Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích lời khuyên của Nê - lin: Học - học nữa - học mãi

1. VĂN GIẢI THÍCH 
-ĐỀ 1 : GIẢI THÍCH LỜI LỜI KHUYÊN CỦA NÊ-LIN : HỌC - HỌC NỮA - HỌC MÃI 
-ĐỀ 2 : GIẢI THÍCH CÂU TỤC NGỮ : ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY 
GIÚP MÌNH VS MAI MK THI R :)

5 trả lời
Hỏi chi tiết
616
1
0
toán IQ
22/06/2020 20:12:21
+5đ tặng
Câu nói của V.I.Lenin đã đề cao vai trò của việc học tập trong cuộc đời của mỗi người. “Học” là hành động tiếp thu kiến thức, cái mới, những điều hay lẽ phải để con người trau đồi bàn thân, vốn trí thức của mình. Tuy nhiên, theo V.I.Lenin, cần phải “Học nữa” tức là học thêm nhiều cái mới mẻ hơn những kiến thức cơ bản ở trường lớp hay sách vở, học tăng lên một trình độ khác khó hơn, rộng hơn để nâng cao trình độ hiểu biết. Và cuối cùng ông khẳng định “Học mãi”, nghĩa là say mê, học hỏi suốt đời, không giới hạn tuổi tác, sức khỏe, học không ngừng nghỉ, luôn không ngừng tiếp thu thêm mọi điều xung quanh ta. Như vậy, với cách nói tăng tiến, Lenin đã đưa ra một chân lý đanh thép mà đúng đắn vô cùng, đó là trong cuộc sống, con người ta luôn phải không ngừng học tập, rèn luyện, tiếp thu tri thức nhân loại.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
toán IQ
22/06/2020 20:12:36
+4đ tặng

Con người ai cũng cần phải học. Từ lâu việc học là vấn đề cần thiết, nó đào tạo chúng ta thành người có kiến thức để giúp ích cho cuộc sống văn minh, tiến bộ. Xã hội ngày một đi lên theo thời gian, đất nước ngày càng cần nhiều nhân tài có trình độ cao, hiểu biết rộng xây dựng đất nước phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng khuyên dạy. Học không phải là học cho đủ lớp để đi làm mà học còn có nghĩa là học mãi đến già, học những cái mình chưa biết. Vị lãnh tụ vĩ đại Lê-nin đã từng khuyên con cháu rằng: “Học, học nữa, học mãi”. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa sâu xa trong câu nói đó của ông.

Học là gì? Học là tìm hiểu, khám phá những điều mình chưa biết, tích lũy kiến thức, rèn luyện bản thân để tăng hiểu biết, trình độ về mọi mặt. Học không chỉ trong trường lớp mà chúng ta còn phải học ở ngoài đời. Ngoài học những kiến thức văn hóa mà chúng ta còn phải học cách làm người. Học rất đa dạng, học ở khắp mọi nơi, học bất kì lúc nào. Học nữa là học thêm tới mức cao hơn nữa, học hết trình độ này đến trình độ khác, học từ thấp tới cao. Như những người đã đi làm cần phải học thêm cao học, tiến sĩ, …Thế nào là học mãi. Học mãi có nghĩa là học liên tục, học đến suốt đời, học cả khi về già. Câu: “Học, học nữa, học mãi ” khuyên ta phải dốc hết sức mình vào việc học. Luôn luôn học hỏi những điều chưa biết để mở rộng thêm con đường dẫn đến thành công.

