Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn (7_10 dòng) giải thích một câu tục ngữ đã học

Viết đoạn văn (7_10 dòng) giải thích một câu tục ngữ đã học 

5 trả lời
Hỏi chi tiết
3.908
4
5
트란 타이 투안
26/06/2020 15:46:53
+5đ tặng

Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ được ông cha ta đúc rút từ hàng ngàn đời nay và cho tới tận bây giờ nó vẫn chứa đựng nhiều ý nghĩa răn dạy cho thế hệ sau , nhiệm vụ của chúng ta là học hỏi, ghi nhớ những công ơn của người đi trước. Xét theo nghĩa đen của câu tục ngữ thì câu “uống nước nhớ nguồn” có thể hiểu là mỗi con sông, mỗi con suối được bắt nguồn, được sinh ra từ những dòng sông lớn cho dù có hàng trăm hàng ngàn dòng chảy lớn bé thế nào thì nó cũng chỉ bắt đầu từ một nguồn. Chính vì vậy mỗi khi chúng ta lấy nước để uống, để ăn, để tắm,..  thì chúng ta cần phải biết ơn những nguồn nước lớn đã sản sinh ra những dòng nước nhỏ như bây giờ cho chúng ta sử dụng để uống, để tưới tiêu, để sinh hoạt. Đây cũng chính là lúc chúng ta cần phải biết ơn những thứ rất đơn giản nhưng vô cùng quý báu xung quanh chúng ta, biết ơn thiên nhiên đã tạo hóa, đã ban tặng cho chúng ta một nguồn sống vô cùng giá trị.

Khi giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn trong nghĩa bóng chúng ta có thể hiểu rằng “uống nước” là sự thừa hưởng và sử dụng những thành quả lao động, đấu tranh cách mạng của thế hệ đi trước. “Nguồn” ở đây chỉ nguồn gốc, cội nguồn hay có thể hiểu dễ hơn là những nguyên nhân dẫn đến các thành quả mà chúng ta đang hưởng. “Nhớ nguồn" là hành động thể hiện tính đạo đức cao, biết hưởng thụ một cách biết ơn những thành quả không phải do mình tạo ra và cũng không phải tự nhiên mà có. Câu tục ngữ như một lời nhắc nhở đối với những thế hệ đi sau, những người đã, đang và sẽ thừa hưởng những thành quả lao động của thế hệ trước để lại.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
3
Hải D
26/06/2020 15:47:35
+4đ tặng
Ông cha ta đã căn dặn con cháu dù trong hoàn cảnh này cũng phải sống lương thiện, sống tốt đẹp, tuyệt đối không được đánh mất đi phẩm giá của mình. Kinh nghiệm này đã được dân gian đúc kết qua câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm". Vậy đói, rách, sạch, thơm có nghĩa là gì? Đói, rách ở đây đều chỉ sự thiếu thốn của con người. Rách là tình cảnh nghèo nàn, rách nát. Thơm có nghĩa là đẹp đẽ, sạch sẽ. Câu tục ngữ đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều người nghèo, hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nỗ lực, chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn cắp, ăn trộm một tài sản quý giá của ai đó để làm giàu cho bản thân. Tuy nhiên vẫn có những người không thiếu thốn, có đủ khả năng lao động nhưng suốt ngày đi cướp của, ăn cắp bởi lẽ họ là những người lười lao động và không màng đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thật vậy, hãy là người sống tốt, sống sạch! Đừng để những bóng đen ở ngoài kia che lấp đi ánh sáng của bạn.
4
0
Hải D
26/06/2020 15:49:28
+3đ tặng
 Sống trên đời, ai chẳng muốn cuộc sống của mình được trọn vẹn cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng đôi khi, hoàn cảnh lại không cho phép ta có được những gì mà mình mong muốn. Trong những trường hợp như vậy, con người ta dù lâm vào hoàn cảnh nào đi chăng nữa cũng cần biết giữ gìn, bảo vệ chính tâm hồn mình, giống như ông cha ta đã có câu “Đói cho sạch rách cho thơm”. Ông cha ta muốn gửi gắm điều gì qua câu tục ngữ trên? Trước hết chúng ta cần hiểu, “đói” và “rách” là tượng trưng cho hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn, cùng cực của con người, một đời sống vất vả, không được ấm no, hạnh phúc. Trong hoàn cảnh ấy, ông cha ta khuyên nhủ mỗi người cần phải giữ cho mình được “sạch” và “thơm”, không chỉ nói đến hình thức bên ngoài mà còn là tâm hồn bên trong. Cần biết giữ cho mình lòng tự trọng , không để tâm hồn bị vẩn đục, có những suy nghĩ xấu xa để khắc phục hoàn cảnh sống, luôn sống ngay thẳng và trong sạch. Bản thân mỗi người cần biết tự ý thức sâu sắc về hoàn cảnh của chính mình, sống một cách ngay thẳng, lương thiện thì dù cho hoàn cảnh của bạn thế nào, bạn vẫn luôn được người xung quanh yêu mến và tôn trọng. Còn những kẻ vì mọi thứ mà bán rẻ lương tâm, lòng tự trọng của mình, sẽ luôn bị người đời chê trách và xa lánh. Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao chính là một minh chứng tiêu biểu cho việc giữ gìn lòng tự trọng, nhân phẩm của mình đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, cho dù lão Hạc đã lâm đến bước đến cùng của sự nghèo khổ, thiếu thốn, lão vẫn nhất quyết giữ trọn nhân phẩm của mình bằng cách ăn bả chó để tự kết liễu đời mình, đẻ không phải đi vào con đường tội lỗi, xấu xa như Binh Tư chỉ để kiếm miếng ăn cho chính mình. Do đó, có thể thấy, lòng tự trọng luôn là một cái gì đó mà con người cần hết mực trân trọng và giữ gìn, không để nó bị vẩn đục. “Bạn không thể chọn nơi mình sinh ra nhưng bạn được chọn cách mình sẽ sống”, nếu bạn sinh ra là một viên kim cương, hãy sống sao cho đúng với giá trị của mình. Còn nếu bạn sinh ra là một bông hoa dại dù cho không hương, hãy sống rực rỡ dưới ánh mặt trời bằng vẻ đẹp của chính bạn, để người đời dù không biết đến hương thơm nhưng vẫn nhớ được tên loài hoa ấy.
5
1
Hải D
26/06/2020 15:50:27
+2đ tặng
Giao tiếp với xã hội, đâu phải con người bao giờ cũng khôn lên. Không ít kẻ  “đi với ma mặc áo giấy” trở thành đầu trộm đuôi cướp khi rời vòng cương tỏa của gia đình, của nhà trường. Vì thế, muốn bồi bổ cho kiến văn và sở học của mình thì phải chủ động sàng lọc những khôn ngoan của người đời trong vô vàn những tạp uế cũng của người đời. Hiểu “sàng” theo nghĩa động từ như vậy nên có người đề xuất: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn ”. Thực ra, khi sàng gạo người ta không để trên mặt sàng đủ thứ “oẳn tờ rằn” mà phần lớn hạt gạo có chút lẫn ít tạp vật; khi sàng xong, gạo thì cho vào chum để nấu cơm, tấm cám hạt cỏ thì cho gà qué, thóc thì trở lại cối xay... Vậy câu tục ngữ không chỉ khuyên ta lựa chọn cái khôn mà học. Quan trọng hơn là phải phân loại những cái khôn ấy để dùng. Ta không chỉ có một túi khôn mà có được rất nhiều túi khôn từ việc chọn ở một sàng khôn.
4
1
Hải D
26/06/2020 15:51:26
+1đ tặng
Giao tiếp với xã hội, đâu phải con người bao giờ cũng khôn lên. Không ít kẻ  “đi với ma mặc áo giấy” trở thành đầu trộm đuôi cướp khi rời vòng cương tỏa của gia đình, của nhà trường. Vì thế, muốn bồi bổ cho kiến văn và sở học của mình thì phải chủ động sàng lọc những khôn ngoan của người đời trong vô vàn những tạp uế cũng của người đời. Hiểu “sàng” theo nghĩa động từ như vậy nên có người đề xuất: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn ”. Thực ra, khi sàng gạo người ta không để trên mặt sàng đủ thứ “oẳn tờ rằn” mà phần lớn hạt gạo có chút lẫn ít tạp vật; khi sàng xong, gạo thì cho vào chum để nấu cơm, tấm cám hạt cỏ thì cho gà qué, thóc thì trở lại cối xay... Vậy câu tục ngữ không chỉ khuyên ta lựa chọn cái khôn mà học. Quan trọng hơn là phải phân loại những cái khôn ấy để dùng. Ta không chỉ có một túi khôn mà có được rất nhiều túi khôn từ việc chọn ở một sàng khôn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo