Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu suy nghĩ của em về quan điểm học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài

5 trả lời
Hỏi chi tiết
1.807
0
0
Thùy Linh
22/06/2020 18:42:16
+5đ tặng

Việt Nam là quốc gia có truyền thống văn hóa hiếu học. Cùng với bao nỗ lực học tập, tìm tòi và khám phá tri thức là những bài học kinh nghiệm về vấn đề học tập được đúc kết qua các câu tục ngữ, châm ngôn. Khi nói về phương pháp học tập hiệu quả, thế hệ ông cha đã thể hiện trong câu tục ngữ “Học đi đôi với hành”.

Câu tục ngữ “Học đi đôi với hành” là lời dạy về phương pháp học tập. “Học” thuộc về giai đoạn học tập lí thuyết còn “hành” là khâu thực hành, thực nghiệm thực tế. Câu nói này ý rằng: Song song với việc chúng ta tiếp thu tri thức thì còn cần tự trải nghiệm những vấn đề đó trong thực tế, tức là áp dụng lí thuyết để hiểu được tính đúng đắn trong thực tế. Câu nói cũng tương tự như ý nghĩa trong lời của Hồ Chí Minh: “Học để hành, học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”.

Câu nói “Học đi đôi với hành” chứa hai mặt của một vấn đề. Trước hết, ta phải thừa nhận, học lí thuyết rất quan trọng. Chính nhờ có học hành, mà con người mới thông tuệ trong mọi lựa chọn và giải quyết vấn đề của cuộc sống. Nói thì trừu tượng, nhưng thực tế lại rất đơn giản. Nếu anh muốn trồng một cái cây, anh phải có tri thức. Anh phải biết cái cây đó thuộc giống gì, cần chủ yếu những dưỡng chất gì, ưa nắng hay ưa bóng râm, có phù hợp với khí hậu thời gian này không… Ngay như với một đứa trẻ, chúng cần phải học. Nếu không học, chúng không thể xem đồng hồ, xem lịch, tính tiền, đếm ngày…

Mặt khác, học lí thuyết không thôi thì chưa đủ. Bạn cần phải thực hành nó, lý thuyết ấy mới tạo nên giá trị. Lại chuyện trồng cây, anh có kiến thức đấy, anh biết rằng cây này ưa nắng, ưa khô ráo đấy, thế nhưng anh không vận dụng. Anh cứ trồng đại cái cây vào một góc nào đó và tưới nhiều nước mỗi ngày. Cái cây đó liệu có lớn mạnh và phát triển, kết trái. Thưa: “Không!”. Anh có bằng luật sư xuất sắc nhưng anh chưa bao giờ một lần đứng trước tòa thử hùng biện, anh sẽ chỉ là “tiến sĩ giấy”. Một lãnh đạo đề ra lý thuyết phát triển xã hội vượt bậc nhưng không bao giờ bắt đầu thực hiện nó, đấy sẽ mãi là xã hội tựa “lâu đài trên mây”. Khâu “hành” là khâu quan trọng, nó quyết định giá trị của lý thuyết.

Chắc hẳn các bạn đã nghe nhiều đến những câu chuyện về thành công nhờ kết hợp hiệu quả lí thuyết và thực hành. Nhà khoa học Mỹ tên Benjamin Franklin (1706 – 1790) đã trở thành cha đẻ của thuyết cảm ứng tĩnh điện cũng là người phát minh ra cột thu lôi. Thành quả này xuất phát từ việc ông cố gắng chứng chứng minh lí thuyết của mình: điện sinh ra khi sét đánh. Franklin đã trải qua hàng chục cuộc thí nghiệm nguy hiểm để thu lại kết quả ấy. Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương điển hình nhất cho sự kết hợp linh hoạt giữa lí thuyết và thực tế. Từ việc tìm ra con đường cứu nước, Người đã mất cả đời để thực hành lý thuyết về “con đường” ấy. Và, rút cục Người đã đem vinh quang cho cả dân tộc, Người đã tạo ra những giá trị vĩ đại mà chưa ai có thể vượt qua.

Tri thức nhân loại hàng triệu năm qua hầu hết được đúc kết và truyền lại dưới dạng lí thuyết, được biểu hiện ở ngôn ngữ nói và chữ viết. Hi vọng lớp trẻ hôm sẽ học, đọc, nghe, tiếp nhận và thực hành trải nghiệm tích cực hơn. Hãy vận dụng câu nói “Học đi đôi với hành” một cách linh hoạt và đúng đắn nhất.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Phonggg
22/06/2020 18:43:27
+4đ tặng

Việt Nam là quốc gia có truyền thống văn hóa hiếu học. Cùng với bao nỗ lực học tập, tìm tòi và khám phá tri thức là những bài học kinh nghiệm về vấn đề học tập được đúc kết qua các câu tục ngữ, châm ngôn. Khi nói về phương pháp học tập hiệu quả, thế hệ ông cha đã thể hiện trong câu tục ngữ “Học đi đôi với hành”.

Câu tục ngữ “Học đi đôi với hành” là lời dạy về phương pháp học tập. “Học” thuộc về giai đoạn học tập lí thuyết còn “hành” là khâu thực hành, thực nghiệm thực tế. Câu nói này ý rằng: Song song với việc chúng ta tiếp thu tri thức thì còn cần tự trải nghiệm những vấn đề đó trong thực tế, tức là áp dụng lí thuyết để hiểu được tính đúng đắn trong thực tế. Câu nói cũng tương tự như ý nghĩa trong lời của Hồ Chí Minh: “Học để hành, học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”.

Câu nói “Học đi đôi với hành” chứa hai mặt của một vấn đề. Trước hết, ta phải thừa nhận, học lí thuyết rất quan trọng. Chính nhờ có học hành, mà con người mới thông tuệ trong mọi lựa chọn và giải quyết vấn đề của cuộc sống. Nói thì trừu tượng, nhưng thực tế lại rất đơn giản. Nếu anh muốn trồng một cái cây, anh phải có tri thức. Anh phải biết cái cây đó thuộc giống gì, cần chủ yếu những dưỡng chất gì, ưa nắng hay ưa bóng râm, có phù hợp với khí hậu thời gian này không… Ngay như với một đứa trẻ, chúng cần phải học. Nếu không học, chúng không thể xem đồng hồ, xem lịch, tính tiền, đếm ngày…

Mặt khác, học lí thuyết không thôi thì chưa đủ. Bạn cần phải thực hành nó, lý thuyết ấy mới tạo nên giá trị. Lại chuyện trồng cây, anh có kiến thức đấy, anh biết rằng cây này ưa nắng, ưa khô ráo đấy, thế nhưng anh không vận dụng. Anh cứ trồng đại cái cây vào một góc nào đó và tưới nhiều nước mỗi ngày. Cái cây đó liệu có lớn mạnh và phát triển, kết trái. Thưa: “Không!”. Anh có bằng luật sư xuất sắc nhưng anh chưa bao giờ một lần đứng trước tòa thử hùng biện, anh sẽ chỉ là “tiến sĩ giấy”. Một lãnh đạo đề ra lý thuyết phát triển xã hội vượt bậc nhưng không bao giờ bắt đầu thực hiện nó, đấy sẽ mãi là xã hội tựa “lâu đài trên mây”. Khâu “hành” là khâu quan trọng, nó quyết định giá trị của lý thuyết.

Chắc hẳn các bạn đã nghe nhiều đến những câu chuyện về thành công nhờ kết hợp hiệu quả lí thuyết và thực hành. Nhà khoa học Mỹ tên Benjamin Franklin (1706 – 1790) đã trở thành cha đẻ của thuyết cảm ứng tĩnh điện cũng là người phát minh ra cột thu lôi. Thành quả này xuất phát từ việc ông cố gắng chứng chứng minh lí thuyết của mình: điện sinh ra khi sét đánh. Franklin đã trải qua hàng chục cuộc thí nghiệm nguy hiểm để thu lại kết quả ấy. Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương điển hình nhất cho sự kết hợp linh hoạt giữa lí thuyết và thực tế. Từ việc tìm ra con đường cứu nước, Người đã mất cả đời để thực hành lý thuyết về “con đường” ấy. Và, rút cục Người đã đem vinh quang cho cả dân tộc, Người đã tạo ra những giá trị vĩ đại mà chưa ai có thể vượt qua.

Tri thức nhân loại hàng triệu năm qua hầu hết được đúc kết và truyền lại dưới dạng lí thuyết, được biểu hiện ở ngôn ngữ nói và chữ viết. Hi vọng lớp trẻ hôm sẽ học, đọc, nghe, tiếp nhận và thực hành trải nghiệm tích cực hơn. Hãy vận dụng câu nói “Học đi đôi với hành” một cách linh hoạt và đúng đắn nhất.

0
1
Thùy Linh
22/06/2020 18:44:55
+3đ tặng
Câu 2
Trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bộc bạch lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc, ở đoạn văn: “Ta thường...vui lòng”. Cách biểu hiện tâm trạng của tác giả vẫn nằm trong lối diễn tả bằng ước lệ, khoa trương quen thuộc của văn học cổ, nhưng vẫn tạo được hiệu quả cao, truyền cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ. Sở dĩ có được hiệu quả ấy, vì tác giả đã truyền vào những ước lệ những nỗi niềm trăn trở, những tình cảm mạnh mẽ, tha thiết của mình. Ớ đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “...xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Điển tích “Da ngựa bọc thây” vốn quen thuộc trong văn chương cổ để nói về kẻ làm tướng sẵn sàng nhận cái chết ngoài mặt trận, thì với Trần Quốc Tuấn đã được tăng cấp lên thành”., trăm thân này phơi bày nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” - Nghĩa là sẵn sàng chết đến trăm lần, nghìn lần miễn là tiêu diệt được quân giặc.
0
0
Thùy Linh
22/06/2020 18:45:35
+2đ tặng
Nhầm câu 3
 
0
0
An Nhuệ Hy
22/06/2020 19:09:02
+1đ tặng
Từ xa xưa, để động viên con cháu chăm chỉ học tập góp phần xây dựng, bảo về và phát triển đất nước; ông bà ta có câu Học đi đôi với hành”. Nhưng học và hành có mối quan hệ như thế nào? Học và hành thì việc nào quan trọng hơn?

Học và hành có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau. Vậy, mối quan hệ của chúng là gì? Chúng ta hãy cùng làm rõ. Nhưng trước tiên phãi làm làm rõ về học và hành.

Học là tiếp thu kiến thức, lí thuyết từ ghế nhà trường, sách vỡ, phương tiện thông tin đại chúng và những người xung quanh. Học từ thấp đến cao, học từ dễ đến khó, học từ hẹp đến rộng. Học phải hiếu, phải suy ngẫm, mài mò. Hõ rộng, hiểu sâu và phải biết tóm gọn những gì đã học. Hành là quá trình vận chuyển, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.

Nhiều người ôm cả đống kiến thức mà không thực hành thì chỉ thành công trên nền tảng lí thuyết. Và có nhiều người chỉ thực hành mà chẳng có một chút gì gọi là kiến thức thì kết quả cũng chẳng được gì. Bên cạnh đó, có nhiều người đã thực hiện cả hai việc học và hành: Các kiến trúc sư sử dụng kiến thức đã học vào việc thiết kế bản vẽ. Các nhà bác học đã áp dụng lí thuyết vào việc tạo ra sản phẩm nghiên cứu. Các bác nông dân đã vận đụng vốn hiểu biết vào đồng ruộng, trang trại của mình. Và kết quả luôn luôn lúc đầu không được hoàn thiện nhưng những lần sau họ đã được như ý muốn.

Vì vỵ học và hành luôn đi đôi với nhau. Như ông bà đã nói, học mà không hành thì không làm được gì, hành mà không học thì cũng chẳng làm được gì cả. Học và hành luôn là hai đường thẳng song song để đi đến con đường thành công và không thể tách rời. Học và hành cũng không thể so sánh với nhau, vì học tạo nền tảng cho việc thực hành, áp dụng; còn hành thì bổ sung kinh nghiệm, kĩ năng cho việc học.

Tử bài Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, chúng ta càng thấy rõ mối quan hệ giữa học và hành. Bạn hãy thử áp dụng câu Học đi đôi với hành” cho mình nếu bạn chưa thử; những người đã áp dụng rồi thì hãy tuyên truyền cho những người xung quanh và tin chắc một điều: chúng ta đều đạt được thành công nếu chúng ta kiên nhẫn, chịu tìm hiểu, mài mò. Giả sử, tất cả mọi người đều thông suốt việc học và hành luôn đi đôi với nhau thì mội thời gian không xa, nước ta sẽ trở thành nước công nghiệp hóa hiện đại hóa của khu vực.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư