LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tiểu thuyết Tắt đèn của Nhà văn Ngô Tất Tố có nhiều nhân vật nhưng nhân vật chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm có giá trị hiện thực, đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng tám

Tiểu thuyết Tắt đèn của Nhà văn Ngô Tất Tố có nhiều nhân vật nhưng nhân vật chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm có giá trị hiện thực, đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng tám. Bằng hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.064
1
0
Đỗ Chí Dũng
06/07/2020 16:30:47
+5đ tặng

a) Mở bài (1 điểm):
- Giới thiệu khái quát tác giả , tác phẩm. (0,25)
- Tiểu thuyết Tắt đèn có nhiều nhân vật nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm Tắt đèn. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám 1945. (0,25)
b) Thân bài (8 điểm):
* Làm rõ những phẩm chất đáng quý của chị Dậu.(8 đ)
- Chị Dậu là một người có tinh thần vị tha, yêu thương chồng con tha thiết. (2 đ)
+ Khi anh Dậu bị bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đánh đập hành hạ chết đi sống lại chị đã chăm sóc chồng chu đáo.(1 đ)
+ Chị đã tìm mọi cách để bảo vệ chồng. .(0,5 đ)
+ Chị đau đớn đến từng khúc ruột khi phải bán con để có tiền nộp sưu(0,5 đ)
- Chị Dậu là một người đảm đang tháo vát: đứng trước khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua, phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì ốm đau, đàn con bé dại... tất cả đều trông vào sự chèo chống của chị. (2 đ)
- Chi Dậu là người phụ nữ thông minh sắc sảo: (2 đ)
Khi bọn cai lệ định xông vào trói chồng – Chị đã cố van xin chúng tha cho chồng nhưng không được. => chị đã đấu lý với chúng
“ Chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ”.
- Chị Dậu là người phụ nữ có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm. (1 đ)
+ Khi cai lệ và người nhà Lí trưởng có hành động thô bạo với chị, với chồng chị, chị đã vùng lên quật ngã chúng.
*Đánh giá: Chị Dậu chính là biểu hiện đẹp đẽ về nhân phẩm của tinh thần tự trọng.(1 đ)
c) Kết bài (1điểm)
- Yêu thương chồng con, thông minh sắc sảo, đảm đang tháo vát, có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm... (0,25)
- Nhân vật chị Dậu toát lên vẻ đẹp mộc mạc của người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết. (0,25)
- Hình tượng nhân vật chị Dậu là hình tượng điển hình của phụ nữ Việt Nam trước cách mạng tháng 8 năm 1945. (0,25)
- Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố không chỉ là tác phẩn có giá trị hiện thực mà còn có giá trị nhân đạo sâu sắc, là tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán. (0,25)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Ngưu Tử
06/07/2020 16:33:11
+4đ tặng
 Hành động bán con của chị Dậu mang rất nhiều luồng ý kiến trái ngược nhau : Hành động bán con của chị , có ý kiến cho rằng hành động của chị ích kỉ nhưng theo quan điểm cá nhân hành động của chị lại cho thấy chị càng là một "người mẹ". Chị bán con không phải chị không thương con nữa , giữa nhiều tình huống vừa phải cứu chồng , cứu đói con , cứu bản thân , cứu gia đình khỏi bàn tay độc ác của tên cai lệ , cụ thể nó ẩn dụ cho hình ảnh suy thoái của xã hội bấy giờ . Chị đã chọn cứu con , nhưng niềm hy vọng đâu có là bao ? Cứu thế nào , cứu ra sao ? Chị quyết định một lựa chọn cay nghiệt mà nó dày xéo cả tâm hồn , cả con tim của chị : Bán con ! Bán con , ít nhất người ta cũng có cơm cho mà ăn , cũng có chỗ mà ở , chứ sau này mất nhà , mất của , chúng nó lại còn khổ hơn , chị hẳn không chịu nổi cải cảnh bữa đực bữa cái , những bữa mà chúng nó tranh giành nhau chỉ vì miếng ăn , những bữa mà thằng con chị khóc thét lên hay đứa con gái chị nhịn phần ăn mà cho em mình . Đau ! Đau không tả xiết nhưng phải cứu chồng , cứu gia đình , chị cần tiền , thứ tha hóa xã hội khiến chị khổ đau . Chị Dậu phất lên hình ảnh không chỉ là người mẹ mà còn là người phụ nữ Việt Nam , không chỉ là khi xưa mà còn là bây giờ , luôn mang trên mình một tình mẫu tử thiêng liêng , tình vợ chồng thắm thiết . Nó là một hình ảnh chân thực nhất , đẹp đẽ nhất của người phụ nữ Việt Nam .
- Hành động đánh lại tên cai lệ của chị cũng mang rất nhiều những luồng ý kiến trái ngược nhau : Chị đánh tên cai lệ ! Chị phá vỡ đi nét dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam , mà bấy lâu này cái truyền thống ấy vẫn còn giữ . Tôi luôn thắc mắc , liệu bờ đê có vỡ khi nước cứ liên tục bơm vào ? Nước cứ bơm , bơm mãi , nó giống cái sự chà đạp , cái sự ức hiếp mà xã hội luôn dành cho chị . Chị cũng là một con người , vui có , buồn có , tức giận cũng có . Người ta nói :"Giặc tới nhà đàn bà cũng đánh " , vậy liệu chăng phản kháng lại có phải là phá vỡ đi hình ảnh người phụ nữ Việt Nam ? Hay nói chính xác hơn đó là bảo vệ người thân yêu của mình là sai ? Người phụ nữ VN , không chỉ là vợ , là mẹ , mà còn là người đảm đang việc sản xuất lương thực . Họ vùng lên để bảo vệ những điều lẽ phải , với tư cách là người vợ thương chồng , tư cách là người mẹ yêu con , tư cách là người VN , như vậy xét cho cùng liệu họ có phá đi những hình ảnh của người phụ nữ VN : Thương yêu chồng con , đảm đang việc nhà , việc nước , .... Chắc chắn là không , có người sẽ cho rằng phá đi sự hiền dịu , vậy liệu một người bình thường có phải lúc nào cũng hiền dịu ? Hiền dịu chỉ là với cái lẽ phải , cái công lý , chứ không bao giờ với điều ác . Hành động của chị bổ sung nhiều hơn cho tình yêu mà chị dành cho tổ quốc , chồng con

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư