Qua những chi tiết về bức chân dung tự họa, ta còn thấy hiện lên thấp thoáng cuộc sống vô cùng gian khổ của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang. Anh đã lâm vào cảnh thiếu thốn nghiêm trọng (chuyển trang phục, trang bị bằng vải sang trang phục, trang bị bằng da) phải đối mặt với sự khắc nghiệt của thời tiết (nắng mưa thất thường) các trang bị mà Rô-bin-xơn mang trên người chứng tỏ cuộc sống của Rô-bin-xơn trên đảo hoang rất vất vả, anh vừa phải lao động, chăn nuôi, săn bắn, vừa phải tự bảo vệ mình không chỉ có vậy chân dung tự họa và giọng kể của Rô-bin-xơn còn thể hiện một tinh thần lạc quan bất chấp mọi khó khăn gian khổ.
Khắc họa chân dung của mình, Rô-bin-xơn không lần nào than phiền về sự thiếu thốn, khổ sở. Trái lại cách kể, tả một cách hài hước chân dung của mình đã thể hiện rõ tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn. Chất hài hước, lạc quan được thể hiện rõ nhất ở phần đầu “tôi cứ mỉm cười tưởng tượng” “xin các bạn vui lòng hình dung bộ dạng của tôi” và ở phần mô tả về bộ ria mép, anh hài hước so sánh bộ ria mép như cái mắc treo một bị lạc giữa đảo hoang, sống tách biệt giữa loài người và gặp rất nhiều khó khăn nhưng Rô-bin-xơn vẫn không buông xuôi. Anh đã biết mình khắc phục mọi khó khăn, luôn luôn vượt lên trên mọi hoàn cảnh để làm cho cuộc sống của mình ngày càng tốt hơn. Có thể nói bức chân dung tự họa và lời kể của Rô-bin-xơn đã giúp ta rút ra bài học cho mình về tinh thần vượt khó, lạc quan vươn lên trong cuộc sống.
Qua nhân vật Rô-bin-xơn, nhà văn Đi-phô muốn khẳng đinh một ý tưởng: Bản lĩnh phi thường nhất định phát huy sức mạnh và trí tuệ để cải tạo hoàn cảnh, bắt thiên nhiên phục vụ cuộc sống con người. Trước cảnh ngộ khắc nghiệt, phải biết sống và sống lạc quan.