LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn phân tích khổ 3 bài Ánh trăng

đoạn văn phân tích khổ 3 bài ánh trăng

3 trả lời
Hỏi chi tiết
6.740
7
3
Bộc Phá Hỏa Thiêu
26/06/2020 21:03:00
+5đ tặng

Từ hồi về thành phố

Quen đèn điện của gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường

    Cuộc sống đô thị phồn hoa với đèn điện, cửa gương, với tiện nghi đầy đủ đã khiến cho tác giả quên mất đi người bạn tri kỉ ngày xưa đó. Ở hai câu thơ sau của khổ thơ này, giọng thơ chùng xuống khiến người đọc nghèn nghẹn. Và đặc biệt cách dùng từ “người dưng” đã gợi lên cảm giác xót xa đến tột độ. Từng là bạn tri kỉ, từng là “người” ngỡ như không quên, nhưng giờ đây tác giả vô tâm, vô tình, hờ hững xem như kẻ qua đường, không hơn không kém. Phép so sánh đấy đã khiến cho tứ thơ xoáy sâu vào lòng người nhiều nuối tiếc, day dứt, xót xa cho một sự thay đổi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
Bộc Phá Hỏa Thiêu
26/06/2020 21:03:19
+4đ tặng

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường

    Trăng được nhân hóa lặng lẽ đi qua đường, trăng như người dưng đi qua chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay. Những câu thơ rất bình dị, giọng thơ thầm thì như trò chuyện, giãi bày tâm sự cho nên chất trữ tình của thơ trở nên sâu lắng chân thành.

17
4
toán IQ
26/06/2020 21:03:36
+3đ tặng
Khổ thơ đã nêu rõ đước hoàn cảnh sống lúc bấy giờ là khi đất nước hòa bình. Hoàn cảnh sống thay đổi: xa rời cuộc sống giản dị của quá khứ, con người được sống sung túc trong “ánh điện cửa gương” – hoán dụ cho cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, khép kín trong những căn phòng hiện đại,xa rời thiên nhiên. “Vầng trăng đi qua ngõ – như người dưng qua đường”: Vầng trăng bây giờ đối với người lính năm xưa giờ chỉ là dĩ vãng, dĩ vãng nhạt nhòa của quãng thời gian xa xôi nào đó. Với biện pháp nhân hóa và so sánh, “Vầng trăng tình nghĩa” trở thành “người dưng qua đường”. Vầng trăng vẫn “đi qua ngõ”, vẫn tròn đầy, vẫn thủy chung tình nghĩa, nhưng con người đã quên trăng, hờ hững, lạnh nhạt, dửng dưng đến vô tình.  Vầng trăng giờ đây bỗng trở thành người xa lạ, chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay biết. Rõ ràng, khi thay đổi hoàn cảnh, con người có thể dễ dàng quên đi quá khứ, có thể thay đổi về tình cảm. Nói chuyện quên nhớ ấy, nhà thơ đã phản ánh một sự thực trong xã hội thời hiện đại. Đến khổ thơ thứ ba, tác giả đã tạo ra sự đối lập về hoàn cảnh sống của con người giữa hiện tại và quá khứ. Hình ảnh “ánh điện của gương” là cách nói hoán dụ tượng trưng cho cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, khép kín trong căn phòng hiện đại, xa rời thiên nhiên. Trước đây con người sống với sông, đồng, bể, rừng, thiên nhiên, còn giờ đây lại sống với tiện nghi đầy đủ: ánh điện, cửa gương, phòng buyn-đinh.Từ đó nhà thơ diễn tả sự đổi thay trong tình cảm của con người lãng quên vầng trăng từng một thời tri kỉ. Câu chuyện tâm tình được kể rất giản dị, mộc mạc, giọng thơ thì thầm như đang trò chuyện, giãi bày tâm sự, lời thơ trữ tình, sâu lắng, qua đó tác giả đã thể hiện những cảm xúc hết sức chân thành. Nhịp thơ chậm, những chữ đầu không viết hoa diễn tả dòng suy nghĩ miên man của nhà thơ. Ánh trăng đã đựơc tác giả nhân hoá để gửi gắm suy tư về nhân tình thế thái.Lời thơ so sánh của Nguyễn Duy “vầng trăng đi qua ngõ, như người dưng qua đường” như xoáy vào lòng người một nỗi niềm xót xa nhức nhối,bới sự phản bội ở đây không chỉ với lịch sử,với thiên nhiên mà còn với chính bản thân mình nữa
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư