Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ về tiểu đội xe không kính

giải thích
ý nghĩa nhan đề của bài thơ về tiểu đội xe không kính

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
5.259
8
3
Nguyễn Minh Thạch
13/07/2020 21:44:23
+5đ tặng

Bài thơ có một nhan đề khá dài tưởng như có chỗ thừa, nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ độc đáo của nó.

Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.

Nhan đề có thêm hai chữ “bài thơ” cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là cái hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà điều chủ yếu là tác giả muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy: Chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang dũng cảm, vượt lên thiếu thốn, hiểm nguy của chiến tranh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
3
Nguyễn Minh Thạch
13/07/2020 21:44:57
+4đ tặng
”Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đọc lên cho ta có cảm giác hơi dài đôi chỗ tưởng như thừa nhưng chính điều đó đã tạo lên nét độc đáo mới lạ.Trước hết nhan đề làm nổi bật hình ảnh trong toàn bài đó là những chiếc xe không kính hay chính là hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh. Qua đó ta thấy được sự am hiểu, gắn bó hiện thực cuộc sống chiến trường của tác giả. Hai chữ ” bài thơ” đã cho ta thấy rõ cách khai thác, cách nhìn hiện thực cuộc sống của tác giả: không chỉ viết về những chiếc xe không kính hay hay hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu nói về chất thơ từ hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ của những người lính lái xe: Hiên ngang, lạc quan, dũng cảm. Như vậy, nhan đề bài thơ ” bài thơ tiểu đội xe không kính” đã góp phần làm nổi bật chủ đề thể hiện cảm xúc ngợi ca tự hào của tác giả về những chiến sĩ lái xe.
4
2
Nguyễn Minh Thạch
13/07/2020 21:45:13
+3đ tặng

Nhan đề mang đề tài của bài thơ: Tiểu đội xe không kính . Tiểu đội là đơn vị cơ sở nhỏ nhất trong biên chế của quân đội ta. Cái tên gợi cho người đọc tính khốc liệt của chiến tranh. Một cái tên trần trụi, không mỹ miều, hàm súc như bao nhan đề bài thơ khác, đối lập với quan niệm cái đẹp văn chương thuần túy. Cái đẹp với Phạm Tiến Duật là từ trong những diễn biến sôi động của cuộc sống mà ùa vào thơ.

Tác giả thêm vào hai chữ bài thơ là muốn thể hiện quan niệm thơ nói, thơ kể nhưng vẫn rất thơ. Chất thơ vút lên từ hiện thực, từ tâm hồn hào hoa lãng mạn, lạc quan yêu đời của người lính — tuổi trẻ Việt Nam giữa khói bom lửa đạn với đầy niềm tự hào, chiến đấu và chiến thắng.

4
2
Nguyễn Minh Thạch
13/07/2020 21:45:28
+2đ tặng
Bài thơ về tiểu đội xe không kính có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng lại thu hút người đọc bởi sự khác lạ, độc đáo. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Đây là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu về hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. Hai chữ “bài thơ” nói lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: ông không chỉ viết về những chiếc xe không kính, viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn khám phá chất thơ từ hiện thực ấy - chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên những thiếu thốn, gian khổ, khắc nghiệt của chiến tranh.
3
4
Nguyễn Minh Thạch
13/07/2020 21:45:53
+1đ tặng

Nhan đề làm nổi bật một hình ảnh rất độc đáo của toàn bài và đó là hình ảnh hiếm gặp trong thơ - hình ảnh những chiếc xe không kính. Hình ảnh ấy gợi lên hiện thực khốc liệt của chiến tranh.

Vẻ khác lạ còn ở hai chữ “bài thơ” tưởng như rất thừa nhưng là sự khẳng định chất thơ của hiện thực, của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, vượt lên nhiều thiếu thốn, hiểm nguy của chiến tranh.

Nhan đề góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đồng thời thể hiện cảm hứng khai thác chất thơ từ trong hiện thực chiến tranh khốc liệt của nhà thơ Phạm Tiến Duật.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×