LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhận xét về phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 - 1884

giải giúp mk cái bảng với ,
và câu C phía dưới với

10 trả lời
Hỏi chi tiết
11.505
12
5
Mai
29/06/2020 14:10:46
+5đ tặng

Nhận xét về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858-1884:
+ Triều đình tổ chức kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu song đường lối kháng chiến nặng nề về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, ảo tưởng đối với thực dân Pháp, bạc nhược trước những đòi hỏi của thực dân Pháp.

     + Nhân dân chủ động đứng lên kháng chiến với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khi triều đình đầu hàng, nhân dân tiếp tục kháng chiến mạnh hơn trước, bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
3
Mai
29/06/2020 14:13:37
+4đ tặng

Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược. Điều này thể hiện lần lượt qua nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp:

- Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán,...

- Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

- Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.

=> Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta. Thông qua các Hiệp ước cho thấy: các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn.

=> Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

4
2
Mai
29/06/2020 14:15:51
+3đ tặng
trách nhiệm của triều đình nhà nguyễn:
1. Tiềm lực đất nước đến thời Tự Đức đã bị cạn kiệt, ko có chính sách khoan thư sức dân tăng cườn sức mạnh đất nước.
2.Chính sách đối ngoại đối nội sai lầm. Đối ngoại: bế quan tỏa cảng làm Thương nghiệp ko phát triển được. Đối nội: Vơ vét bóc lột nhân dân, thi hành hàng loạt các cs phản động.
3. Quân đội lạc hậu, yếu kém, vũ khí thô sơ, ko có tinh thần chống giặc.
4. Vua quan bất cập, ko biết cách ứng xử đối phó phòng chống trong tình cảnh mất nước.
5. Nhu nhược, ko dám đánh, 1 mực đi theo con đường chủ hào.
6. Ko chịu thực hiện các cải cách duy tân đất nước.
7. Sợ dân hơn sợ giặc, sợ thù trong hơn giặc ngoài, nhanh chóng trở thành tay sai đắc lực của Pháp.
8.Vua quan bất lực, nhu nhược, bất lực cầu hòa quay lưng lại với nhân dân.
5
2
Mai
29/06/2020 14:17:18
+2đ tặng
Khởi nghĩa Hương Khuê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì:
- Lãnh đạo: các văn thân, sĩ phu các tỉnh Thanh- Nghệ- Tĩnh- Quảng, họ đều là những người tài giỏi như Tiến sĩ Phan Đình Phùng, nhà chế tạo vũ khí Cao Thắng.
- Quy mô: rộng lớn, trải dài khắp 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Lối đánh: linh hoạt, phòng ngự chủ động tấn công, đánh đồn diệt viện.
- Quân đội: được chia làm 15 quân thứ, được trang bị súng theo kiểu Pháp.
- Thời gian tồn tại lâu hơn các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào.
2
0
Hải D
29/06/2020 15:22:14
+1đ tặng

Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858 đã:

- Có sự phối hợp của triều đình với nhân dân kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khí thế kháng chiến sôi sục trong nhân dân cả nước, toàn dân tham gia đánh giặc.

- Đã đẩy lùi được nhiều đợt tấn công của địch, vận dụng đúng đắn kế sách “vườn không nhà trống”, gây cho địch nhiều khó khăn.

⟹ Đã làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.



 
2
0
Hải D
29/06/2020 15:25:01

Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời đó là:

- Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.

- Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.

- Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.

- Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì.

- Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,...

- Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.

- Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.

- Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương.



 
2
0
Hải D
29/06/2020 15:27:16

 Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là vì:

     + Thời gian kéo dài nhất 10 năm (1885 -1896).

     + Địa bàn hoạt động rộng lớn khắp 4 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

     + Nghĩa quân được tổ chức chặt chẽ, chia thành 15 thứ quân.

     + Nghĩa quân chế tạo được súng trường( súng 1874)

     + Phương thức tác chiến:tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt...

4
0
Hải D
29/06/2020 15:37:57

TRÁCH NHIỆM

 

Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến trên tất cả các mặt :chính trị:nhà Nguyễn xây dựng một chính quyền chuyên chế độc đoán, tăng cường bảo vệ quyền lợi của dòng họ, lấy chỗ dựa là địa chủ, cường hào. kinh tế thì sa sút, công thương nghiệp bế tắc, xã hội mâu thuẫn,nhũng cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ...Những chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn đã đặt nước ta vào tình thế hết sức bất lợi trước sự xâm lược của tư bản phương tây:tài lực, vật lực khánh kiệt, lòng dân li tán, binh sĩ bạc nhược, kém cỏi...Những bài học về "khoan thư sức dân" "thực túc binh thường" của các thế hệ trước , thì nhà Nguyễn đều không đáp ứng được vì thế khi Pháp xân lược thì quân và dân của nhà đã hết, sức đã kiệt, nhà Nguyễn không phát động được 1 cuộc kháng chiến toàn dân. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến Việt Nam rơi vào tay Pháp.
=> như vậy trách nhiệm của nhà Nguyễn với tư cách của một triều đại lãnh đạo quản lí đất nước trước nguy cơ xâm lược từ bên ngoài đã không có những biện pháp để nâng cao sức mạnh tự vệ mà còn thi hành những chính sách thiển cận,sai lầm làm cho tiềm lực quốc gia suy kiệt, hao mòn sức dân không còn khả năng phòng thủ đất nước, tạo điều kiện cho Pháp dẩy mạnh xâm lược
b.Khi Pháp vào xâm lược nhà Nguyễn với tư cách là người đứng ra lãnh đạo, tổ chức cuộc kháng chiến đã tiếp tục mắc phải những sai lầm trong đường lối đánh giặc đưa đến hậu quả nước ta rơi vào tay Pháp
-Ngay từ đầu trước cuộc xâm lăng của kẻ thù, triều đình đã có ý thức chuẩn bị kháng chiến nhưng sự chuẩn bị này lại chậm trễ, bị động, thiếu tích cực và trong quá trình kháng chiến triều đình có tư tưởng ngại địch, sợ địch không chủ động tấn công nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh giặc (dẫn chứng)
-Triều đình đã sử dụng đường lối thủ để hoà, ảo thưởng về kẻ thù, trông chờ vào lương tâm, hảo ý của địch nên đã đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác xuất phát từ những toan tính ích kỉ muốn bảo vệ quyền lợi dòng họ nên từ chỗ kháng cự yếu ớt đến đầu hàng(d/c: lần lượt kí các bản hiệp ước đầu hàng)
-Triều đình đã không biết phát huy cuộc kháng chiến toàn dân không phối hợp với nhân dân đánh giặc đến cùng mà đã từng bước bỏ rơi, ngăn cản cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống Pháp.
-Triều đình sai lầm trong chủ trương cầu viện bên ngoài.
- Triều đình tiếp tục duy trì đường lối bảo thủ, khước từ mọi đề nghị canh tân , đổi mới đất nước.

3
0
Hải D
29/06/2020 15:39:30

Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược :

Dựa vào nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp:

- Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 : thừa nhận sự cai quản của Pháp ờ 3 tỉnh Nam Bộ (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn ; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán...

- Hiệp ước Giáp Tuất 1874: thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp...

- Hiệp ước Hác-măng 1883: Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ờ Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.ệ.

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884: Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp...

Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình của triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta (các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề hơn, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn).

3
1
Hải D
29/06/2020 15:40:49

Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858?

Nhận xét:

Qua cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1858 cho thất nhân dân ta cùng triều đình đã anh dũng đứng lên đánh giặc, làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp, buộc chúng phải chuyển sang kế hoạch chinh phục từng gói nhỏ”.
Tuy nhiên, trong quá trình kháng chiến, triều đình nhà Nguyễn đã nặng nề về phòng thủ, bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh Pháp. Trong khi đó, nhân dân ta luôn sục sôi khí thế đánh giặc, luôn sẵn sàng với tinh thần tích cực, chủ động và tự nguyện đứng lên kháng chiến.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư