QUANG TRUNG, VỊ VUA SÁNG CỦA DÂN TỘC
Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18. Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Tổ tiên xưa của Nguyễn Huệ là họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An. Sau có một chi dời vào huyện Hưng Nguyên và huyện Nghi Xuân. Theo các cụ ở Hưng Thái, Hưng Nguyên cho biết thì họ Hồ ở Hưng Thái hằng năm thường có sang Nghi Xuân nhận họ. Trong trận tấn công ra Bắc vào tháng 6 năm ất Mùi (1655), quân Nguyễn chiếm được 7 huyện Nam sông Lam (Nghệ An), bắt dân đưa vào Đàng Trong khai hoang. Sách cũ đều nói tổ bốn đời của Nguyễn Huệ cũng ở trong số di dân ấy, lúc đầu đến ở ấp Tây Sơn Nhất thuộc huyện Quy Ninh, phủ Quy Nhơn. Đến đời Nguyễn Phi Phúc (có sách chép là Hồ Phi Phúc) mới dời đến ở ấp Kiên Thành, huyện Tuy Viễn, nay là làng Kiên Mỹ, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Nghĩa Bình. Nguyễn Phi Phúc và vợ là Nguyễn Thị Đông sinh ra Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ và một người con gái.
Nguyễn Huệ sinh năm 1753. Thuở nhỏ Nguyễn Huệ còn có tên là Thơm, sau gọi là Bình. Cả ba anh em đều theo học thầy Hiến, một nhà nho bất đắc chí, vì phản đối chính sách hà ngược của Trương Phúc Loan nên bỏ trốn vào Quy Nhơn mở trường dạy học ở ấp Yên Thái.
Theo Hoa Bằng trong Quang Trung anh hùng dân tộc thì Nguyễn Huệ tóc quăn, da sần, mắt như chớp sáng, tiếng nói sang sảng như tiếng chuông, nhanh nhẹn, khỏe mạnh, can đảm. Sách Tây Sơn thuật lược còn miêu tả đôi mắt Quang Trung "ban đêm khi ngồi không có đèn thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu".
Mùa xuân năm 1771, đất Tây Sơn sôi động, lá cờ nghĩa bằng lụa đỏ dài 10 m được dựng lên với khẩu hiệu lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo và lời hịch kể tội Trương Phúc Loan được truyền đi khắp nơi. Các tầng lớp nhân dân người Kinh, người Thượng đều hăng hái tham gia. Từ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn này, Nguyễn Huệ trở thành lãnh tụ kiệt xuất của phong trào nông dân thế kỷ 18 và cũng trở thành người anh hùng dân tộc vĩ đại:
Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước xiết bao công trình.
(Ai tư vãn - LÊ NGỌC HÂN)
Ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân ( 1788) tức ngày 22 tháng 12 năm 1788, Vua Lê Chiêu Thống, vua Lên lúc bấy giờ. Đưa quân Mãn Thanh về giày xéo non sông, giặc sai tướng Tôn Sĩ NGhị đem 29 vạn quân sang nói là lấy lại ngôi cho vua nhà Lê nhưng thực ra là đem quân sang chiếm nước ta.Chúng rầm rộ tiến vào ngả Lạng Sơn, thế rất mạnh.
Ngô Văn Sở hỏi ý kiến NGô Thì Nhậm :
- Bây gờ nên làm thế nào ?
Ngô Thì Nhậm : Nên truyền cho quân thủy chở lương rút về Biện Sơn, quân bộ lui về giữ Tam Điệp. Thủy bộ cùng nhau dựa vào chỗ hiểm giữ cho vững, đợi Chúa Công ra đánh cũng chưa muộn. Bức quá ta cho giặc ngủ trọ lại 1 đêm rồi ta lại đuổi đi thôi.
Ngô Văn Sở nghe theo và cho người phi ngựa về báo tin cho Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ biết.
Lính : Cấp báo chúa công, quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghi và vua tôi Lê Chiêu Thống cầm đầu đang xâm lược nước ta, chúng đã tiến qua ngả Lạng Sơn, thế giặc rất mạnh. Chúng đã chiếm 1 số vị trí quan trọng của quân ta và chuẩn bị tấn công vào thành Thăng Long. Xin chúa công định liệu ?
Nguyễn Huệ: Thế còn Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm ở thành Thăng Long thì sao ?
Lính : Dạ muôn tâu chúa công, do thế giặc quá mạnh nên hai vị ấy đã rút quân thủy bộ về Biện Sơn & Tam Điệp để bảo toàn lực lượng, chờ chúa công đem quân ra sẽ đánh giặc luôn 1 thể.
Nguyễn Huệ : Ta hiểu rồi. Tình hình Thăng Long như thế nào rồi.
Lính : Dạ muôn tâu chúa công, tình hình trong thành rất hỗn loạn, lòng người rất hoang mang dân chúng thì sợ hãi.
Nguyễn Huệ : Được rồi ! Nhà ngươi hãy về báo tin lại với Ngô Văn Sở & NGô Thì Nhậm cứ yên tâm ta sẽ đem quân ra liền.
Lính : Xin tuân lệnh !
Nhắc lại Ngô Văn Sở sau khi đem đạo quân rút lui, tức tốc sai Nguyễn Văn Tuyết chạy trạm vào Nam cấp báo cho Nguyễn Huệ biết. Một mặt chặn ngang đất TRường Yên làm giới hạn đóng thủy quân ở hải phận Biện Sơn, quân bộ thì chia giữ vững vùng núi Tam Điệp, 2 mặt thủy bộ liên lạc với nhau ngăn hẳn miền Nam với miền Bắc. Vi thế việc ở 4 trấn Đàng Ngoài không hề thấu đến 2 xứ Thanh Ngệ. Vì vậy việc quân Thanh đến Thăng Long & việc Vua Lê thụ phong ngày 22 tháng 11 từ Thanh Hóa trở vào không 1 người nào biết. Ngày 20 tháng ấy, Sở lui về Tam Điệp thì ngày 24 Tuyết đã vào đến thành Phú Xuân, Bắc Bình Vương tiếp được tin báo giận lắm liền họp các tướng sĩ định thân chinh cầm quân đi ngay. Nhưng các người đến họp đều nói :
- Chúa Công với vua Tây Sơn có sự hiềm khích, đối với ngôi chí tôn, lòng tôn phò của mọi người chưa thật vững bền, nay nghe quân Thanh sang đánh càng dễ sinh ra ngờ vực hai lòng. Vậy xin trước hết hãy chính vi hiệu, ban lệnh ân xá khắp trong ngoài, để yên kẻ phản trắc & giữ lấy lòng người, rồi sau sẽ cất quân ra đánh dẹp cõi Bắc cũng chưa là muộn.
Bắc Bình Vương lấy làm phải, bèn cho đắp đàn ở núi Bân, tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi, chế ra áo cổn mũ miện, lên ngôi hoàng đế. Đỗi năm thứ 11 niên hiệu Thái Đức của vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc làm đầu niên hiệu Quang Trung. Lễ xong, hạ lệnh xuất quân. Hôm ấy nhắm vào ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân ( 1788 )
Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh, cả thủy lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi:
Vua Quang Trung : Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ được hay thua, tiên sinh nghĩ như thế nào?
Nguyễn Thiếp : Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ nên đánh giữ ra sao. Chúa công ra đi chuyến này, không quá 10 ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
Vua Quang Trung mừng lắm, liền sai tướng là Hám Hổ kén lính ở ở NGhệ An, cứ 3 suất đinh thì lấy 1 người , chưa mấy chốc đã được hơn 1 vạn quân tinh nhuệ. Rồi nhà vua cho mở cuộc duyệt binh lớn ở doanh trấn, đem số thân quân ở Thuận Hóa, Quảng Nam chia làm 4 doanh tiền, hậu, tả,hữu, còn số lính mới tuyển ở Ngệ An thì làm trung quân
Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính, truyền cho tất cả đều ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ họ rằng :
Vua Quang Trung : Quân Thanh snag xâm lấn nước ta, hiện đang ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa ? Trong khoảng vũ trụ này, đất nào sao ấy, phương Bắc, phương Nam được phân chia rõ ràng.NGười phương Bắc khác chúng ta, bụng da ắt khác. Từ bao đời nay.Bao lần người phương Bắc sang nước ta đều bi Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo và các vi vua, danh tướng khác đánh về phương Bắc.Nay người Thanh lai sang xâm chiếm nước ta. Vì vậy ta cần các người cùng ta giữ vững, lặng yên bờ cõi trời Nam này.Ai mà ăn ở 2 lòng thì đừng trách ta năng tay, lúc đó chớ có bảo là ta không nói trước.
Quân Lính : Xin tuân lệnh.
Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân ( tháng 1 năm 1789 ) Quang Trung chỉ huy quân đến Tam Điệp ( Ninh Bình ). kHi Quang Trung đến Tam Điệp, Ngô Van Sở và NGô Thì Nhậm đến xin chịu tội.
Vua Quang Trung cười nói : Các ngươi không có tội gì đâu. Kế đó rất hay khi mới nghe ta đã đoán đó là kế của Ngô Thì Nhậm, sau hỏi ra quả đúng như vậy.
Ngô Văn Sở & Ngô Thì Nhậm : Đa tạ bệ hạ đã tha tội cho chúng thần.
Vua Quang Trung : Kế ta đã tính toán cả rồi. Chẳng qua 10 ngày là quét xong quân Thanh. Nhưng việc giao hảo giữa 2 nước mới thật là có lợi cho trăm họ. Việc này ngoài Ngô Thì Nhậm ra thì không ai làm nổi. Ta giao cho khanh đó.
Ngô Thì Nhậm : Hạ thần xin tuân lệnh bệ hạ.
Vua Quang Trung : Các ngươi vào trại của ta, ta có việc cần bàn bạc với các ngươi
Vua Quang Trung cùng Ngô Thì Nhậm và Ngô Văn Sở vào trãi của mình để bàn bạc việc quân.
Vua Quang Trung : Do lực lượng quân ta quá ít so với lực lượng địch vì vậy ta quyết định kế sách tấn công là thần tốc bất ngờ làm cho giặc không kịp trở tay.
Ngô Văn Sở : Thưa bệ hạ. lực lượng ta ít cần phải tuyển chọn thêm lực lương để chuẩn bị cho nhửng trận đánh sắp tới.
Vua Quang Trung : Được, ta giao nhiệm vụ này cho nhà ngươi, hãy tuyển mộ những người có lòng yêu nước và quyết tâm đánh giặc.
Ngô Văn Sở : Hạ thần xin tuân lệnh
Vua Quang Trung : Tình hình trong thành Thăng Long thế nào rồi.
Ngô Thì Nhậm : Dạ thưa bệ hạ, sau khi chiếm được thành Thăng Long, quân Thanh do Tôn Sĩ NGhị cầm đầu tỏ vẻ chủ quan, khinh địch khi chiếm thành 1 cách dễ dàng. Bọn chúng quấy nhiễu cướp bóc tài sản của dân chúng,làm dân chúng lúc nào cũn hoang mang lo sợ
Vua Quang Trung : Nghe nói bon chúng qua Tết sẽ tấn công quân ta, nhưng ta sẽ tấn công bọn chúng trước. vì vậy ta quyết định tổ chức cho quân lính ăn Tết trước để lấy khí thế. Sau khi thắng lợi hoàn toàn ta sẽ tổ chức cho quân sĩ ăn Tết lại
Ngô Văn Sở : bệ hạ quả thật là sáng suốt.
Vua Quang Trung : Bây giờ ta sẽ bàn cách đánh với các ngươi, quân ta sẽ chia làm 5 đạo. Đạo quân thứ 1 do Đô đốc Long chỉ huy sẽ đánh Khương Thượng. Đạo quân thứ 2 do Đô đốc Bảo chỉ huy sẽ cùng Đạo quân thứ 3 do đích thân ta chỉ huy sẽ tấn công Hạ Hồi và Ngọc Hồi. Đạo quân thứ 4, đạo quân thủy do Đô đốc Tuyết chĩ huy sẽ đánh Hải Dương và đạo quân thứ 5, Đạo quân thủy do Đô đốc Lộc chỉ huy sẽ đánh Phượn Nhãn. Và ta sẽ bố trí một lực lượng mai phục chăn mọi ngã đường rút lui của giặc.
Vua Quang Trung : Các ngươi thấy kế sách của ta thế nào.
Ngô Văn Sở & Ngô Thì Nhậm : Kế sách của bệ hạ rất hay ạ, chúng thần xin làm theo ạ!
Vua Quang Trung : À, ta còn một việc nữa, NGô Văn Sở hãy chuẩn bị những mảnh ván ghép lại thành những tấm lá chắn, lấy rơm dấp nước phủ lên bên ngoài. Khi nào tấn công giặc hãy ra lệnh cho 20 người một tấm tiến lên.
NGô Văn Sở : Hạ thần xin tuân lệnh.
Vua Quang Trung : Thôi các ngươi về nghỉ đi, lấy sức để chuẩn bị tấn công gai8c5, chuyện hôm nay ta bàn với các ngươi phải tuyệt đối giữ bí mật không được cho ai biết đó. Nếu không thì các ngươi sẽ bị chém đầu đó.
Ngô Văn Sở & Ngô Thì Nhậm : Xin tuân lệnh bệ hạ.
Ngày hôm sau, Vua Quang Trung bèn sai mở tiệc khao các quân sĩ của 5 đạo, ngày hôm đó là ngày 30 tháng chạp. Rồi nhà vua bảo kín với các tướng rằng.
Vua Quang Trung : Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập tức lên đường, hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng, các ngươi nhớ lấy. đừng cho là ta nói khoác.!
Cả 5 dạo quân đều lạy vâng lệnh, đúng thời gian, gióng trống lên đường ra Bắc.
Khi tới sông Gián, quân trấn thủ và quân Thanh do thám chạy, vua Quang Trung cho quân đuổi theo bắt toàn bộ, vì vậy quân Thanh ở Hà Hồi, NGọc Hồi không biết gì hết.
Nửa đêm ngày mồng 3 tháng giêng năm kỷ Dậu ( 1789), Vua Quang Trung tới làng Hà Hồi, huyện Thượng Phúc lặng lẽ vây kín làng rồi bắc loa truyền gọi, quân lính luân phiên nhau da ran de hưởng ứng nghe như có hơn vạn người. Quân Thanh sợ run đã ra hàng, lương thưc khí giới bi quân Nam lấy hết.
Vua Quang Trung lại cho lấy 60 tấm ván, đã chuẩn bĩ sẵn cho binh lính tiến lên cứ 3 tấm ghép thành 1 bức cho binh lính cầm tiến lên, 10 lính khỏe mạnh khiêng 1 bức giắt dao ngắn bên mình, 20 người khác cầm binh khí tiến lên dàn thành chữ “ nhất “.Mờ sáng ngày mồng 5 Vua Quang Trung cưỡi voi thúc quân lính tiến sát đồn NGọc, quân Thanh nổ súng mà không trúng ai, nhân có gió Bắc quân Thanh dùng ống phun khói lửa nhằm làm rối loan quân ta nhưng gió lai đổi hướng làm quân Thanh tự hại mình.
Vua Quang Trung cho đội khiêng ván xông lên, đụng quân giặc thì quăng ván mà tấn công. Quân Thanh chống không nổi bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chay. Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi tự sát.
Trước đó, vua Quang Trung đã sai 1 toán quân theo bờ đê Yên Duyên kéo lên, mở cờ gióng trống như nghi binh phía Đông. Quân Thanh hoảng sợ chạy theo lối tắt đường Vịnh Kiều mà trốn.Lại thấy voi từ Đai Áng tới vội chay xuống đầm Mực, làng Quỳnh Đô, quân Tây Sơn cho voi giày đạp giết hàng vạn người. Ngay trưa hôm đó, vua Quang Trung cho quân lính tiến vào thành Thăng Long.
Lại nhắc Tôn Sĩ NGhị và vua Lê ở Thăng Long chỉ lo yến tiệc. Khi quân từ NGọc Hồi chạy về báo tin mới hoảng loạn.TÔn Sĩ NGhị mất mặt vôi vàng lên ngựa không kip mặc áo giáp cứ nhằm hướng Bắc mà chạy. Quân lính chen nhau qua cầu đến nỗi cầu đứt làm lính ngã xuống sông làm tắc nghẽn cả 1 đoạn sông. Còn vua Lê vội vàng cùng bọn Lê Quỳnh, TRịnh Hiến đưa Thái Hâu trốn ra ngoài. Thấy cầu bi đứt, chạy sang Nghi Tàm.Tới mồng 6 thì tới núi Tam Tằng, nghe quân Thanh chay về phương Bắc, liền chạy theo không nghỉ ngơi, tới Hòa Lạc gặp người thổ hào, di mấy ngày không ăn nghỉ nên đã mệt lả, người thổ hào giết gà thiết đãi, vua sai đem cho thái hâu 1 mâm, còn mình thì ăn với bọn Quỳnh, Hiến ở mâm dưới. Vừa ăn xong, nghe tin quân Tây Sơn tới, cả bọn cuống quýt bảo người thô hào :
Vua Lê : muôn đôi hậu tình, không có gì để báo đáp, chỉ có trời cao chứng cho tấm lòng mà ban phúc cho ông. Bây giờ có đường nào có thể chạy gấp xin ông chỉ ngay cho.
Người thổ hào sai con dắt đi, cả bọn vừa đi vừa than thở, oán giận chảy nước mắt.
Sau chiến công huy hoàng của trận đánh thắng quân Thanh, các nước chư hầu
cho sứ giả tới chúc mừng và chia vui trong tiệc đầu năm.
Ngô Thì Nhậm : Xin bệ hạ báo tin vui lớn cho trăm họ đươc biết.
Vua Quang Trung : Tin đại thắng đã bay xa lắm rồi. Đến triều đình nước ngoài còn biết, huống cho người trong nước. nhưng ta muốn nhân báo tin thắng giặc, ra lệnh miễn thuế cho dân càng thêm vui, ta còn muốn…..( vua Quang Trung ngập ngừng )….
NGô Văn Sở : xin bệ hạ cứ nói ra những điều suy nghĩ của bệ hạ cho chúng thần được biết rõ ạ !
Vua Quang Trung ( hết đằn đo nói tiếp ): Ta muốn chiến thắng lừng lẫy kia phải dẫn tới 1 thắng lợi khác nữa. Ta muốn lần này tự mỗi người dân nghe đọc phải hiểu như chính ta nói chuyện miễn thuế cho họ làm thế nào thì tờ chiếu được dễ hiểu như người trong nước nói chuyện với nhau ?
Các quan bàn bạc rồi nói : Xin bệ hạ dùng chữ Nôm để viết tờ chiếu ạ! ( Cả NGô Văn Sở & NGô Thì Nhậm cùng nói )
Vua Quang Trung : ( vui mừng) Từ xưa chữ Nôm là chữ nước nhà mà vẫn bị coi thường, dân còn dùng chữ Nôm viết sách nhưng trong giấy tờ của Nhà nước không dùng. Nay các khanh cùng 1 ý nghĩ như trẫm thì từ nay tất cả giấy tờ của triều đình đều dung chữ Nôm.
Các quan ( Ngô Thì Nhâm, NGô Văn Sở đồng thanh hô to ) : Chúng hạ thần xin tuân lệnh.
Vua Quang Trung : Còn 1 việc nữa trẫm đã bàn bạc với các khanh. Đó là sau bao nhiêu năm loạn lạc, đát nước chia ly, nay đất nước đã thốn nhất yên bình trẫm rất cần những người tài giỏi để giúp việc cho trẫm. ý các khanh thế nào ?
Phan Huy Ích : Xin bệ hạ cứ quyết định đi ạ !
Vua Quang Trung : Vậy thì trẫm sẽ cho mời Nguyễn Thiếp trông coi viện Sùng Chính, quản lý việc học, việc dịch sách.
Trần Văn Kỷ: Tâu bệ hạ, ông ta chữ nghĩa không hơn NGô THì Nhậm, thơ phú không bằng Phan Huy Ích, không biết đánh giặc như NGô Văn Sở, đạo học lại không bằng ai, đã thế bệ hạ lại 3 lần mời ông ta cũng không đến.
Vua Quang Trung ( nghe rồi cười ) : Đấy mới chính là điều trẫm cần và cũng là điiều trẫm thiếu. ta có tướng mạnh rồi, có bầy tôi hiền rồi, có người tâm phúc rồi, nhưng bậc thầy để cho ta nể phục thì ta chưa có, các khanh hãy đi mời ông ta 1 lần này nữa, chắc chắn thế nào ông ta cũng đi thôi.
Các quan lại đồng thanh : Chúng thần xin tuân lệnh.
….HẾT….
likedislike
nh0x_f4nta
Admin
Tổng số bài gửi : 74
Points : 39231
Reputation : 9
Join date : 30/11/2009
Age : 29
Đến từ : PL College ( Lá»›p 09cddt01 )
Tiêu đề: Re: Kịch bản " Quang Trung. vi vua sáng của dân tộc " 12/9/2009, 09:14
Những sự kiện chính trong cuộc đời và sự nghiệp vua Quang Trung:
Năm 1753 – Sinh ra tại thôn Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, huyện Hoài Nhơn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Thân sinh Quang Trung là ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng.
Năm 1771 – Dựng cờ khởi nghĩa, trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.
Năm 1775 – Tổng chỉ huy xuất sắc trận đánh Phú Yên, tạo ra bước ngoặt quan trọng cho toàn bộ quá trình phát triển mạnh mẽ sau đó của phong trào.
Năm 1777 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ hai, lật đổ cơ đồ thống trị của họ Nguyễn.
Năm 1782 – Chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ tư, đánh cho Nguyễn ánh đại bại.
Năm 1783 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ năm, đuổi tập đoàn Nguyễn ánh ra khỏi bờ cõi.
Năm 1785 – Tổng chỉ huy trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
Năm 1786 – Tổng chỉ huy các đợt tấn công tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.
Ngày 22/12/1788 – Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân – Huế). Niên hiệu Quang Trung bắt đầu xuất hiện từ đây.
Năm 1789 – Tổng chỉ huy trận Ngọc Hồi – Đống Đa, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.
Từ 1789 đến 1792 – Ban bố Chiếu khuyến nông, Chiếu lập học, tiến hành những cải cách tích cực và táo bạo.
Ngày 15/9/1792 – Quang Trung đột ngột qua đời, để lại niềm thương tiếc khôn nguôi cho lớp lớp những thế hệ người Việt Nam yêu nước.