VÌ SAO TRÁI ĐẤT XOAY QUANH MẶT TRỜI?
Chúng ta hãy bắt đầu với Trái đất. Cái gì tạo nên nó? Theo lý thuyết về nguồn gốc của thái dương hệ, cách đây khỏang 5 tỉ năm một đám tinh vân khổng lồ được hình thành và bắt đầu quay.
Nó dẹt dần như một cái đĩa và khối nóng chảy ở trung tâm biến thành mặt trời. Những phần ngoài của tinh vân vỡ ra làm thành những khối nhỏ quay tít, chúng nguội dần và hình thành những hành tinh.
Vì vậy, chúng ta có một hệ thống những hành tinh, trong đó có trái đất đang vận hành. Tại sao trái đất và các hành tinh không bay trượt ra khỏi không gian? Đó là nhờ trọng lực, sức hút của mặt trời.
Theo định luật chuyển động của Newton, một vật đang chuyển động vẫn duy trì sự chuyển động ấy theo một đường thẳng, trừ phi vật ấy bị tác động bởi một lực bên ngoài. Như thế, một hành tinh đang chuyển động ắt phải bay ra khỏi mặt trời theo một đường thẳng. Nhưng lực bên ngoài không cho phép nó bay như thế và giữ nó trong quỹ đạo, đó là sức hút của mặt trời.
Một hành tinh vận hành trong quỹ đạo của nó với một vận tốc tùy thuộc vào khoảng cách từ nó đến mặt trời. Hành tinh chuyển động nhanh khi tiến gần mặt trời hơn là khi cách xa mặt trời. Trái đất vận chuyển 302 cây số một giây khi nó gần mặt trời nhất, và 292 cây số một giây khi xa mặt trời nhất.
Một hành tinh mà quỹ đạo gần mặt trời hơn thì bị mặt trời hút mạnh hơn một hành tinh ở xa. Sức hút này mạnh hơn cũng làm cho hành tinh đó chuyển động nhanh hơn một hành tinh ở xa.
Nguyệt thực (chữ Hán: 月食, nghĩa: "mặt trăng bị ăn") là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, với Trái Đất ở giữa. Do vậy, nguyệt thực chỉ có thể xảy ra vào những ngày trăng tròn. Kiểu và chiều dài của nguyệt thực phụ thuộc vào vị trí của Mặt trăng so với các điểm nút quỹ đạo của nó.