Tại sao phải học? Trên đời, ai cũng phải học, ngay cả tổng thống hay người hành khất đều phải được giáo dục từ nhỏ. Trường học nào cũng dạy học sinh: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Học lễ phép, cách cư xử với xã hội, đạo đức. Từ nhỏ, chúng ta đã học đi, học nói, học gói, học mở. Còn khi đã đến tuổi đi học, chúng ta học thêm văn hóa. Môn học nào cũng vậy, ta phải học từ cái cơ bản nhất đến nâng cao. Bác Hồ đã dạy chúng ta rằng:" Người có tài mà không có đức là người vô dụng. Người có đức mà không có tài làm gì cũng khó". Nếu như ta học được đức tình tốt của mọi người mà không đến trường để trau dồi kiến thức thì không thể làm được việc gì lớn lao giúp ích cho xã hội. Như chúng ta muốn sang nước ngoài làm việc mà không biết tiếng Anh thì không thể nói chuyện để hiểu ý nhau được. Còn những người có hiểu biết cao mà không có nhân đức thì không giúp ích được gì cho đời. Họ chỉ biết làm giàu cho bản thân mình, bất chấp lời chê trách, phê phán của mọi người. Từ thời xưa đến nay, đất nước ta đã có biết bao nhiêu nhân tài, gương hiếu học đáng được khâm phục. Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển trên đà hiện đại hóa của thế giới. Giờ đây, con người phát minh ra nhiều vật dụng, khám phá ra nhiều điều bí ẩn mà xưa nay nhân dân chỉ có thể giải thích hiện tượng đó qua những chuyện cổ tích. Vì thế, chúng ta cần phải trau dồi thêm kiến thức để theo kịp thời đại, không lạc hậu để mọi người không xem thường mình. Việc học không tùy vào tuổi tác, công danh mà tùy vào sự cầu tiến, muốn làm giàu kho tàng kiến thức của mỗi người. Nhà bác học Dariwin đã nói với con trai của ông rằng: ‘Bác học không có nghĩa là ngừng học”.

Làm sao để luôn có ý chí trong học tập? Chúng ta phải xác định mục đích học, ước mơ trong tương lai, ….để cố gắng đạt được ước mơ, nghề nghiệp mình yêu thích. Học không những giúp ích cho đất nước mà còn giúp ích cho bản thân chúng ta. Học để làm việc, kiếm sống cho bản thân mỗi người. Khi chúng ta đã xác định mục đích học tập thì bằng mọi giá chúng ta phải thành công dù có thất bại bao nhiêu lần đi chăng nữa. Kẻ thất bại là kẻ không dám thực hiện ước mơ của mình. Làm việc gì cũng phải có niềm đam mê, lòng nghị lực, quyết tâm thành công thì chúng ta mới làm nên những việc lớn. Anh Nguyễn Đôn Phú Lộc là một gương điển hình đáng để mọi người noi theo. Anh vẫn tiếp tục đến trường, mỉm cười với mọi người mặc cho căn bệnh ung thư xương dày vò thể xác anh. Nhưng tinh thần và lòng nghị lực cao đã chiến thắng những nỗi đau về thể xác của anh. Thầy cô, bạn bè trong trường ai cũng yêu quý, nể phục anh. Học phải học từ từ không nên gấp vội. Trong lớp phải nghe cô giảng bài kĩ và về nhà phải học thuộc bài để áp dụng, thực hành vào thực tế.Khi đọc sách phải đọc kĩ từng câu chữ rồi xem qua một lượt. Đọc phần nào thấu triệt phần ấy. Học cũng như ăn cơm, cần phải nhai kỹ trước khi nuốt mới có lợi cho thân thể. Học tập phải kết hợp với suy nghĩ. Học tập gồm hai phương diện: lí thuyết, thực hành. Học lí thuyết mà không suy nghĩ tất hồ đồ không rõ. Còn thực hành không suy nghĩ tất thực hành không đúng. Trái lại, chỉ suy nghĩ mà không học tập và thực hành thì trống rỗng chẳng tăng trưởng được chút bản lĩnh nào. Ngoài ra, cần phải đọc thêm nhiều tài liệu, báo chí để mở mang thêm kiến thức của mình.

Tóm lại, lời khuyên của vị lãnh tụ Lê–nin có ý nghĩa rất sâu xa nhằm khuyên nhủ mọi người phải học mãi cả đời. Bản thân mỗi người phải cố gắng hết sức để xây dựng đất nước ngày càng đi lên trên nền kinh tế phát triển. Chúng ta hãy làm theo mong ước của Bác Hồ là: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không? Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

1
0
toán IQ
22/06/2020 20:13:25
+3đ tặng

Từ xưa đến nay, ông cha vẫn thường căn dặn chúng ta sống phải biết ơn, tôn trọng những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng. Điều đó thể hiện rõ trong câu tục ngữ:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

     Câu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta. Xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm ngon nhất của cây, kết tinh sự tinh khiết qua thời gian. Vì vậy khi ăn một trái quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. “Ăn quả” là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.

     Vậy vì sao “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây” ? Vì tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt, công sức, trí tuệ và cả xương máu của biết bao lớp người tạo nên để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên đời này? Đó là công ơn của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ, nuôi dưỡng những ước mơ của chúng ta. Còn thầy cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn gần gũi chỉ bảo, mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức của nhân loại, để rồi chắp cánh ước mơ cho chúng ta. Bên cạnh đó, công ơn của các chú bộ đội, các cô thanh niên xung phong cũng rất to lớn. Không có họ, làm sao chúng ta được hưởng sự bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay, được cắp sách tới trường vui đùa với bạn bè. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ lao động của mình. Họ đều là những người dám hi sinh cuộc đời mình để cống hiến cho đất nước. Chúng ta phải nhớ ơn họ, vì đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay: “Uống nước nhớ nguồn”, “Chim có tổ, người có tông”.

     Hiểu vấn đề trên ta phải hành động như thế nào ? Hằng năm, nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công ơn của những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta được hưởng thụ, điều đó rất hợp với tình người. Đối với cha mẹ, cũng có những người con hết lòng thương yêu, kính trọng cha mẹ vì họ hiểu cha mẹ chính là người tạo ra cuộc sống cho họ ngày hôm nay. Thật đúng với lời khuyên của câu tục ngữ. Chúng ta, mỗi người ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy đạo lí đó. Thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường, biết ơn những thế hẹ đi trước là những điều chúng ta phải ghi nhớ.

     Câu tục ngữ đã để lại một bài học thật quý giá. Chúng ta những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần chăm chỉ học tập để giữ gìn những thành quả mà ông cha đã tạo dựng và luôn nhắc nhở nhau sống theo đạo lí tốt đẹp mà câu tục ngữ đã dạy.



 
0
0
Dương Thanh Lam
25/06/2020 11:42:25
+2đ tặng
Kho tàng kiến thức của nhân loại là vô cùng . Không ai trong chúng ta là có thể học hết đước kiến thức. Có những kiến thức trong sách vở không có mà chúng ta phải lấy từ thực tế ngoài đời sống nhưng có những cái khoa học thiên nhiên công nghệ đòi hỏi ta cần phải nắm vững kiến thức . Có người cả đời học tập cũng không hết được kiến thức . Bởi khi ra ngoài xã hội ta mới biết thêm nhiều kiến thức mới. Những công việc đòi hỏi kiến thức sâu rộng . Bởi vậyj " học _ học nữa_ học mãi " là một câu nói vô cùng chính xác .
1
0
duc-anh.le17
01/08/2020 18:49:08
+1đ tặng

Con người ai cũng cần phải học. Từ lâu việc học là vấn đề cần thiết, nó đào tạo chúng ta thành người có kiến thức để giúp ích cho cuộc sống văn minh, tiến bộ. Xã hội ngày một đi lên theo thời gian, đất nước ngày càng cần nhiều nhân tài có trình độ cao, hiểu biết rộng xây dựng đất nước phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng khuyên dạy. Học không phải là học cho đủ lớp để đi làm mà học còn có nghĩa là học mãi đến già, học những cái mình chưa biết. Vị lãnh tụ vĩ đại Lê-nin đã từng khuyên con cháu rằng: “Học, học nữa, học mãi”. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa sâu xa trong câu nói đó của ông.

Học là gì? Học là tìm hiểu, khám phá những điều mình chưa biết, tích lũy kiến thức, rèn luyện bản thân để tăng hiểu biết, trình độ về mọi mặt. Học không chỉ trong trường lớp mà chúng ta còn phải học ở ngoài đời. Ngoài học những kiến thức văn hóa mà chúng ta còn phải học cách làm người. Học rất đa dạng, học ở khắp mọi nơi, học bất kì lúc nào. Học nữa là học thêm tới mức cao hơn nữa, học hết trình độ này đến trình độ khác, học từ thấp tới cao. Như những người đã đi làm cần phải học thêm cao học, tiến sĩ, …Thế nào là học mãi. Học mãi có nghĩa là học liên tục, học đến suốt đời, học cả khi về già. Câu: “Học, học nữa, học mãi ” khuyên ta phải dốc hết sức mình vào việc học. Luôn luôn học hỏi những điều chưa biết để mở rộng thêm con đường dẫn đến thành công.

Tại sao phải học? Trên đời, ai cũng phải học, ngay cả tổng thống hay người hành khất đều phải được giáo dục từ nhỏ. Trường học nào cũng dạy học sinh: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Học lễ phép, cách cư xử với xã hội, đạo đức. Từ nhỏ, chúng ta đã học đi, học nói, học gói, học mở. Còn khi đã đến tuổi đi học, chúng ta học thêm văn hóa. Môn học nào cũng vậy, ta phải học từ cái cơ bản nhất đến nâng cao. Bác Hồ đã dạy chúng ta rằng:" Người có tài mà không có đức là người vô dụng. Người có đức mà không có tài làm gì cũng khó". Nếu như ta học được đức tình tốt của mọi người mà không đến trường để trau dồi kiến thức thì không thể làm được việc gì lớn lao giúp ích cho xã hội. Như chúng ta muốn sang nước ngoài làm việc mà không biết tiếng Anh thì không thể nói chuyện để hiểu ý nhau được. Còn những người có hiểu biết cao mà không có nhân đức thì không giúp ích được gì cho đời. Họ chỉ biết làm giàu cho bản thân mình, bất chấp lời chê trách, phê phán của mọi người. Từ thời xưa đến nay, đất nước ta đã có biết bao nhiêu nhân tài, gương hiếu học đáng được khâm phục. Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển trên đà hiện đại hóa của thế giới. Giờ đây, con người phát minh ra nhiều vật dụng, khám phá ra nhiều điều bí ẩn mà xưa nay nhân dân chỉ có thể giải thích hiện tượng đó qua những chuyện cổ tích. Vì thế, chúng ta cần phải trau dồi thêm kiến thức để theo kịp thời đại, không lạc hậu để mọi người không xem thường mình. Việc học không tùy vào tuổi tác, công danh mà tùy vào sự cầu tiến, muốn làm giàu kho tàng kiến thức của mỗi người. Nhà bác học Dariwin đã nói với con trai của ông rằng: ‘Bác học không có nghĩa là ngừng học”.

Làm sao để luôn có ý chí trong học tập? Chúng ta phải xác định mục đích học, ước mơ trong tương lai, ….để cố gắng đạt được ước mơ, nghề nghiệp mình yêu thích. Học không những giúp ích cho đất nước mà còn giúp ích cho bản thân chúng ta. Học để làm việc, kiếm sống cho bản thân mỗi người. Khi chúng ta đã xác định mục đích học tập thì bằng mọi giá chúng ta phải thành công dù có thất bại bao nhiêu lần đi chăng nữa. Kẻ thất bại là kẻ không dám thực hiện ước mơ của mình. Làm việc gì cũng phải có niềm đam mê, lòng nghị lực, quyết tâm thành công thì chúng ta mới làm nên những việc lớn. Anh Nguyễn Đôn Phú Lộc là một gương điển hình đáng để mọi người noi theo. Anh vẫn tiếp tục đến trường, mỉm cười với mọi người mặc cho căn bệnh ung thư xương dày vò thể xác anh. Nhưng tinh thần và lòng nghị lực cao đã chiến thắng những nỗi đau về thể xác của anh. Thầy cô, bạn bè trong trường ai cũng yêu quý, nể phục anh. Học phải học từ từ không nên gấp vội. Trong lớp phải nghe cô giảng bài kĩ và về nhà phải học thuộc bài để áp dụng, thực hành vào thực tế.Khi đọc sách phải đọc kĩ từng câu chữ rồi xem qua một lượt. Đọc phần nào thấu triệt phần ấy. Học cũng như ăn cơm, cần phải nhai kỹ trước khi nuốt mới có lợi cho thân thể. Học tập phải kết hợp với suy nghĩ. Học tập gồm hai phương diện: lí thuyết, thực hành. Học lí thuyết mà không suy nghĩ tất hồ đồ không rõ. Còn thực hành không suy nghĩ tất thực hành không đúng. Trái lại, chỉ suy nghĩ mà không học tập và thực hành thì trống rỗng chẳng tăng trưởng được chút bản lĩnh nào. Ngoài ra, cần phải đọc thêm nhiều tài liệu, báo chí để mở mang thêm kiến thức của mình.

Tóm lại, lời khuyên của vị lãnh tụ Lê–nin có ý nghĩa rất sâu xa nhằm khuyên nhủ mọi người phải học mãi cả đời. Bản thân mỗi người phải cố gắng hết sức để xây dựng đất nước ngày càng đi lên trên nền kinh tế phát triển. Chúng ta hãy làm theo mong ước của Bác Hồ là: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không? Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư