Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Ngày 20/2, UBND TP HCM kiến nghị kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh, sinh viên, học viên đến hết tháng 3, và điều chỉnh thời gian năm học 2019-2020.
Đến 24/02, Bộ GD&ĐT lại kiến nghị các địa phương cho học sinh đi học lại từ ngày 02/03/2020. Vì vậy, việc cho học sinh tiếp tục nghỉ hay đi học lại là đề tài vẫn đang gây tranh cãi. Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng diễn biến dịch phức tạp nên chưa chốt thời điểm cho học sinh đi học lại.
BBC News Tiếng Việt tiếp xúc với các phụ huynh Trần Nguyễn Lam Đa, Lê Thị Ngọc Linh, Nguyễn Ngọc Minh, Khưu Chung Chánh, Hồ Hữu Hoành để tìm hiểu tâm trạng và phản ứng của họ trước việc con em bất thình lình được nghỉ học trong thời gian chưa biết bao lâu.
Xáo trộn cuộc sốngTrước đây, chị Trần Nguyễn Lam Đa, làm việc ở công ty quảng cáo TP HCM thường dậy lúc 6 giờ để đưa con đi học rồi đến chỗ làm. Từ ngày con chị được nghỉ ở nhà vì dịch bệnh, bé ngủ dậy trễ hơn. Chị phải lo bữa sáng cho con, đợi con sắp xếp tập vở rồi đưa con cùng đến công ty. Tới tận 9 giờ 30, chị mới bắt đầu công việc.
Cho tới chiều, chị Lam Đa cũng phải tranh thủ đưa con về sớm để bé được đá bóng với bạn bè trong xóm. Sau đó, chị phải trở thành gia sư "bất đắc dĩ" của con mình:
"Mỗi ngày tôi cho bé làm bài tập nhà trường gửi. Điều tốt là mình không phải nghĩ thứ cho con làm, nhưng hạn chế là phải đưa con vào khuôn phép nhưng không thể giám sát 100% vì tôi còn phải làm việc. Vì không phải làm bài với tâm thế bắt buộc nên có khi bé không tuân theo thời khóa biểu, nên tôi phát cáu" - chị Lam Đa chia sẻ.
Bản quyền hình ảnhLAM ĐAChị Lê Thị Ngọc Linh, nhân viên truyền thông của công ty điện tử ở quận 9, TP HCM nói rằng vì hoàn cảnh, chị phải chấp nhận việc tạm xa con, gửi con về cho ông bà nội chăm sóc:
"Thời điểm đầu khi dịch bùng phát, tôi cũng phải xoay sở khá vất vả vì tôi là mẹ đơn thân đã 5 năm nay. Tôi để con ở nhà với bà ngoại nhưng bà ngoại cũng có việc riêng nên thằng nhỏ chơi ipad và coi ti vi khá nhiều. Tới đầu tháng 2, tôi quyết định gửi về cho ông bà nội chăm cùng với mấy đứa nhỏ khác trong dòng họ, tổng cộng có 6 đứa chơi với nhau".
Nhà ông bà nội cách nhà chị Linh khoảng 25 cây số và không thể sắp xếp công việc nên chị phải chấp nhận xa con.
Dịch kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý của người làm mẹ về sức khỏe con mình, mà còn khiến chị lo lắng mối quan hệ mẹ con sẽ trở nên xa cách:
"Từ nhỏ đến giờ, ngay cả khi vợ chồng tôi ly hôn, bé chưa xa mẹ quá ba ngày. Đây là lần đầu tiên hai mẹ con xa nhau dài ngày nên ảnh hưởng tinh thần của cá nhân tôi. Hằng đêm, tôi đều gọi video cho con nói chuyện, hỏi thăm con về sức khoẻ và việc học. Cuối tuần tôi đón con về nhà cũng chỉ dám cho con ở trong xóm, không dám dẫn đến những nơi vui chơi đông người như trước".
Anh Nguyễn Ngọc Minh, quản lý truyền thông của công ty bảo hiểm ở quận 7 tâm sự:
"Từ khi dịch bùng phát, tôi và vợ phải chia nhau trông con. Cũng may công ty hai vợ chồng đềy có chính sách linh hoạt cho nhân viên làm việc tại nhà nên tôi trông con 3 buổi/tuần, vợ tôi 2 buổi/tuần. Dù có chút xáo trộn nhưng sức khỏe con cái là trên hết nên cả hai vợ chồng đều cố gắng".
Ảnh hưởng tâm lý trẻ?Chị Khưu Chung Chánh, thông dịch viên tiếng Hàn, nói rằng ia đình không gặp nhiều khó khăn, chỉ có hai đứa trẻ là mong muốn đi học lại:
"Tâm lý của hai bé nhà tôi là đang rất mong đến trường vì tuổi của các bé là đến trường chứ không thể ở nhà hoài như vậy".
Luật sư Hồ Hữu Hoành, làm việc tại TP HCM, cho biết anh lo việc nghỉ học lâu sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập của con khi các trung tâm ngoại khóa cũng phải đóng cửa. Bên cạnh đó, anh cũng lo tâm lý của bé:
"Ban đầu con tôi rất hào hứng vì được nghỉ dài ngày, tuy nhiên giờ thì bé muốn đi học. Có thể không phải vì siêng năng, mà vì nhớ bạn bè. Dù sao với trẻ thơ, việc tiếp xúc, gặp gỡ bạn bè đồng lứa là một phần quan trọng trong cuộc sống của bé trong giai đoạn này".
Chị Lam Đa cho rằng việc cha mẹ phải xoay sở ứng phó với dịch bệnh là một, nhưng quan trọng hơn là tâm lý con trẻ:
"Kỳ nghỉ Tết bản chất đã dài nên bé háo hức đi học trở lại nên bây giờ tiếp tục nghỉ khiến bé bí bách. Điều đau khổ với các bé là không được hoạt động để giải toả năng lượng. Bé nhà tôi thích vận động như bơi lội, đá bóng nhưng vì dịch nên các hoạt động ngoại khoá đều ngừng lại nên thực sự tội tụi nhỏ".
"Nhiều người nói đây như nghỉ hè, theo tôi hoàn toàn sai. Vì nghỉ hè con cái được đi chơi thoả thích, được tung tăng khắp nơi còn bây giờ tụi nhỏ phải 'cách ly' ở nhà. Đây như án treo cho cả phụ huynh, giáo viên và đặc biệt là học sinh" - chị than.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |