Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn diễn dịch phân tích 2 câu thơ sau: Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng; Cả thân hình nồng thở vị xa xăm (Quê Hương - Tế Hanh)

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.186
2
5
Likeme
28/07/2020 09:45:17
+5đ tặng

Sau chuyến đi biển miệt mài, trở về đất liền, hình ảnh người dân chài hiện lên thật đẹp đẽ:

"Dân chài lưới làn da ngăm rám nấng

 Cả thân hình nồng thờ vị xa xăm".

       Không hề có dấu hiệu của sự mệt mỏi, biển đêm không khiến con người sợ hãi và yếu đuối. "Làn da ngăm rám nắng" là làn da đặc trưng của người dân vùng chài, vốn đã trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi. Bước xuống đất liền từ con thuyền chòng chành cập bến, các anh giống như những Thạch Sanh vùng biển: "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bàn tay, bước đi, từ "cả thân hình" đều nồng thở cái hương vị mặn mòi của biển cả. "Vị xa xăm" là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương, là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa, "xa xăm" vốn là cảm nhận của thị giác, chỉ sự xa xôi, mơ hồ; nay được kết hợp với từ chỉ xúc giác “vị” khiến cho câu thơ trở nên tinh tế vô cùng. Trong từ "nồng thở” còn như ẩn chứa một sức mạnh dồi dào, bền bỉ đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, đôi mắt, nụ cười... đều sáng bừng sự sống.

       Cùng với các chàng trai vùng chài là những con thuyền "bạn người đi biển":

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ".

       Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền không giấu giếm vẻ mệt mỏi của mình: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm". Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền... Khổ thơ trên là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. Đọc khí thơ, người đọc có thể cảm nhận trong đó bao nhiêu niềm yêu mến, tự hào về quê hương xứ sở của nhà thơ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Thịnh Hàm
28/07/2020 09:47:34
+4đ tặng

Hình ảnh nổi bật trong bài thơ của Tế Hanh là hình ảnh làng chài với những sinh hoạt vô cùng thân thuộc, những người dân chài mạnh khoẻ, cường tráng và đương nhiên không thể thiếu hình ảnh những người dân chài bơi thuyền ra khơi và cảnh đón thuyền cá về bến - những hoạt động vốn được coi là biểu tượng của làng chài.

Đoàn thuyền ra khơi trong một ngày thật đẹp:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.

Thời tiết đẹp không chỉ thiết thực với người dân chài (thời tiết có đẹp thì mới ra khơi được) mà còn làm nổi bật vẻ đẹp của làng chài trong tình yêu và nỗi nhớ của nhà thơ. Sức lực tràn trề của những người trai làng như truyền vào con thuyền, tạo nên khung cảnh ấn tượng, rất mạnh mẽ và hoành tráng:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Những con thuyền rẽ sóng băng băng và lời thơ cũng theo đó mà bay bổng trong không gian vô cùng rộng rãi, khoáng đạt. Mọi hình ảnh đều được nâng lên đến mức biểu tượng. Chiếc thuyền thì "hăng như con tấu mã", một từ "phăng" thật mạnh mẽ, dứt khoát đã đưa con thuyền "mạnh mẽ vượt trường giang”.

Sau cảnh "khắp dân làng tấp nập đón ghe về" (gợi tả không khí sinh hoạt vô cùng thân thuộc của làng chài), những câu thơ đột ngột chùng xuống:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Từ tả thực, những câu thơ lại dần nghiêng về sắc thái biểu tượng lắng sâu. Điều đó góp phần tạo cho bài thơ một cấu trúc hài hoà, cân đối. Bên trên là cảnh rẽ sóng vượt trùng dương thì đến đây là cảnh nghỉ ngơi. Cái tĩnh đi liền ngay sau cái động nhưng không tách biệt hoàn toàn. Có một sợi dây liên kết, một sự gắn bó rất mật thiết phía sau hình ành "làn da ngăm rám nắng" và "thân hình nồng thở vị xa xăm" của những người trai làng chài, bên cạnh đó còn phải kể đến chi tiết rất gợi cảm: chiếc thuyền đã trở về nghỉ ngơi trên bến nhưng vẫn "nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ . Từ "chất muối" cho đến hơi thở "vị xa xăm" đều gợi đến biển cả, đến những chuyển động vượt qua muôn ngàn sóng gió. Đó chính là khát vọng chinh phục đại dương rất mãnh liệt, đã ngấm sâu trong huyết quản của những người dân làng chài, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Ai sinh ra ở vùng duyên hải hẳn chẳng lạ gì những cánh buồm. Thế nhưng những câu thơ của Tế Hanh vẫn có một cái gì đó là lạ và cuốn hút:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Cánh buồm vô tri đã được người thi sĩ thổi vào một tâm hồn. Đó chính là cái hồn thiêng liêng (trong tâm khảm nhà thơ) của ngôi làng ấy. Nhà thơ đã lấy cái đặc trưng nhất (những cánh buồm) để mà gợi ra bao ước mơ khao khát về một cuốc sống no ấm, đủ đầy. Câu thơ sau thậm chí còn “có hồn” hơn. Thuyền không phải tự ra khơi mà đang “rướn” mình ra biển cả. Hình ảnh thơ đẹp và thi vị biết bao.

Hai câu thơ dưới đây lại mang một hương vị khác - hương vị nồng mặn của biển khơi:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

Hai câu thơ là một bức tranh vẽ phác về hình ảnh dân chài. Đó là những con người dường như được sinh ra từ biển. Cuộc sống biển khơi dãi dầu mưa nắng làm cho làn da “ngăm rám” lại, trong cả “hơi thở” của thân hình cũng là hương vị xa xăm của biển. Hai câu thơ không phải chỉ là sự miêu tả đơn thuần mà nó là sự cảm nhận bằng cả một tâm hồn sâu sắc với quê hương.

Trên đây là những hình ảnh sâu đậm, rõ nét nhất được tái hiện từ kí ức. Đến bốn câu thơ cuối, nhà thơ đã giãi bày trực tiếp tình cảm của mình với quê hương:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ.

Trong nỗi nhớ lại thấp thoáng màu nước xanh, cát bạc, cánh buồm .. và hẳn không thể thiếu con thuyền "rẽ sóng chạy ra khơi". Có thể thấy những hình ảnh ấy cứ trở đi trở lại, day dứt mãi trong tầm trí nhà thơ để rồi cuối cùng lại làm bật lên cảm xúc:

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Câu thơ được viết thật giản dị nhưng cũng thật gợi cảm, đủ nôn nao lòng người. Bởi nó có sức nặng ngay từ nỗi nhớ da diết và chân thành của tác giả đối với quê hương.

Nét đặc sắc nghệ thuật nổi bật nhất của bài thơ này là sự sáng tạo các hình ảnh thơ. Bài thơ cho thấy một sự quan sát tinh tế, một sự cảm nhận và miêu tả sắc sảo. Hình ảnh thơ phong phú, vừa chân thực lại vừa bay bổng và lãng mạn khiến cho cả bài thơ rất có hồn và tràn đầy thi vị.

Bài thơ sử dụng kết hợp phương thức miêu tả và biểu cảm. Nhưng yếu tố miêu tả chủ yếu nhằm phục vụ cho biểu cảm, trữ tình. Nhờ sự kết hợp này mà hình ảnh thơ vừa lột tả được chân thực, tinh tế cảnh vật và con người của cuộc sống miền biển vừa thể hiện sâu sắc những rung động của tâm hồn nhà thơ.

2
1
Thịnh Hàm
28/07/2020 09:58:39
+3đ tặng
Sức hấp dẫn của những vần thơ viết về quê hương của Tế Hanh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cảnh vật vùng biển kì vĩ mà hồn thơ Tế Hanh còn dành tình yêu đặc biệt với những người dân vạn chài nơi đây. Ông viết về họ với tất cả niềm tự hào, hứng khởi:
“Dân chài lưới làn da đen rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm 
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.
Sau một ngày ra khơi, đoàn thuyền trở về trong sự đón đợi của dân làng “khắp dân làng tấp nập đón ghe về”. Cách gọi có sự đổi thay, từ những “chiếc thuyền” chuyển sang “ghe” mang đậm tính địa phương vùng biển, người đọc hiểu rằng trong từng câu chữ đều thấm đượm một tình yêu cháy bỏng. Hình ảnh “những con cá tươi ngon thân bạc trắng” báo hiệu một chuyến ra khơi tốt đẹp và càng tô thêm sức sống cho bức tranh vùng vạn chài. Nổi bật lên trên nền bức tranh đó là những người dân chài. Tế Hanh đã chọn lọc những nét tiêu biểu, đúng chất nhất để nói về người dân quê mình. Đó là những con người khỏe khoắn, rắn rỏi với “làn da ngăm rám nắng”, làn da đã trải qua bao sương gió. Họ là những người lao động thực sự. Đặc biệt, nhà thơ đã nói lên nét đặc trưng của người miền biển với hình ảnh giàu sức gợi cảm: “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”. Những chàng trai chài lưới hiện lên mang vẻ đẹp kì vĩ, cường tráng sánh ngang với thiên nhiên, vũ trụ. Ở họ có nét đẹp của con người đã hiên ngang chinh phục thiên nhiên. “Vị xa xăm” là vị vô hình, vị lao động miệt mài, vị của thiên nhiên hòa lẫn với con người. Hình ảnh vừa thực mà vừa lãng mạn, đầy chất thơ. Có lẽ chất muối của biển không chỉ thấm vào những con thuyền, thấm vào những người dân chài mà đã thấm đượm cả trang thơ Tế Hanh.
Hình ảnh quê hương trong dòng hồi tưởng của nhà thơ khép lại với hình ảnh bình yên: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm - Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Dù là “bến mỏi” nhưng không gợi nên sự rã rời, mệt mỏi mà ở đó là sự nghỉ ngơi thư thái chuẩn bị cho một chuyến ra khơi lại sắp sửa.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×