Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí

Phần tập làm văn
1/ nghị luận xã hội:
thế nào là nghị luận về một sự, việc hiện đời sống; nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
-yêu cầu về nội dung và hình thức
-cách làm
2/ nghị luận văn học:
-thế nào là nghị luận về tác phẩm chuyện(đoạn trích) nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
-yêu cầu về nội dung và hình thức
-cách làm
 

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
783
0
1
Hằng
05/07/2020 16:39:57
+5đ tặng

1 / Bước 1:  Tìm hiểu đề và tìm ý cho đoạn văn

Bước 2: Viết đoạn văn theo cấu trúc sau:
  • Giải thích hiện tượng đời sống (0,5 điểm khoảng 5 dòng):

Khi giải thích cần lưu ý:

  • Bám sát hiện tượng đời sống mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tùy tiện.
  • Làm nổi bật được vấn đề cần bàn luận trong bài.
  • Bàn luận về hiện tượng đời sống (1 điểm khoảng từ 10 đến 15 dòng).
  • Phân tích các mặt, các biểu hiện của sự việc, hiện tượng đời sống cần bàn luận.
  • Nêu đánh giá, nhận định về mặt đúng – sai, lợi – hại, lí giải mặt tích cực cũng như hạn chế của sự việc, hiện tượng ấy, bày tỏ thái độ đồng tình, biểu dương hay lên án, phê phán.
  • Chỉ ra nguyên nhân của sự việc, hiện tượng ấy, nêu phương hướng khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của sự vật, hiện tượng.
  • Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống (0,5 điểm khoảng 5 dòng)

Liên hệ với bản thân và thực tế đời sống, rút ra bài học nhận thức và hành động. Đề xuất bài học về cách sống, cách ứng xử nói chung và đối với bản thân nói riêng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Hằng
05/07/2020 16:41:01
+4đ tặng
2/ I. Mở bài: nêu được yêu cầu của đề bài. Nghĩa là đề thi yêu cầu như thế nào thì phải dẫn vào vấn đề như thế. Tránh lối viết mở bài mà không làm nổi bật được yêu cầu của đề.
II. Thân bài
1. Khái quát về tác giả (phong cách sáng tác), tác phẩm, xuất xứ: (Phần này rất quan trọng vì trong đáp án của Bộ, học sinh làm tốt những yêu cầu này sẽ đạt 0,50 điểm; nếu các em đã đưa phần tác giả lên mở bài thì phần khái quát có thể không cần nữa; hoặc phần khái quát sẽ dùng để nói hoàn cảnh sáng tác)
2. Nội dung phân tích, cảm nhận:
– Trong phần nội dung của bài làm, học sinh phải xác lập được các luận điểm chính rồi từ đó dựa vào các thao tác: chứng minh, bình luận, phân tích, cảm nhận… để làm rõ luận điểm.
– Nên viết đoạn văn theo lối diễn dịch để ý được rõ ràng, giám khảo chấm cũng dễ cho điểm. Đầu mỗi luận điểm, lùi bút vào 2 ô giấy để giám khảo dễ nhìn bố cục của mình hơn.
– Đối với thơ hay truyện thì phải lấy nghệ thuật để phân tích phần nội dung (Nhất là phân tích thơ).
– Khi hành văn, cần tránh những câu từ sáo rỗng. Cần viết thật cô đọng, giọng văn phải kết hợp được chất lý luận và suy tư cảm xúc.
– Tránh gạch bỏ quá nhiều trong bài làm, làm bẩn bài làm sẽ gây phản cảm cho người chấm.
– Để tăng chiều sâu cho bài viết, cần có sự so sánh, đối chiếu giữa nhân vật này, nhân vật kia, tác phẩm này, tác phẩm nọ. Cần đưa một số lời phê bình, nhận định văn học vào trong bài làm. Cần có dẫn chứng thêm ngoài tác phẩm. Những yếu tố vừa nói trên đây sẽ làm cho bài văn của các em thêm phong phú và có chiều sâu, chắc chắn sẽ được giám khảo cân nhắc mà cho điểm cao.
3. Phần tổng kết nghệ thuật: theo đáp án, trước khi kết bài sẽ có phần tổng kết nghệ thuật. Học sinh cần có đánh giá, nhận xét chung về nghệ thuật của tác phẩm (phần này đáp án cho từ 0,5 – 1,0 điểm). Thực ra phần nghệ thuật này đã nói trong khi chúng ta làm bài. Đây chỉ là bước đệm cuối cùng cho đủ bố cục bài văn.
III. Kết bài: đánh giá chung về vấn đề.
1
1
Simple love
05/07/2020 16:43:13
+3đ tặng

Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là bàn luận, trình bày quan điểm về một hiện tượng xảy ra trong thực tế, thu hút sự quan tâm của nhiều người như nếp sống văn minh đô thị, nghiện mạng xã hội, cuồng thần tượng...

Đó có thể là hiện tượng tốt hoặc xấu nhưng dù đề bài ra theo hướng nào thì khi viết đều phải triển khai được 4 luận điểm chính:

Luận điểm 1: Giải thích hiện tượng đời sống, làm rõ các khái niệm trong đề bài.

Luận điểm 2: Nêu thực trạng hiện tượng đang diễn ra trong thực tế. Ảnh hưởng ra sao đối với đời sống xã hội?

Luận điểm 3: Lí giải nguyên nhân của hiện tượng, tác hại hoặc vai trò của hiện tượng đối với đời sống con người. 

Luận điểm 4: Đề xuất giải pháp, liên hệ thực tế bản thân.

Ví dụ: Viết đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại hội nhập toàn cầu hiện nay (Đề thi Văn vào lớp 10 Hà Nội năm 2015).

- Luận điểm 1: Giải thích: Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được lưu giữ trong lịch sử.

- Luận điểm 2: Biểu hiện của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc:

+ Tiếp nối, phát huy những phong tục văn hóa tốt đẹp trong đời sống.

+ Quảng bá, tuyên truyền văn hóa trên thế giới.

- Luận điểm 3: Vai trò, ý nghĩa của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc: Đề cao tinh thần dân tộc, tự tôn, lòng yêu nước.

- Luận điểm 4: Đề xuất giải pháp/liên hệ thực tế: Tiếp tục giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc; giao lưu, chia sẻ những nét đẹp ấy đến với bạn bè quốc tế.

Lưu ý, đối với hiện tượng tích cực, học sinh cần làm rõ tác dụng, ý nghĩa của nó với thực tiễn cuộc sống; đồng thời phê phán những hiện tượng trái ngược; đề xuất giải pháp nhân rộng hiện tượng và bài học liên hệ. Đối với hiện tượng tiêu cực thì phải phân tích được tác hại, hậu quả cũng như đề xuất phương án khắc phục hiện tượng.

1
1
Simple love
05/07/2020 16:43:45
+2đ tặng

Kĩ năng làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là bàn luận vấn đề thuộc đạo đức, lối sống, nhân cách con người và ứng xử trong xã hội như đức tính khiêm tốn, tinh thần lạc quan, tấm gương vượt khó... (tích cực) hay lối sống ích kỉ hưởng thụ, bệnh vô cảm, sự dối trá... (tiêu cực).

Dù đề bài yêu cầu nghị luận về vấn đề tích cực hay tiêu cực, viết đoạn văn hay bài văn thì bài viết vẫn phải đầy đủ 3 luận điểm sau:

Luận điểm 1: Giải thích các khái niệm, quan niệm, khái quát vấn đề cần nghị luận là gì. 

Luận điểm 2: Nhận định, đánh giá về vấn đề tư tưởng đạo lí. 

Luận điểm 3: Phản đề, bài học nhận thức và hành động cho bản thân.

Ví dụ: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải mang khát vọng được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, như bông hoa tỏa sắc hương. Trong bài thơ Một khúc ca xuân, Tố Hữu cũng đã viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Hãy trình bày ý kiến của em về quan niệm sống trong câu thơ trên của Tố Hữu bằng một bài văn.

- Luận điểm 1: Giải thích, đánh giá:

+ “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”: Biết cho đi yêu thương, sống tận tâm, quan tâm những người xung quanh, có trách nhiệm với chính mình và người khác.

+ Giữa “cho” và “nhận” luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau. Muốn nhận được điều tốt đẹp ta phải biết “cho” đi những điều tốt đẹp. 

- Luận điểm 2: Nhận định, đánh giá về vấn đề tư tưởng đạo lí. 

+ Biểu hiện của sự cho đi: Chúng ta có thể "cho" đi về vật chất hoặc sẻ chia về mặt tinh thần.

+ Tác dụng của việc cho đi: Cuộc sống trở nên vui vẻ, ý nghĩa; nhận được tình cảm yêu thương, sự kính trọng từ mọi người...

+ Kết hợp hài hòa giữa "cho" và "nhận".

+ Nêu một số tấm gương của việc cho và nhận: Hồ Chí Minh, Bill Gates...

- Luận điểm 3: Phản đề, bài học nhận thức và hành động cho bản thân.

+ Lối sống vô cảm, sống chỉ biết “nhận” chứ không hề “cho” - “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” đáng phê phán.

+ "Cho" đi đúng lúc, đúng mức, không nên mù quáng.

+ Bài học trong cuộc sống: biết yêu thương, trân trọng cuộc sống.

Ngoài ra khi viết dạng văn nghị luận xã hội học sinh cần lưu ý xác định đúng yêu cầu của đề bài, thực hiện đúng phương pháp và chọn lựa đúng kiến thức cần huy động. Đặc biệt dẫn chứng sử dụng trong bài viết phải có sự chọn lọc, vừa đủ và thuyết phục người đọc. Cùng với đó lập luận phải sắc sảo, chặt chẽ và thể hiện rõ quan điểm, chính kiến của người viết. 

Cô Nguyễn Thị Thu Trang chia sẻ thêm: “Trước khi bắt tay vào viết bài, các em nên dành thời gian tìm hiểu đề, lập dàn ý theo các thao tác nghị luận mà cô đã hướng dẫn để bài viết đúng hướng và đủ ý. Đặc biệt, phải thường xuyên cập nhật kiến thức xã hội, tin tức thời sự để đưa dẫn chứng thực tế vào bài viết, kết hợp lí lẽ chặt chẽ và dẫn chứng thuyết phục thì cô tin bài làm của các em sẽ đạt điểm cao”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×