Bài 1:
- Tác giả: Lí Thái Tổ (974-1028)
+ Tên thật: Lí Công Uẩn.
+ Quê quán: Châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (xã Bình Đảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
+ Nhân phẩm: Thông minh, nhân ái, nhiều chiến công.
+ Địa vị: Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ thời Tiền Lê, vua thời Lí.
- Tác phẩm:
+ Thể loại: Chiếu.
+ Thời gian: Năm 1010.
+ Mục đích: Bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La.
Bài 2:
- Phần 1. “Xưa nhà Thương… không dời đổi”: Cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô.
- Phần 2. “Huống gì thành Đại La…. đế vương muôn đời”: Lí do chọn thành Đại La làm kinh đô
- Phần 3. Đoạn còn lại: Quyết định dời đổi.
Bài 3:
Sự việc dẫn các triều đại Trung Quốc đã từng có những cuộc dời đô nhằm mục đích khẳng định đây là một việc đã từng có người làm, chứ không phải là lần đầu. Mặc khác, các triều đại Trung Quốc dời đô là thuận theo mệnh trời, ý dân. Các cuộc dời đô đó có kết quả là mưu toan được nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu, dẫn đến việc "vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh". Sự việc dẫn đó làm cơ sở để đưa ra ý kiến dời đô của mình.
Bài 4:
Thành Đại La có vị thế thuận lợi về nhiều mặt:
- Đây là kinh đô cũ của Cao Vương.
- Ở nơi trung tâm trời đất; được thế rồng cuộn hổ ngồi (thế đất đẹp theo quan niệm của thuật phong thủy).
- Có 4 ưu điểm là rộng rãi, bằng phẳng, cao ráo, thoáng đãng. Do đó dân không bị lụt, muôn vật phong phú, tốt tươi.