mình có được học sinh giỏi không, và mọi người xung quanh nhìn mình hay con mình ngưỡng mộ như thế nào. Để làm cái gì? Nếu như khả năng thực sự của học sinh không đúng như bằng cấp hay điểm số phản ánh. Cái mà người phương Tây coi trọng là kiến thức trong đầu và khả năng thực sự trong khi cái mà chúng ta quan tâm chỉ có thành tích, thành tích, thành tích. Và chúng ta cứ lôi cái bốn ngàn năm văn hiến ra để tự hào với nhau. Trong các buổi gặp mặt ngoại giao, có ai thẳng thừng nói đã đến lúc nhìn thẳng vào sự thật, rằng bây giờ không phải lúc, không phải lúc để ôm mãi những chiến thắng của quá khứ. Ghi nhớ lịch sử là một điều quan trọng nhưng quan trọng hơn là phải làm sao để ngay cả những người dân sống ở các nước phát triển tôn trọng và đánh giá cao người Việt Nam.
Sinh viên Việt Nam đi du học có thể dễ dàng làm quen với nếp sống, cách học tập và làm việc ở nước ngoài, và khi về nước họ được đánh giá cao bởi tác phong, kinh nghiệm và những kiến thức thực sự, trừ những trường hợp ngoại lệ, nhưng đó chỉ là một con số vô cùng nhỏ xét trên hàng triệu người dân Việt. Bắt đầu từ đâu? Ngẫm lại thì việc học của người Việt ta quả thật vẫn còn là một vấn đề quá nan giải, vẫn là một bài toán còn bỏ ngỏ mà không biết đến bao giờ mới được đáp số chính xác.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |