Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy nêu suy nghĩ của mình về chữ "tâm" và chữ "tài" của Nguyễn Du được thể hiện trong Truyện Kiều

Trong Truyện Kiều đại thi hào Nguyễn Du đã viết:
      "Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"
Em hay nêu suy nghĩ của mình về chữ "tâm" và chữ "tài" của Nguyễn Du được thể hiện trong Truyện Kiều

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
736
1
0
Vũ Hà My
29/06/2020 20:41:39
luy ý là viết  ý chứ k phải đoạn văn ạ
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Tran Huu Hai Hai
29/06/2020 20:45:46
+4đ tặng

I. Yêu cầu của đề

  • Nội dung:

+ Trình bày hiểu biết của mình về quan niệm của Nguyễn Du với hai chữ tâm – tài, của Chủ tịch Hồ Chí Minh với hai chữ tài – đức.

+ Mối quan hệ giữa các yếu tố đó. Ý nghĩa của nó trong thời kì hội nhập.

  • Phương pháp lập luận: Giải thích, chứng minh, bình luận.
  • Tư liệu: Trong sách báo và thực tế đời sống.

II. Dàn ý

Mở bài

  • “Cao cả thay cái chức vị làm người trên trái đất” (M. Gorki), vậy cái gì đã làm nên hai chữ “cao cả” trong chức vị làm người? Phải chăng đó chính là cái tài, cái tâm, cái đức? Xưa Nguyễn Du nói: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Nay Bác Hồ cũng có ý kiến tương tự: “Có tài mà không có đức là người vô dụng; có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
  • Đó là ý kiến của những người đã cháy hết mình cho cả hai chữ tài – tâm để đúc rút chân lí cho muôn người, muôn đời.

Thân bài

  • Giải thích khái niệm
  • Tài: tài năng, trí tuệ, năng lực thực sự của con người trong một hay nhiều phương diện.
  • Tâm: là tấm lòng, tâm hồn, đạo đức, nhân cách của con người. Tâm được biểu hiện qua hành động, việc làm, thái độ, tình cảm, cách cư xử của mỗi người với mọi ngưòi.
  • Đức: là biểu hiện tot đẹp của đạo lí trong tính nết, tư cách, hành động của con người.

=> Quan niệm của Bác thực chất về tài – đức cũng là quan niệm về tài và tâm, nhưng ở mức độ đòi hỏi toàn diện hơn. Tâm là tấm lòng, nó có thể được bộc lộ nhưng cũng có thể không được bộc lộ. Nhưng đã là đức thì phải toả sáng và được mọi người thừa nhận. Cái đức là tinh tuý của cái tâm.

*Mối quan hê giữa các yếu tố: tài – tâm – đức.

  • Nguyễn Du thì nhấn mạnh chữ tâm: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” , vì:

+ Cái xã hội mà Nguyễn Du sống là xã hội phong kiến suy đồi, khủng hoảng trầm trọng, những giá trị đạo đức có nguy cơ bị băng hoại bởi đồng tiền.

+ Con ngươi vì đồng tiền mà có thể hãm hại, chà đạp lên nhau. Điều đó được Nguyễn Du phản ánh nhiều trong các tác phẩm của mình đặc biệt là Truyện Kiều. Nguyễn Du coi chữ tâm bằng ba chữ tài, nghĩa là ông đề cao chữ tâm.

  • Với Hồ Chí Minh, chữ tài – đức được đặt ngang hàng nhau.

+ Bởi người có tài là người thông minh, tài hoa, thao lược có thể quyết đoán hoặc hoàn thành mọi việc một cách nhanh chóng, xuất sắc.

+ Song nếu chỉ có tài thì chưa đủ, tố chất để làm nên một con người toàn diện vì tài phải đi đôi với đức. Người có tài mà không có đức sẽ làm những điều thất đức, trái đạo.

Ví dụ: là kỹ sư, bác sĩ, hay kinh doanh, sản xuất, làm việc chạy theo cái lợi – đồng tiên mà thiếu lương tâm, trách nhiệm sẽ đem lại những hậu quả khôn lường cho con người và xã hội.

=> Vì thế, Hồ Chí Minh nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng”.

+ Nhưng Người cũng lại nói: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, bởi lẽ nếu chỉ có tấm lòng thôi mà không có năng lực, trí tuệ, không năng động, tháo vát trong mọi công việc thì làm việc gì cũng thấy khó và càng khó thành công. Người ta nói ngu dốt cộng với lòng nhiệt tình thành kẻ phá hoại. “Quan mà dốt đặc vô tài. Thì dân lạy cái áo ngoài mà thôi”.

+ Kẻ ngu dốt sẽ làm hỏng nhiều việc (Kĩ sư năng lực yếu có thể phá huỷ công trình. Thầy giáo dốt có thể làm hỏng các thế hệ học trò. Bác sĩ kém có thể chẩn đoán bệnh sai dẫn tới giết người).

=> Tài – tâm – đức là các yếu tố vô cùng quan trọng liên quan chặt chẽ với nhau, không thể coi nhẹ yếu tố nào. Tài giúp con người thành đạt, tâm đức giúp con người trở thành cao quý được mọi người và xã hội ngưỡng mộ, tôn vinh. Tài – tâm – đức là những tố chất tạo nên giá trị con người. Người tài đức có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước.

  • Tài – tâm – đức trong thời kì hội nhập
  • Đất nước đã bước sang thế kỉ XXI với chặng đường trên 20 năm đổi mới, cuộc sống xã hội nhiều đổi thay, gặt hái nhiều thành tựu, tiếp thu được nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin trên thế giới.
  • Điều kiện đó đòi hỏi con người vừa phải có năng lực, có trình độ để tiếp thu kiến thức khoa học tiên tiến hiện đại, vừa phải có tâm, đức. Tâm đức sẽ toả sáng cho tài năng phát triển. Người có tài, tâm, đức là người biết sống và cống hiến hết mình cho gia đình, quê hương, đất nước.

Kết bài

  • Dẫn câu nói: “Trước bộ óc vĩ đại tôi cúi đầu, trước trái tim vĩ đại tôi quỳ gối”.
  • Khẳng định vai trò quan trọng của tài – tâm – đức trong mỗi con người và cuộc sống.
  • Học sinh cần phấn đấu trở thành người tài đức để góp phần xây dựng đất nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×