Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày những thuận lợi của địa hình đến sự phát triển kinh tế của Thanh Hóa


trình bày những thuận lợi của địa hình đến sự phái triển kinh tế của thanh Hóa
 

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.449
3
0
I love Handsome
21/06/2020 21:02:07
+5đ tặng

Địa hình Thanh Hoá khá phức tạp, chia cắt nhiều và thấp dần theo hướng Tây - Đông. Từ phía Tây sang phía Đông có các dải địa hình núi, trung du, đồng bằng và ven biển. Trong tổng diện tích 11.129,48 km2 thì địa hình núi, trung du chiếm 73,3% ; đồng bằng 16% và vùng ven biển 10,7%.

    Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

    (?)
    Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
    Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
    Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
    Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
    2
    0
    Ngô D Dương
    21/06/2020 21:02:37
    +4đ tặng
    Địa hình, địa mạo

    Nghiêng từ tây bắc xuống đông nam: phía tây bắc, những đồi núi cao trên 1.000 m đến 1.500 m thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía đông nam. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh; tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, tài nguyên phong phú.


    Địa mạo Thanh Hóa trong mối quan hệ với Tây Bắc Bộ
    Vùng miền núi, trung du

    Miền núi và trung du chiếm phần lớn diện tích của Thanh Hóa bao gồm 11 huyện: Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy và Thạch Thành chiếm 2/3 diện tích của tỉnh.. Riêng miền đồi trung du chiếm một diện tích hẹp và bị xé lẻ, không liên tục, không rõ nét như ở Bắc Bộ. Do đó nhiều nhà nghiên cứu đã không tách miền đồi trung du của Thanh Hóa thành một bộ phận địa hình riêng biệt mà coi các đồi núi thấp là một phần không tách rời của miền núi nói chung.

    Vùng đồi thấp phía Đông đất đai màu mỡ, có quốc lộ 15 chạy từ bắc xuống nam, có quốc lộ 45, 47 và 217 nối với tỉnh lỵ Thanh Hóa.

    Vùng đồi núi phía tây có khí hậu mát, lượng mưa lớn nên có nguồn lâm sản dồi dào, lại có tiềm năng thủy điện lớn, trong đó sông Chu và các phụ lưu có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các nhà máy thủy điện. Các quốc lộ 45, 47, 217 nối vùng này với vùng đồi thấp phía Đông và đồng bằng.

    Miền đồi núi phía Nam chủ yếu là đồi núi thấp. Đất đai ở đây màu mỡ, thuận lợi trong việc phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây đặc sản và có Vườn quốc gia Bến En (thuộc hai huyện Như Thanh và Như Xuân), có rừng phát triển tốt, với nhiều gỗ quý, thú quý. Quốc lộ 1A, 15 và đường tỉnh 512 là các trục giao thông chính.

    Vùng đồng bằng

    Vùng đồng bằng của Thanh Hóa (đồng bằng sông Mã) là đồng bằng lớn nhất của miền Trung và thứ ba của cả nước. Đồng bằng Thanh Hóa diện tích bằng 1/2 diện tích của các đồng bằng Trung Bộ cộng lại, tức khoảng 3000 km²[2]. Vùng này bao gồm các địa phương sau: thành phố Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn, các huyện Đông Sơn, Hà Trung, Nông Cống, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Vĩnh Lộc và Yên Định.


    Bãi biển Sầm Sơn

    Đồng bằng Thanh Hóa có đầy đủ tính chất của một đồng bằng châu thổ, do phù sa các hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Hoạt bồi đắp. Điểm đồng bằng thấp nhất so với mực nước biển là 1m.

    Quốc lộ 1A chạy dọc vùng đồng bằng từ bắc xuống nam. Đường sắt Bắc-Nam qua đây với các ga Bỉm Sơn, Đò Lèn, Thanh Hóa, Yên Thái, Minh Khôi và Thị Long.

    Vùng ven biển

    Gồm 6 huyện ,thành phố , thị xã từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, tp.Sầm Sơn, Quảng Xương đến tx.Nghi Sơn, chạy dọc theo bờ biển gồm vùng sình lầy ở Nga Sơn và các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Bạng. Bờ biển dài, tương đối bằng phẳng, có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn, có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc lấn biển, nuôi trồng thủy sản, phân bố các khu dịch vụ, khu công nghiệp, phát triển kinh tế biển (ở Nga Sơn, Nam Sầm Sơn, Nghi Sơn). Hai tuyến đường bộ chính ở đây là quốc lộ 10 ở các huyện phía bắc và quốc lộ 1A, quốc lộ 45, 47 ở phía nam. Đường sắt Bắc Nam đi qua phía Bắc và phía Nam vùng với bốn ga Nghĩa Trang ở Hoằng Hóa và Văn Trai, Khoa Trường, Trường Lâm ở Tĩnh Gia.

    Khí tượng, thủy văn[sửa | sửa mã nguồn]

    Nằm trong vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ, hàng năm có 3 mùa gió:

    1. Gió Bắc (còn gọi là gió bấc): Không khí lạnh từ áp cao Serbia về, qua Trung Quốc thổi vào
    2. Gió Tây Nam: Từ vịnh Bengal qua Thái Lan, Lào thổi vào, gió rất nóng nên gọi là gió Lào hay gió Tây Nam
    3. Gió Đông Nam (còn gọi là gió nồm): thổi từ biển vào đem theo khí mát mẻ.
    • Mùa nóng: Bắt đầu từ cuối mùa xuân đến giữa mùa thu, mùa này nắng, mưa nhiều thường hay có lụt, bão, hạn hán, gặp những ngày có gió Lào nhiệt độ lên tới 39-40 °C
    • Mùa lạnh: Bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau. Mùa này thường hay xuất hiện gió mùa đông bắc, lại mưa ít; đầu mùa thường hanh khô. Lượng nước trung bình hàng năm khoảng 1730–1980 mm, mưa nhiều tập trung vào thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, còn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa chỉ dưới 15%.
    • Nhiệt độ không khí: Tổng tích ôn trung bình hàng năm khoảng 86000C, nhiệt độ trung bình từ 23,3 °C đến 23,6 °C, mùa hè nhiệt độ có ngày cao tuyệt đối đến 40 °C, nhưng mùa đông có ngày nhiệt độ xuống thấp tới 5-6 °C.
    • Độ ẩm không khí: trung bình 80-85%
    • Nắng: hàng năm có khoảng 1700 giờ nắng, tháng nắng nhất là tháng 7, tháng có ít nắng là tháng 2 và tháng 3.
    • Gió: Thành phố Thanh Hóa chỉ cách bờ biển Sầm Sơn 10 km đường chim bay, vì thế nó nằm vào tiểu vùng khí hậu đồng bằng ven biển, chính nhờ có gió biển mà những ngày có gió Lào, thời gian không khí bị hun nóng chỉ xảy ra từ 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa là cùng.
    • Bão: Theo chu kỳ từ 3-5 năm lại xuất hiện một lần từ cấp 9 đến cấp 10, cá biệt có năm cấp 11 đến cấp 12.
    • Thủy văn: Hàng năm sông Mã đổ ra biển một khối lượng nước khá lớn khoảng 17 tỷ m³, ngoài ra vùng biển rộng còn chịu ảnh hưởng của thủy triều, đẩy nước mặn vào, khối nước vùng cửa sông và đồng ruộng ven biển bị nhiễm mặn.
    Tài nguyên thiên nhiên[sửa | sửa mã nguồn]

    Tỉnh Thanh Hóa đa dạng nguồn tài nguyên nhưng nhìn chung nguồn tài nguyên có trữ lượng không lớn, và thường phân bố không tập trung nên rất khó cho việc phát triển công nghiệp khai khoáng, trong tỉnh hiện tại mới chỉ có một số nhà máy đang tiến hành khai thác nguồn tài nguyên, như: nhà máy xi măng Bỉm sơn, xi măng Nghi sơn, phân bón Hàm rồng,... Đa số nguồn tài nguyên đang bị thất thoát do kiểm soát không chặt chẽ. Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa đưa ra năm 2004 thì nguồn tài nguyên của tỉnh như sau:

    • Đá vôi làm xi măng: trữ lượng 370 triệu tấn, chất lượng tốt, phân bố ở các huyện: Quan Hóa, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Bỉm Sơn, Hà Trung.
    • Sét làm xi măng: Trữ lượng 85 triệu tấn, phân bố chủ yếu ở các huyện: Hà Trung, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Tĩnh Gia.
    • Sét làm gạch ngói: Trữ lượng trên 20 triệu khối, chất lượng tốt, phân bố chủ yếu ở các huyện: Thạch Thành, Hà Trung, Thiệu Hóa, Yên Định, Thọ Xuân, Quảng Xương, Tĩnh Gia.
    • Sét cao nhôm: Trữ lượng 5 triệu tấn, làm gạch chịu lửa và gạch ốp lát.
    • Cát xây dựng: Trữ lượng rất lớn, phân bố khắp tỉnh.
    • Đá ốp lát: Trữ lượng 2-3 tỉ khối, chất lượng tốt có nhiều màu sắc đẹp, độ bền cao.
    • Đá bọt: Làm phụ gia xi măng
    • Quặng sắt: Có 5 mỏ đã được thăm dò, trữ lượng 3 triệu tấn.
    • Quặng crom: Trữ lượng 21.898 triệu tấn (đặc biệt cả nước chỉ có ở Triệu Sơn và Ngọc Lặc của Thanh Hóa).
    • Vàng sa khoáng: Tập trung ở Cẩm Thủy, Bá Thước, Thường Xuân.
    • Vàng gốc: Tập trung chủ yếu ở làng Nèo huyện Bá Thước
    • Đá quý, bán quý: Tập trung ở tây nam tỉnh, chưa có điều kiện kiểm chứng, khảo sát.
    • Phốt pho rit: Trữ lượng 1 triệu tấn, chất lượng trung bình.
    • Secpentin: Trữ lượng 15 triệu tấn, chất lượng khá tốt.
    • Đô lô mit: Trữ lượng 4,7 triệu tấn, chất lượng rất tốt.
    • Than đá: Trữ lượng không đáng kể
    • Than bùn: Trữ lượng 2 triệu tấn, là nguyên liệu chính để làm phân bón vi sinh.
    • Nước mặt: Với các sông lớn như sông Mã, sông Chu, sông Hoạt, sông Bưởi, sông Bạng, sông Yên,... Tổng chiều dài là 881 km, với tổng diện tích lưu vực là 39.756 km². Tổng lượng nước ngọt trung bình hằng năm là 19,52 tỷ m³.
    • Muối biển: Nước biển Thanh Hóa có độ mặn cao 2,5-2,8% vào các tháng từ 11 đến tháng 6 năm sau, cao nhất là vào tháng giêng 3,2-3,3%.

    Bạn hỏi - Lazi trả lời

    Bạn muốn biết điều gì?

    GỬI CÂU HỎI
    Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

    Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

    Vui Buồn Bình thường
    ×
    Trợ lý ảo Trợ lý ảo
    ×
    Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
    Gửi câu hỏi
    ×