LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dẫn chứng cho nghị luận về lòng đoàn kết và dẫn chứng cho nghị luận về lòng nhân ái

 Dẫn chứng cho nghị luậnvề lòng đoàn kết và dẫn chứng cho nghị luận về lòng nhân ái

5 trả lời
Hỏi chi tiết
1.856
2
2
Bình
19/07/2020 21:08:30
+5đ tặng

Dàn bài chi tiết

Mở bài:
Tục ngữ có câu: “Đoàn kết thì sống, chia rã thì chết”. Lịch sử dân tộc ta đã chứng minh đó là một chân lí vô cùng đúng đắn. Đoàn kết đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.


– Biểu hiện:

Khi đất nước có giặc ngoại xâm, toàn thể đân tộc đoàn kết, đồng lòng chống giặc cứu nước, bảo vệ nền độc lập và chủ quyền dân tộc. Họ đã không ngần ngại gian khổ, hi sinh, quyết tâm chống giặc cứu nước. Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, tinh thần ấy không ngừng lớn mạnh trở phẩm chất cao quý của dân tộc ta.

Khi đất nước hòa bình, tinh thần đoàn kết thể hiện trong những hành động chung tay xây dựng tổ quốc, khắc phục những khăn của đất nước sau chiến tranh, từng bước khôi phục nền kinh tế, xây dựng cuộc sống văn hóa tốt đẹp, xã hội phồn vinh, hạnh phúc.

Tinh thần đoàn kết còn thể hiện trong lối sống hiền hòa, quý trọng tình nghĩa, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau vượt lên trên nghịch cảnh. Dù còn nhiều khó khăn song tinh thần đoàn kết của dân tộc lúc nào cũng khẳng định được sức mạnh của nó.

 

Trong bối cảnh ngày nay, tinh thần ấy một lần nữa được khẳng định mạnh mẽ. Trên mặt trận chính trị, nhân dân cả nước đồng lòng chống lại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù đich, không tiếp tay cho mọi hành động đi ngược lại với chủ trương của Đảng và nhà nước, quyết chí bảo vệ biên cương, biển đảo. Trên mặt trận kinh tế, hợp tác chung tay xây dựng nền kinh tế vững mạnh, sản xuất ổn định, tăng cường xuất khẩu. Hành động chung tay góp sức ủng hộ, giúp đỡ đồng bào miền trung vượt qua bão lũ, giúp đỡ cho đời sống ngư dân sau thảm họa ô nhiễm môi trường biển ở Hà Tĩnh, cùng người nông dân giải quyết tiêu thụ nông sản, chuyển đổi quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động…từng bước đưa nước ta tiến lên sánh ngang với các cường quốc năm châu.

– Nhận thức:
Đoàn kết là tập hợp mọi người thành một khối thống nhất, gắn kết chặt chẽ với nhau, không thể tách dời, cùng đồng lòng chung sức, hỗ trợ nhau để giải quyết công việc. Sự kết hợp ấy sẽ tạo nên sức mạnh to lớn giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, rào cản vật chất cũng như tinh thần, đem lại kết quả tốt đẹp cho cuộc sống.

Đoàn kết chung với nhau không có nghĩa là nhất thiết phải chọn được người toàn diện. Và nhấn mạnh rằng mỗi cá nhân sẽ khó đi đến thành công nếu không có sự kết hợp, nên sự đoàn kết mang chúng ta đến gần nhau hơn để dễ dàng giúp đỡ lẫn nhau. Thế nên, sự bền vững của tinh thần đoàn kết cũng có vai trò quan trọng trong tập thể, xã hội.

Đoàn kết là sức mạnh to lớn. Sức mạnh ấy là sự tổng hợp tài năng, tinh hoa, trí tuệ của mỗi cá nhân để giải quyết mọi việc một cách nhanh chóng. Bởi một cá nhân dù tài năng đến đâu cũng không thể đạt được mục đích nếu không có sự giúp sức của nhiều người.

– Hành động:

Mọi người đều phải đoàn kết khi tất cả cùng nhìn về một hướng, biết đặt lợi ích chung lên cao nhất. Tinh thần đoàn kết chỉ có khi con người biết quan tâm, cảm thông lẫn nhau. Mỗi con người là một tế bào của xã hội, đều có những quan hệ, gắn bó mật thiết lẫn nhau. Do đó, đoàn kết chính là chiếc chìa khóa vàng để dẫn đến mọi thành công.

Phát huy tinh thần đoàn kết trong cộng đồng, xã hội, tập thể, xây dựng khối đại đoàn kết vững mạnh cùng hướng đến lợi ích chung, phát huy cao tinh thần tập thể.

 

– Phê phán:

Trong xã hội còn có nhiều người không có tinh thần đoàn kết. Họ sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết đến lợi ích bản thân, sống thờ, ơ vô cảm, không quan tâm đến cộng đồng. Họ thường tách mình ra khỏi tập thể, né tránh những trách nhiệm chung. Những người như thế thật đáng chê trách.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Bình
19/07/2020 21:09:00
+4đ tặng
1
1
Bình
19/07/2020 21:09:21
+3đ tặng

a) Mở bài

- Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất cao quý của con người.

b) Thân bài

* Giải thích: Lòng nhân ái là gì ?

Lòng nhân ái là thứ tình cảm thiêng liêng, là sự tôn trọng, yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa con người và con người.

* Tại sao chúng ta phải có lòng nhân ái?

- Lòng nhân ái thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.

- Khi thể hiện tình yêu thương, nó mang đến cho chúng ta suy nghĩ, dư âm ngọt ngào và bình yên trong tâm hồn.

- Là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức một con người.

- Lòng nhân ái có khả năng giúp đỡ con người qua cơn khốn khó, mang đến cho họ suối nguồn của tình thương con người.

- Lòng nhân ái còn giúp cho những con người đang lầm đường lỡ bước quay lại với con đường chân chính.

- Yêu thương thật sự đem lại hạnh phúc cho mọi người không chỉ riêng ta mà là cả nhân loại.

- Dẫn chứng: Nêu ra những con người thể hiện sự yêu thương trong xã hội mà người học biết (thông qua sách báo, truyền hình,…).

+ Dân tộc ta có truyền thống lá lành đùm lá rách: giúp đỡ người khuyết tật, đồng bào gặp thiên tai, lũ lụt...

+ Bác Hồ đã dành cả đời mình để giải cứu đất nước khỏi ách đô hộ.

+ Mẹ Teresa - một nữ tu Công giáo đã dành cả cuộc đời để cứu giúp người nghèo và những người sống trong hoàn cảnh tuyệt vọng.

+ Những nhà hảo tâm đã không màng đến thế sự họ dành phần đời còn lại của mình để giúp đỡ người khác.

+ Quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt

+ Thầy cô giáo lên miền núi dạy học

+ Yêu thương giúp đỡ bạn trong lúc khó khăn

+ Giúp đỡ cụ già, giúp đỡ người tàn tật,….

* Những biểu hiện của lòng nhân ái:

- Trong gia đình:

+ Sự kính trọng, yêu thương lẫn nhau của các thành viên.

+ Thế hệ đi trước có trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thế hệ sau chu toàn.

+ Thế hệ đi sau có bổn phận phụng dưỡng, cung kính, tri ân các thế hệ đi trước bởi họ đã có công dưỡng dục và để lại các thành quả lao động.

- Ngoài xã hội:

+ Tinh thần yêu nước, thương dân khi có giặc ngoại xâm

+ Những hành động tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi có khó khăn, hoạn nạn.

+ Sẵn sàng cứu giúp người khó khăn trong bão lũ.

+ Tạo công ăn việc làm cho người thất nghiệp.

+ Nuôi dạy trẻ mồ côi cơ nhỡ, chăm sóc người già neo đơn,...

* Ý nghĩa của lòng nhân ái

- Lòng nhân ái là một giá trị văn hoá lớn của dân tộc ta

- Giúp người với người gần nhau hơn

- San sẻ những bất hạnh khổ đau của người khác, giúp họ vượt qua nghịch cảnh và sống tốt đẹp hơn.

- Giúp những con người lầm đường lạc lối trở về với cuộc sống hiền lành, lương thiện.

- Làm cho tâm hồn trở nên cao đẹp, thánh thiện

- Cuộc sống hạnh phúc, xã hội phát triển.

* Hiện trạng lòng nhân ái trong xã hội hiện nay

- Có rất nhiều tấm gương sáng về lòng nhân ái như anh Dương Hồng Quý, thiếu tá Lê Hải Ninh hay bé Nguyễn Hải An,... đã cho đi một phần thân thể của mình để nối dài sự sống cho người khác.

- Bên cạnh đó vẫn còn những con người có hành động coi thường, khinh rẻ người nghèo khó cần được sự giúp đỡ, yêu thương đặc biệt là người nghèo, trẻ em cơ nhỡ.

- Những con người sống vụ lợi, ích kỉ, thờ ơ với nỗi khổ đau, mất mát của người khác

- Dẫn chứng: Những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về lòng nhân ái.

* Bài học nhận thức và hành động:

- Nhận thức:

+ Không ai là sống tách biệt ra khỏi xã hội.

+ Mỗi người cần phải có trách nhiệm và thái độ sống tích cực để cùng xây dựng và phát triển xã hội này.

+ Lòng nhân ái gắn kết con người với nhau, giúp đỡ được rất nhiều người, rất nhiều mảnh đời ở ngoài kia.

+ Lòng nhân ái là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy.

+ Sống yêu thương, quan tâm giúp đỡ người khác là một lối sống đẹp

- Hành động: 

+ Mỗi người hãy biết sống sẻ chia, mở rộng lòng mình ra để cứu giúp những con người nghèo khổ bất hạnh

+ Luôn biết rèn luyện, trau dồi nhân cách, đạo đức, lối sống tốt đẹp.

+ Luôn yêu thương, đồng cảm, sẻ chia đối với những số phận bất hạnh trong cuộc sống.

+ Tuyên dương, ca ngợi những hành động giàu lòng nhân ái.

+ Kêu gọi cộng đồng gắn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau để xây dựng một xã hội tốt đẹp. 

c) Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề: Lòng nhân ái là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người.

- Liên hệ bản thân: Mỗi cá nhân cần thể hiện lòng nhân ái bằng cách giúp đỡ những người xung quanh. Cần mở rộng tấm lòng của mình ra xung quanh cuộc sống để thấy rằng xung quanh ta còn có rất nhiều người cần sự giúp đỡ, yêu thương.



 
1
1
1
2
Ngưu Tử
19/07/2020 21:10:43
+1đ tặng

Dẫn chứng về lòng nhân ái

Những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về lòng nhân ái:

  • Lòng nhân ái chỉ trở thành giá trị đạo đức khi chính nó là một sự hi sinh vị tha. (Đen-bôn)
  • Thấy người hoạn nạn thì thương
  • Thấy người cùng khổ lại càng thương hơn.
  • Thương người như thể thương thân, (tục ngữ)

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư