Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trờ thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn.
"Thương người như thể thương thân" là đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình thương là lẽ sống tốt đẹp của triệu triệu con người Việt Nam. Truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, ngày một phát triển mạnh mẽ và sâu sắc. Tình thương, lòng nhân ái là một biểu hiện rõ nét về đạo đức của mỗi người. Tình thương, lòng nhân ái được biểu hiện một cách cụ thể qua thái độ và hành động, đó là đồng cảm và sẻ chia.
Có thương người mới biết đồng cảm và sẻ chia. Nhìn thấy người bất hạnh, tàn tật, ốm đau. đói khổ, hoạn nạn, ta động lòng thương, ta rơi nước mắt, đó là đồng cảm "Một miếng khi đói bằng một gói khi no", đó là san sẻ. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Bác Hồ kêu gọi toàn dân "diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm". Bác Hồ cũng như hàng triệu gia đình đã giảm bớt khẩu phần hàng ngày, dành gạo đế cứu đói. Chiến thắng được giặc đói lúc bấy giờ là một thành tích to lớn của cách mạng, là do sức mạnh lòng nhân ái của nhân dân ta.
Sau ba mươi năm chiến tranh, nước ta hiện có hàng chục vạn nạn nhân chất độc da cam. Hàng triệu đồng bào ở vùng sâu, vùng xa còn sống trong cảnh nghèo khó, thiếu thốn, khó khăn. Lũ lụt, bão tố xảy ra triền miên, gây ra cảnh người chết, cảnh màn trời chiếu đất cho nhiều gia đình. Nhiều học sinh đến trường bị nước lũ cuốn trôi; nhiều ngư dân ra khơi đánh cá bị sóng gió cuốn mất tích. Trước những cảnh đau lòng đó, ai mà chẳng động lòng thương, ai mà chẳng rơi nước mắt?
Các phong trào quyên góp do Mặt trận Tổ quốc phát động để cứu giúp, để ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam, các bệnh nhân nhiễm HIV - AIDS đã được đồng bào ta hướng ứng nhiệt liệt. Nhiều Việt kiều đã gửi về hàng trăm triệu đổng đóng góp vào quỹ từ thiện được báo chí ngợi ca. Phong trào giúp học sinh nghèo, học sinh khó khăn được đông đảo thầy cô giáo và các bạn trẻ tham gia nhiệt liệt. Tất cả các phong trào đó đã nói lên một cách cảm động sức mạnh đoàn kết, truyền thống nhân ái vô cùng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.
Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trờ thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn.
Nói đến đồng cảm và sẻ chia trong xã hội ta ngày nay, tôi không bao giờ quên câu ca mà bà nội tôi vẫn nhắc các con, các cháu:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi” (Trịnh Công Sơn). Nhưng hiện tại, cuộc sống với mỗi người thật quá ngắn ngủi bởi những lo toan, bộn bề, nhịp sống hối hả của cuộc sống hiện đại mỗi ngày đã và đang cuốn con người vào vòng xoáy của nó. Gánh nặng cơm áo gạo tiền đang ghì chúng ta sát đất, khiến chúng ta trở nên sống khép kín hơn, thậm chí nhiều khi là vô cảm, xã hội hiện nay dường như đang sống theo kiểu “ thân ai nấy lo”, “đèn nhà ai nhà nấy rạng”. Tuy nhiên, chúng ta không nên quên rằng: không ai có thể sống cả đời trong cô đơn lạnh lẽo, chúng ta cần có hơi ấm tình thương, mà tình thương ấy được biểu hiện chính là qua sự đồng cảm, chia sẻ mà con người dành cho nhau.
Đồng cảm là gì? Đồng cảm là đặt bản thân vào vị trí của người khác để vui với niềm vui và buồn cùng nỗi buồn của họ. Dùng tấm lòng và trái tim để cảm nhận ta sẽ thấy đồng cảm cũng không phải là điều gì đó xa vời, mà thực ra rất gần gũi đến mức ai trong chúng ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày. Đó những cử chỉ, hành động đơn giản mà đôi khi chúng ta không để ý tới: đó là những giọt nước mắt cảm thông,là những cái xiết tay chia sẻ, là những nụ cười khích lệ. Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nếu ta biết đau với nỗi đau của người khác, vui với niềm hạnh phúc của người khác. Đôi khi chỉ là một cái nắm tay, một ánh mắt, một lời an ủi nhẹ nhàng, kịp thời, ta đã giúp được một tâm hồn đang trên bờ vực của tuyệt vọng, cho họ niềm tin vào cuộc sống. Và đồng cảm sẽ có ý nghĩa hơn nếu người ta còn biết sẻ chia, đem suy nghĩ của mình chuyển thành hành động. Hãy dành chút tiền lẻ mà bạn có giúp người xin ăn bên đường, hãy nắm tay cụ bà đang lừng khừng bên lối đi và giúp cụ sang đường an toàn vì khi đó cụ đang sợ hãi, hãy dành chút thời gian ở bên người bạn đang buồn của mình bởi khi đó bạn ấy đang cần một người biết lắng nghe. Ai trong cuộc sống này cũng cần được sẻ chia, với người đang vui vẻ, hạnh phúc thì sự chia sẻ của chúng ta là những lời chúc chia vui cùng họ.
Vậy chia sẻ là gì? Chia sẻ là sự cho đi, quan tâm hay giúp đỡ người khác về vật chất và tinh thần bằng tất cả khả năng của mình, giúp họ vượt qua khó khăn hoạn nạn. Chia sẻ cũng là một hành động đơn giản bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống mà bất cứ ai cũng có thể làm được, người xưa có câu “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Chỉ cần chúng ta có một tấm lòng thì dù sự chia sẻ của chúng ta dù nhỏ bé nhưng cũng được người khác trân trọng.
Đồng cảm và chia sẻ có mối quan hệ như mối quan hệ nhân quả vậy. Đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, là hiểu, cảm thông và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ, sự quan tâm của mình. Đồng cảm xuất phát từ con tim xui khiến, mách bảo chúng ta hành động, tạo nên sự sẻ chia cùng người khác, san sẻ niềm vui, nỗi buồn, sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình, không vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kị với thành công, hạnh phúc của họ. Khi ta học được cách đồng cảm và chia sẻ nghĩa là biết sống vì người khác cũng chính là lúc được nhận niềm vui; ta cảm thấy cuộc đời này tươi đẹp hơn, có ý nghĩa hơn.
Ngày nay, thời buổi kinh tế thị trường với nhịp phát triển như vũ bão, con người luôn tìm mọi cách để vươn lên, đẻ không bị tụt lại phía sau. Nhưng nước ta vẫn đang là nước phát triển bởi nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất phụ thuộc nhiều vào tự nhiên nên bên cạnh bức tranh phát triển tươi sáng, đời sống nhân dân no đủ, tiện nghi thì vẫn còn đó bức tranh có nhiều mảng tối, đồng bào ta ở nhiều nơi vẫn còn cảnh ăn đói mặc rét, trẻ em không có điều kiện đến trường, thiên tai lũ lụt, mất mùa liên miên khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, bệnh tật hoành hành. Chẳng hạn như trong cơn bão số 10 vừa qua Lũ lụt đã làm hơn 10 người chết, mất tích; hơn 200 người bị thương; hơn 200.000 ngôi nhà bị sập, tốc mái hư hại, trong đó có hơn 12.000 ngôi nhà bị sập, bị ngập; hàng chục vạn ha lúa, hoa màu bị ngập; nhiều tuyến đường, trường học, trạm xá và công trình công cộng bị hư hại nặng nề, tổng giá trị thiệt hại về tài sản của nhân dân và nhà nước ước tính hơn 11.000 tỷ đồng. Hàng chục nghìn người lâm vào cảnh khó khăn, cần sự giúp đỡ.Lúc này sự đồng cảm, chia sẻ thể hiện qua các hành động thiết thực như: nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân cùng lực lượng vũ trang đã chỉ đạo và trực tiếp tham gia phòng tránh thiên tai, kịp thời khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra. Nhiều nghĩa cử cao đẹp của nhân dân, cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an, dân quân tự vệ và thanh niên xung kích đã kịp thời sơ tán, cứu hộ, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước; thể hiện trách nhiệm, tình thương yêu, đùm bọc giúp đỡ đối với nhân dân vùng bị bão lũ tàn phá. Phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”, với tinh thần “nhường cơm sẻ áo”; Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam thiết tha kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm ở trong và ngoài nước dành cho đồng bào vùng bị thiệt hại do bão lụt gây ra sự giúp đỡ thiết thực về tinh thần, vật chất để góp phần nhanh chóng khôi phục sản xuất và đời sống của nhân dân. Như vậy, nhân dân cả nước đã không để người dân miền Trung phải gánh chịu khổ đau, mất mát một mình mà luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên họ bằng cả vật chất và tinh thần. Dù tiền và vật phẩm không mang những người ra đi trở về nhưng nó phần nào đã xoa dịu nỗi buồn đau trong lòng người còn sống cũng như giúp họ có thêm niềm tin và nghị lực để vượt qua cơn khó khăn hoạn nạn.
Tuy nhiên bên cạnh những trái tim nhân ái, những tấm lòng thơm thảo một lòng muốn giúp đỡ, chia sẻ với đồng bào mình trong cơn khó khăn hoạn nạn hì vẫn còn không ít những kẻ cơ hội, lợi dụng tấm lòng, sự ủng hộ của nhân dân với đồng bào vùng thiên ttai, đồng bào nghèo để biển thủ tiền ủng hộ đút túi riêng, hoặc nhân dịp này mà tranh thủ đánh bóng tên tuổi của mình. Chúng ta phải lên án mạnh mẽ những con người và việc làm như vậy và cũng cần sáng suốt để tránh bị lợi dụng, để sự giúp đỡ của chúng ta đến được với những người cần giúp.
Trong cuộc sống, chúng ta không nên tự cô lập bản thân trong thế giới riêng nhỏ bé của mình. Hãy mở rộng tấm lòng, chia sẻ với người khác những niềm vui, nỗi buồn của mình, học cách lắng nghe, đồng cảm, sẻ chia với những buồn vui, khó khăn của người khác. Khi đó, ta sẽ thấy yêu đời và yêu người hơn, cuộc sống này ấm áp yêu thương và đáng sống biết bao. Vì ở đời “người với người sống để yêu nhau”.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |