Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Ngắm trăng

4 trả lời
Hỏi chi tiết
390
2
0
Khanh
22/06/2020 20:33:52
+5đ tặng
Bài thơ " ngắm trăng" là bài thơ được trích trong "Nhật kí trong tù" của Hồ chí minh. Là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả khi trong cảnh ngục tù tối tăm. Trong đó, hai câu thơ cuối là hai câu thơ thể hiện rõ chất nghệ sĩ hòa quyện với chất chiến sĩ cách mạng của Bác. Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn ánh trăng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù không thể ngăn cách được người tù và vầng trăng. Máu và bạo lực không thể nào dìm được hân lý vì người tù cách mạng đây là một thi sĩ, chiến sĩ vĩ đại. Câu cuối nói về vầng trăng. Trăng được nhân hóa có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư, trở thành một người bạn tri âm, tri kỉ đến chốn ngục tù tăm tối thăm bác. Trăng và Bác tri ngộ "đối diện đàm tâm" thông nhau qua ánh mắt. Hai câu cuối được cấu trúc đăng đối nên sự cân xứng hài hòa giữa người và trăng, chất nghệ sĩ hòa quyện trong Bác

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Thời Phan Diễm Vi
22/06/2020 20:34:38
+4đ tặng
Bài thơ " ngắm trăng" là bài thơ được trích trong "Nhật kí trong tù" của Hồ chí minh. Là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả khi trong cảnh ngục tù tối tăm. Trong đó, hai câu thơ cuối là hai câu thơ thể hiện rõ chất nghệ sĩ hòa quyện với chất chiến sĩ cách mạng của Bác. Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn ánh trăng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù không thể ngăn cách được người tù và vầng trăng. Máu và bạo lực không thể nào dìm được hân lý vì người tù cách mạng đây là một thi sĩ, chiến sĩ vĩ đại. Câu cuối nói về vầng trăng. Trăng được nhân hóa có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư, trở thành một người bạn tri âm, tri kỉ đến chốn ngục tù tăm tối thăm bác. Trăng và Bác tri ngộ "đối diện đàm tâm" thông nhau qua ánh mắt. Hai câu cuối được cấu trúc đăng đối nên sự cân xứng hài hòa giữa người và trăng, chất nghệ sĩ hòa quyện trong Bác
0
0
ღχử иữღ
22/06/2020 20:35:50
+3đ tặng
Cảm Nhận Về Bài Thơ Ngắm Trăng

Hồ Chí Minh là một người có hồn thơ rất phong phú và tinh tế. Những sáng tác của Người trong các hoàn cảnh khác nhau vẫn luôn toát lên một tình yêu đời, yêu thiên nhiên tha thiết, cùng với đó là một tâm thế ung dung, tự tại trong bất kì hoàn cảnh nào. Đến với bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh, ta lại bắt gặp một tâm hồn thơ phóng khoáng, tinh tế và giàu cảm xúc, một tâm thế của người chiến sĩ cách mạng đáng nể trọng.

Bài thơ “Ngắm trăng” là một trong 134 bài thơ Bác Hồ viết thuộc tập thơ “Nhật kí trong tù” của Bác, viết trong những ngày tháng Bác bị giải tới giải lui ở Quảng Tây, Trung Quốc năm 1942. Bài thơ được viết theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, gợi ra tâm thế người chiến sĩ cách mạng đáng trân trọng.

Mở đầu bài thơ, ta bắt gặp hình ảnh người chiến sĩ cách mạng đang bị giam cầm trong ngục, nhưng vẫn đắm say trước cảnh đẹp thiên nhiên”

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà”

(Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)

Trong hoàn cảnh ngục tù, khi mà cuộc sống hàng ngày vẫn diễn ra với những cực hình, đau khổ, thiếu thốn và khắc nghiệt, người chiến sĩ cách mạng vẫn có những phút giây đắm say trước thiên nhiên. Xưa kia, các thi nhân thường uống rượu, thưởng trăng, ngắm hoa, làm thơ. Nhưng hôm nay, thi nhân của chúng ta lại đang trong một hoàn cảnh đặc biệt, ngục tù giam hãm. Nhưng không vì thế mà nhân vật trữ tình bi lụy với hoàn cảnh, Người vẫn đắm say, bị thu hút bởi vẻ đẹp của thiên nhiên tạo hóa “khó hững hờ”. Qua đó, ta thấy được một tình yêu thiên nhiên đến say mệ của nhân vật trữ tính.

Hai câu thơ tiếp theo gợi ra cho người đọc hình ảnh một thi nhân với phong thái ung dung, tự tại, giao hòa với thiên nhiên:

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia”

(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)

Hai câu thơ đã được sử dụng phép đối, với hình ảnh thi nhân và trăng, có những cái nhìn giao cảm với nhau. Con người và thiên nhiên như tìm được sự đồng điệu, trăng vốn đã trở thành một người bạn tri âm, tri kỉ với nhà thơ tự lúc nào. Sự hòa hợp giữa vẻ đẹp thiên nhiên và sự cảm nhận trân trọng, tinh tế của con người khiến cho bức tranh đêm kia thêm đẹp. Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng vượt lên trên hoàn cảnh ngục tù, vẫn lãng mạn thả hồn mình vào để thưởng trăng, để tận hưởng được ánh sáng hiền dịu của trăng, hòa mình vào ánh sáng thiên nhiên càng thêm tươi đẹp. Vậy là con người và thiên nhiên đã cùng tìm thấy sự đồng điệu với nhau về mặt tâm hồn. Qua đó, ta thấy được một tư thế ung dung, tự tại của người chiến sĩ cách mạng. Dù hoàn cảnh thực tại có khó khăn, thiếu thốn, gian khổ là mấy nhưng nhân vật trữ tình vẫn lạc quan, dành những phút giây tính lặng để được sống trọn từng khoảnh khắc với thiên nhiên. Song sắt nhà tù như ngăn cách hai thế giới riêng biệt, một bên là cảnh tối tăm ngục tù, một bên là thế giới tự do đầy ánh sáng. Nhưng song sắt ấy không thể ngăn cản được sự hòa hợp, đồng điệu về mặt tâm hồn giữa con người và thiên nhiên.

Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật, cùng với những hình ảnh thơ gần gũi, chân thực, tác giả Hồ Chí Minh đã gợi lên được một tình yêu, đắm say trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Đồng thời, Bác cũng thể hiện được một tâm thế ung dung, tự tại, sự giao cảm, hòa hợp với thiên nhiên vô cùng tinh tế. Ngay cả trong cảnh ngục tù tối tăm, người chiến sĩ cách mạng vẫn luôn có những hành động hướng về ánh sáng và tương lai.

Bài thơ “Ngắm trăng” gợi lên cho người đọc sự thán phục trước nghị lực, tinh thần lạc quan đáng trân trọng của người chiến sĩ cách mạng. Dù trong hoàn cảnh khó khăn như thế nào, họ vẫn luôn mang trong mình tâm hồn lãng mạn, vượt lên nghịch cảnh để giao cảm với đời, hòa hợp với thiên nhiên mang trong mình tư thế ung dung, tự tại.

0
0
Phuong Anh Le
22/06/2020 20:51:55
+2đ tặng
Bài thơ Ngắm trăng vừa thể hiện tình cảm yêu mến thiên nhiên tha thiết của thi sĩ Hồ Chí Minh, vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại. Đằng sau những câu thơ đậm đà phong vị cổ điển ấy là một tinh thần thép, biểu hiện ở khát vọng tự do, ở phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự đè nén, áp bức nặng nề tàn bạo chốn lao tù. Qua bài thơ, người đọc cảm thấy người tù cách mạng dường như bất chấp cả song sắt can ngăn, không chút bận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở,… của chế độ nhà tù khủng khiếp để tâm hồn bay bổng tìm đến với vầng trăng thân thiết. Ánh sáng ngời ngời của vầng trăng đã đẩy lùi bóng tối ngột ngạt, u ám của nhà tù. Giữa Bác và trăng – nhà thơ tự do và thiên nhiên vĩnh cửu – có một mối giao hòa thiêng liêng, khó tả. Cũng như bao lần khác, trong hoàn cảnh gian nan, Bác vẫn hướng cái nhìn vào vầng trăng, như hướng tới Cái Đẹp của cuộc đời.

Bài thơ Ngắm trăng là một dẫn chứng sinh động chứng minh cho hai câu thơ mà Hồ Chí Minh viết ngoài bìa tập Nhật ký trong tù: Thân thể ở trong lao, Tình thần ở ngoài lao. Giữa bao bài thơ trăng của Bác, bài Ngắm trăng có vẻ đẹp giản dị và khác lạ.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư