LẬP DÀN Ý
1. Mở bài: (Giống kiểu chứng minh).
2. Thân bài: (Giải thích từng nội dung, khía cạnh của vấn đề bằng cách vận dụng lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu, chính xác theo một trình tự hợp lí).
- Luận điểm 1: (thường là trả lời câu hỏi: Như thế nào? Có ý nghĩa gì?)
+ Luận cứ 1: (Lí lẽ + dẫn chứng)
+ Luận cứ 2: (Lí lẽ + dẫn chứng)
- Luận điểm 2: (thường là trả lời câu hỏi: Tại sao? Vì sao?
+ Luận cứ 1: (Lí lẽ + dẫn chứng)
+ Luận cứ 2: (Lí lẽ + dẫn chứng)
- Luận điểm 3: (thường là trả lời câu hỏi: Phải làm gì?
+ Luận cứ 1: (Lí lẽ + dẫn chứng)
+ Luận cứ 2: (Lí lẽ + dẫn chứng)
3. Kết bài:
- Nhấn mạnh cách hiểu đúng, không thể bác bỏ hay xuyên tạc.
- Cũng có thể liên hệ với thực tế rút ra bài học cho bản thân.
B. VÍ DỤ: Lập dàn ý chi tiết cho dựa vào dàn ý đó viết thành bài văn cho đề bi sau: Hãy giải thích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn"
(1) Mở bài:
- Khuyên người ta phải biết nhớ ơn và đền ơn những người đi trước đã đem lại thành quả cho mình hưởng thụ, tục ngữ có câu: uống nước nhớ nguồn.
- Đó là một lời khuyên có ý nghĩa giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc đạo lí của con người Việt Nam: luôn trân trọng, biết ở người đi trước.
(2) Thân bài:
I. Thế nào là uống nước nhớ nguồn. Ý nghĩa của uống nước nhớ nguồn.
a) Giải thích khái niệm:
- Uống nước: Thừa hưởng thành quả lao động hoặc đấu tranh cách mạng của người khác, của các thế hệ đi trước.
- Nguồn:
+ Nơi xuất phát của dòng nước (nghĩa đen).
+ Những người làm ra thành quả đó (nghĩa bóng).
b) Ý nghĩa chung của cả câu tục ngữ:
Câu lục ngữ là một triết lí sống: Khi hưởng thụ thành quả lao động nào đó, phí nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đem lại thành quả mà ta đang hưởng.
II. Giải thích tại sao uống nước cần phải nhớ nguồn!
a. Trong thiên nhiên và xã hội, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc. Trong cuộc sống, không có thành quả nào mà không có công của một ai đó tạo nên.
b. Lòng biết ơn đó giúp ta gắn bó với cha mẹ, ông bà, anh em, tập thể... tạo ra một xã hội nhân ái, đoàn kết. Thiếu lòng biết ơn và hành động để đền ơn con người sẽ trở nên ích kỉ, xấu xa và độc ác.
Vì vậy, Uống nước nhớ nguồn là đạo lí mà con người phải có, và nó trở thành một truyền thống tốt đẹp của nhân dân.
c. Nhớ nguồn phải thể hiện như thế nào?
- Giữ gìn bảo vệ thành quà của người đi trước đã tạo ra.
- Sử dụng thành quả lao động đúng đắn, tiết kiệm.
- Bản thân phải góp phần tạo nên thành quả chung, làm phong phú thêm thành quả của dân tộc, của nhân loại.
- Có ý thức và có hành động thiết thực để tiết đền ơn đáp nghĩa cho những người có công với bản thân, với Tổ quốc.
(3). Kết bài:
- Nhấn mạnh ý nghĩa của câu tục ngữ và tác dụng của nó.
- Bài học rút ra cho bản thân.