Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bình luận câu ca dao " Ai ơi giữ trí cho bền, ......."

Bình luận câu ca dao " Ai ơi giữ trí cho bền , ......."

8 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
560
3
2
Nguyễn Minh Thạch
04/08/2020 21:30:06
+5đ tặng

1. Mở bài:

- Trong mọi công việc của một cá nhân, tác động từ phía khách quan không phải là nhỏ mà có khi nó làm đảo ngược ý định ban đầu, đẩy con người vào tình thế lúng túng, bị động và kết quả là hỏng việc.

- Nhân dân lao động thuở xưa đã khuyên nhau:

Ai ơi giữ chí cho bền.

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

2. Thân bài:

- Muốn đạt được mục đích, con người phải có ý chí, nghị lực và một lập trường kiên định trước sau như một. 

a. Giải thích ý nghĩa câu ca dao:

+ Nghĩa hiển ngôn:

- Nói về chuyện làm nhà, chủ nhà đã định thế nào thì cứ làm như thế, không nên phụ thuộc vào sự can thiệp của người khác, kể cả khi sự can thiệp đó đến mức nghiêm trọng (xoay hướng).

+ Nghĩa hàm ngôn:

- Ta phải giữ vững chủ ý, tức là ý chí, lập trường và quyết tâm hoàn thành công việc sau khi đã xác định mục đích đúng đắn.

- Không nên dao động trước dư luận vì điều đó sẽ ảnh hưởng không tốt tới quá trình thực hiện công việc.

b. Khẳng định ý nghĩa câu ca dao trên là hoàn toàn đúng:

- Trước khi bắt tay vào làm một việc gì đó, người ta thường đặt ra mục đích vì mong muốn đạt được mục đích.

* Trong khi làm việc, khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, muốn đạt được mục đích thì phải có ý chí và quyết tâm cao.

- Giữ vững ý chí và quyết tâm là điều kiện cơ bản quyết định thắng lợi của công việc, là đức tính cần thiết hàng đầu của người lao động.

c. Nâng cao, mở rộng vấn đề:

- Ý nghĩa lời khuyên trên chỉ hoàn toàn đúng khi mục đích đúng đắn, phương pháp làm việc phù hợp với thực tế khách quan.

- Nếu dư luận tác động vào công việc là dư luận xấu thì nhất thiết ta không nên nghe theo, làm theo vì sẽ dẫn đến kết quả xấu.

- Nên tham khảo và tiếp thu có sáng tạo cái mới, cái đúng, vận dụng cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, nhằm đạt được mục đích ban đầu đã đặt ra.

- Ý chí kiên định, quyết tâm cao cần đi đôi với biện pháp linh hoạt trong khi làm việc.

3. Kết bài:

- Câu ca dao trên là một lời khuyên đúng đắn, chân tình, rất phù hợp với con người và hoàn cảnh Việt Nam.

- Việc rèn luyện ý chí, quyết tâm là điều hết sức cần thiết đối với mỗi người.

- Ý chí lớn, quyết tâm cao kết hợp với trí tuệ sắc sảo là những yếu tố quan trọng dẫn đến thắng lợi trong mọi công việc và trong sự nghiệp.




Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
2
Nguyễn Minh Thạch
04/08/2020 21:30:19
+4đ tặng

Trong cuộc sống hằng ngày, sự tác động của hoàn cảnh khách quan, của dư luận đối với mỗi con người là chuyện tất yếu. Song, điều cơ bản là thái độ của con người trước những tác động đó như thế nào? Nên chủ động, tự tin vào mình hay lệ thuộc vào hoàn cảnh? Từ xua, nhân dân ta đã có nhận thức rất đúng đắn về vai trò của ý chí, lập trường trong hành động, coi đó là điều kiện quan trọng quyết định thành công hay thất bại. Đồng thời coi ý chí và nghị lực là phẩm chất hàng đầu của người lao động. Quan điểm trên được phản ánh trong câu ca dao mộc mạc giống như một lời khuyên nhủ chân tính:

Ai ơi giữ chí cho bền,

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

   Không phải ngẫu nhiên người xưa mượn chuyện làm nhà để nói lên ý chí con người. Có ba việc lớn trong đời mà người ta phải làm. Đó là: Làm nhà, lấy vợ, tạu trâu. Ba việc ấy thể hiện bản lĩnh và khả năng của người đàn ông. Trong việc làm nhà thì việc chọn hướng, đổ nền là cốt yếu. Phải chọn hướng nhà sáng sủa thoáng mát để cuộc sống trở nên dễ chịu, bảo đảm sức khỏe. Phải đổ nền cho cao, cho chắc để tránh ẩm thấp, tối tăm... Những việc ấy, người làm nhà phải tự chọn, tự quyết, một khi thấy nhưu thế là đúng đắn thì không thể vì lời bàn ra tán vào của những người xung quanh mà hoang mang, dao động, thay đổi chủ kiến ban đầu. Nghĩa chính của câu ca dao trên là vậy, và trên cơ sở đó, người xưa muốn bày tỏ quan điểm của mình về tính mục đích, ý chí, nghị lực trong hành động.

   Thông thường, trước khi bắt tay vào làm một việc gì đó, người ta đều đặt ra mục đích và luôn mong ước đạt được mục đích. Nhưng có mục đích không thôi thì chứ đủ mà phải có ý chí, nghị lực, cùng quyết tâm vượt mọi khó khăn trở ngại mới mong gặt hái được kết quả tốt đẹp.

   Trong quá trình làm việc, không phải tất cả đều dễ dàng, suôn sẻ. Người tiến hành công việc sẽ gặp những khó khăn trong dự tính và cả ngoài dự tính, tránh sao khỏi lời bàn tán xung quanh. Thực tế cho thấy không ít người do quá phụ thuộc vào dư luận mà hỏng việc, bởi chín người mười ý, chẳng ai giống ai. Giống như anh chàng đẽo cày giữa đường trong chuyện cổ dân gian, vừa đáng cười vừa đáng thương.

   Trước những dư luận phức tạp, cần phải có lập trường, ý chí vững vàng và quyết tâm cao. Vì ý chí sẽ đem lại sức mạnh và óc sáng tạo cho con người, giúp con người đi đến đích cuối cùng. Vai trò của ý chí lớn như vậy nên nó được coi là phẩm chất cao quý hàng đầu của người lao động.

   Chúng ta có thể đặt ra giả thuyết: nếu dư luận xung quanh việc làm của ta là đúng đắn, thì liệu ta có nên nghe theo hay cứ khăng khăng giữ chí của mình ngay cả khi sai?

   Giữ chí cho bền không có nghĩa là bảo thủ, lạc hậu. Trước dư luận, ta phải tỉnh táo, sáng suốt phân tích xem đâu là đúng đâu là sai, phù hợp hay không phù hợp với công việc và mục đích của mình. Tiếp thu cái đúng, cái hay cũng rất cần thiết bởi nó giúp ta mau chóng thu được kết quả với chất lượng cao.

   Câu ca dao trên đây là một lời khuyên nhủ chân tình và là một bài học sâu sắc rút ra từ thực tế đời sống trải qua bao thế kỉ của dân tộc ta. Trong hành trang bước vào đời của mỗi con người, không thể thiếu bài học quý giá đó. Nhưng để có được một ý chí bền vững, một lập trường kiên định và một quyết tâm cao, chúng ta bắt buộc phải trải qua quá trình phấn đấu lâu dài, gian khổ, rèn luyện cho mình khả năng vượt khó và niềm tin vững chắc vào bản thân trong quá trình lao động, khi mục đích ban đầu đặt ra đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh khách quan.


3
2
Nguyễn Minh Thạch
04/08/2020 21:30:45
+3đ tặng
ở đời, thường làm công việc gì muốn thành công ta phải bền lòng vững chí. Không vì những lời bàn ra tán vào mà bỏ cuộc hay thay đổi ý kiến của mình. Khi gặp phải khó khăn, ta nên chủ động, bình tĩnh sáng suốt để giải quyết. Để khuyên chúng ta cần phải có nghị lực, giữ vững lập trường trong mọi công việc, ca dao có câu:

“Ai ơi giữ chí cho bền 

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”

   Đây là lời kêu gọi, nhắc nhở chân thành: Phải luôn giữ vững ý chí, giữ vững lập trường, không thay đổi; dù cho những người xung quanh có “xoay lưng”, “đổi nền” thì việc ta, ta cứ làm. Như vậy mới mong công việc ta làm có kết quả.

   Khi bắt tay vào công việc, ai cũngmuốn đạt được thắng lợi. Như vậy ta phải có bản lĩnh, quyết tâm hành động để đạt được mục đích mà mình đề ra. Bất cứ từ việc nhỏ đến việc lổn, từ việc học tập cho đến việc đấu tranh chống giặc, lúc nào và bao giờ cũng gặp phải khó khăn. Những khó khăn ấy có thể do khách quan hoặc chủ quan đưa đến. Lúc này, khi ta có ý chí vững vàng, có bản lĩnh chắc chắn sẽ vượt qua, hoàn thành thắng lợi công việc. Có quyết tâm, có lập trường vững vàng thì ta không phải phân vân, không bị lung lay trước sự bàn tán, sự tác động của môi trường xung quanh. Dẫu cho mọi người có “xoay hướng” hay “đổi nền” ta cũng mặc. Ta cứ theo hướng mình đã vạch ra mà đi tới. “Xoay hưởng, đổi nền” ở đây là muốn nói đến việc xoay chiều đổi hướng đi theo ngả khác, con đường khác – đổi cái nền móng mà mình đã xây dựng. Rõ ràng, nếu hướng đã chọn, nền đã xây đắp rồi mà lại thay đổi thì làm sao xây cất cho hoàn thành được ngôi nhà? Cho nên nếu ai cứ mỗi lần làm việc gì cũng bị tác động bởi những lời bàn tán xung quanh và lại “đổi nền”, “xoay hướng” thì những con người đó chẳng bao giờ thành đạt cả. Ta hãy nhìn lại những trang sử vàng của dân tộc, có biết bao người anh hùng hào kiệt đã thể hiện ý chí kiên cường, giữ vững lập trường, kiên định đến cùng và đã tạo nên chiến thắng. Rõ nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ vừa qua, dân tộc ta luôn thể hiện rõ ý chí của mình, quyết tâm chiên đấu đến cùng vì dộc lập tự do cho đất nước. Có những lúc tình hình cách mạng lâm vào thế nguy nan tưởng chừng như không thể gượng dậy nổi, những nhân dân ta vẫn không nản chí ngã lòng, quyết theo Đảng, theo Bác đến cùng và đã giành được thắng lợi vẻ vang. Nêu những lúc lâm nguy như vậy mà cách mạng ta lại “xoay hướng”, “đổi nền” thì không biết đất nước này sẽ đi đâu, về đâu? 

   Càng suy ngẫm ta càng thấy được giá trị thiết thực của bài học kinh nghiệm này: Phải giữ vũng ý chí, phảĩ có lập trường kiên định thì mới đi đến thành công. Và nên nhớ rằng mọi lời “bàn ra tán vào” của dư luận đôi khi không dựa vào cơ sở khoa học nào, không sát với hoàn cảnh thực tế của ta, nên dễ gây ra rối rắm, làm ta hoang mang, có khi hỏng việc. Điều này ta rất dễ dàng thấy trong quá trình học tập củạ mình. Biết bao lần làm bài đúng, nghe lời bàn tán sửa lại thành sai. Biết bao lần ta lên kế hoạch học tập cho mình, rồi nghe lời bạn này nói ra, bạn kia nói vào cuối cùng ta không làm được chuyện gì cả.

   Tóm lại, bài học về lòng kiên định, ý chí vững bền là một bài học quý, một kinh nghiệm sống rất cần thiết cho mỗi chúng ta. Cho nên câu ca dao trên luôn có tác dụng tốt, nó nhắc nhở ta không được dao động trước những hoàn cảnh khách quan. Hãy luôn nhớ:

Dù ai nói ngả nói nghiêng 

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân




0
1
lhn
04/08/2020 21:44:42
+2đ tặng

Trong cuộc sống hằng ngày, sự tác động của hoàn cảnh khách quan, cùng dư luận đối với mỗi con người là chuyện tất yếu. Song, điều cơ bản là thái độ của con người trước những tác động đó như thế nào ? Nên chủ động, tự tin vào mình hay lệ thuộc vào hoàn cảnh? Từ xưa, nhân dân ta đã có nhận thức rất đúng đắn về vai trò của ý chí, lập trường trong hành động, coi đó là điều kiện quan trọng quyết định thành công hay thất bại. Đồng thời coi ý chí và nghị lực là phẩm chất hàng đầu của người lao động. Quan điểm trên được phản ánh trong câu ca dao mộc mạc giống như một lời khuyên nhủ chân tình:

Ai ơi giữ chí cho bền,

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

   Không phải ngẫu nhiên người xưa mượn chuyện làm nhà để nói lên ý chí con người, có ba việc lớn trong đời mà người ta phải làm. Đó là: làm nhà, lấy vợ, tậu trâu. Ba việc ấy thể hiện bản lĩnh và khả năng của người đàn ông. Trong chuyện làm nhà thì việc chọn hướng, đổ nền là cốt yếu. Phải chọn hướng nhà sáng sủa thoáng mát để cuộc sống trở nên dễ chịu, bảo đảm sức khỏe. Phải đổ nền cho cao, cho chắc để tránh ẩm thấp, tối tăm... Những việc ấy, người làm nhà phải tự chọn, tự quyết, một khi thấy như thế là đúng đắn thì không thể vì lời bàn ra tán vào của những người xung quanh mà hoang mang, dao động, thay đổi chủ định ban đầu. Nghĩa chính của câu ca dao là vậy, và trên cơ sở đó, người xưa muốn bày tỏ quan điểm của mình về tính mục đích, ý chí, nghị lực trong hành động.

   Thông thường, trước khi bắt tay vào làm một việc gì đó, người ta đều đặt ra mục đích và luôn luôn mong ước đạt được mục đích. Nhưng có mục đích không thôi thì chưa đủ mà phải có ý chí, nghị lực, cùng quyết tâm vượt mọi khó khăn trở ngại mới mong gặt hái được kết quả tốt đẹp.

   Trong quá trình làm việc, không phải tất cả đều dễ dàng, suôn sẻ. Người tiến hành công việc sẽ gặp những khó khăn trong dự tính và cả ngoài dự tính, tránh sao khỏi lời bàn tán xung quanh. Thực tế cho thấy không ít người do quá phụ thuộc vào dư luận mà hỏng việc, bởi chín người mười ý, chẳng ai giống ai. Giống như anh chàng đẽo cày giữa đường trong truyện cổ dân gian, vừa đáng cười vừa đáng thương.

   Chính những lúc dư luận phức tạp lại là lúc người ta cần phải có lập trường vững vàng và quyết tâm cao. Ý chí sẽ đem lại sức mạnh và óc sáng tạo cho con người, giúp con người đi đến đích cuối cùng. Vai trò của ý chí lớn như vậy nên nó được coi là phẩm chất cao quý hàng đầu của người lao động.

   Chúng ta có thể đặt ra giả thuyết: nếu dư luận xung quanh việc làm của ta là đúng đắn, thì liệu ta có nên nghe theo hay cứ khăng khăng giữ lập trường của mình ngay cả khi sai?

   Giữ chí cho bền không đồng nghĩa với bảo thủ, lạc hậu. Trước dư luận, ta phải tỉnh táo, sáng suốt phân tích xem đâu là đúng, đâu là sai, phù hợp hay không phù hợp với công việc và mục đích của mình. Tiếp thu cái đúng, cái hay cũng rất cần thiết bởi nó giúp ta mau chóng đạt được kết quả với chất lượng cao.

   Câu ca dao trên đây là một lời khuyên nhủ chân tình và là một bài học sâu sắc rút ra từ thực tế đời sống trải qua bao thế kỉ của dân tộc ta. Trong hành trang bước vào đời của mỗi con người, không thể thiếu bài học quý giá đó. Nhưng để có được một ý chí bền vững, một lập trường kiên định và một quyết tâm cao, chúng ta bắt buộc phải trải qua quá trình phấn đấu lâu dài, gian khổ, rèn luyện cho mình khả năng vượt khó và niềm tin vững chắc vào bản thân trong quá trình lao động, vào mục đích ban đầu đặt ra đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh khách quan.

2
1
Coin
05/08/2020 09:12:42
+1đ tặng

Ai ơi giữ chí cho bền,

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

Em hãy bình luận câu ca dao trên.

Lập dàn ý bình luận câu ca dao Ai ơi giữ chí cho bền

1. Mở bài:

- Trong mọi công việc của một cá nhân, tác động từ phía khách quan không phải là nhỏ mà có khi nó làm đảo ngược ý định ban đầu, đẩy con người vào tình thế lúng túng, bị động và kết quả là hỏng việc.

- Nhân dân lao động thuở xưa đã khuyên nhau:

Ai ơi giữ chí cho bền.

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

2. Thân bài:

- Muốn đạt được mục đích, con người phải có ý chí, nghị lực và một lập trường kiên định trước sau như một. 

a. Giải thích ý nghĩa câu ca dao:

+ Nghĩa hiển ngôn:

- Nói về chuyện làm nhà, chủ nhà đã định thế nào thì cứ làm như thế, không nên phụ thuộc vào sự can thiệp của người khác, kể cả khi sự can thiệp đó đến mức nghiêm trọng (xoay hướng).

+ Nghĩa hàm ngôn:

- Ta phải giữ vững chủ ý, tức là ý chí, lập trường và quyết tâm hoàn thành công việc sau khi đã xác định mục đích đúng đắn.

- Không nên dao động trước dư luận vì điều đó sẽ ảnh hưởng không tốt tới quá trình thực hiện công việc.

b. Khẳng định ý nghĩa câu ca dao trên là hoàn toàn đúng:

- Trước khi bắt tay vào làm một việc gì đó, người ta thường đặt ra mục đích vì mong muốn đạt được mục đích.

* Trong khi làm việc, khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, muốn đạt được mục đích thì phải có ý chí và quyết tâm cao.

- Giữ vững ý chí và quyết tâm là điều kiện cơ bản quyết định thắng lợi của công việc, là đức tính cần thiết hàng đầu của người lao động.

c. Nâng cao, mở rộng vấn đề:

- Ý nghĩa lời khuyên trên chỉ hoàn toàn đúng khi mục đích đúng đắn, phương pháp làm việc phù hợp với thực tế khách quan.

- Nếu dư luận tác động vào công việc là dư luận xấu thì nhất thiết ta không nên nghe theo, làm theo vì sẽ dẫn đến kết quả xấu.

- Nên tham khảo và tiếp thu có sáng tạo cái mới, cái đúng, vận dụng cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, nhằm đạt được mục đích ban đầu đã đặt ra.

- Ý chí kiên định, quyết tâm cao cần đi đôi với biện pháp linh hoạt trong khi làm việc.

3. Kết bài:

- Câu ca dao trên là một lời khuyên đúng đắn, chân tình, rất phù hợp với con người và hoàn cảnh Việt Nam.

- Việc rèn luyện ý chí, quyết tâm là điều hết sức cần thiết đối với mỗi người.

- Ý chí lớn, quyết tâm cao kết hợp với trí tuệ sắc sảo là những yếu tố quan trọng dẫn đến thắng lợi trong mọi công việc và trong sự nghiệp.



 
2
1
Coin
05/08/2020 09:13:33

Trong cuộc sống hằng ngày, sự tác động của hoàn cảnh khách quan, của dư luận đối với mỗi con người là chuyện tất yếu. Song, điều cơ bản là thái độ của con người trước những tác động đó như thế nào? Nên chủ động, tự tin vào mình hay lệ thuộc vào hoàn cảnh? Từ xua, nhân dân ta đã có nhận thức rất đúng đắn về vai trò của ý chí, lập trường trong hành động, coi đó là điều kiện quan trọng quyết định thành công hay thất bại. Đồng thời coi ý chí và nghị lực là phẩm chất hàng đầu của người lao động. Quan điểm trên được phản ánh trong câu ca dao mộc mạc giống như một lời khuyên nhủ chân tính:

Ai ơi giữ chí cho bền,

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

   Không phải ngẫu nhiên người xưa mượn chuyện làm nhà để nói lên ý chí con người. Có ba việc lớn trong đời mà người ta phải làm. Đó là: Làm nhà, lấy vợ, tạu trâu. Ba việc ấy thể hiện bản lĩnh và khả năng của người đàn ông. Trong việc làm nhà thì việc chọn hướng, đổ nền là cốt yếu. Phải chọn hướng nhà sáng sủa thoáng mát để cuộc sống trở nên dễ chịu, bảo đảm sức khỏe. Phải đổ nền cho cao, cho chắc để tránh ẩm thấp, tối tăm... Những việc ấy, người làm nhà phải tự chọn, tự quyết, một khi thấy nhưu thế là đúng đắn thì không thể vì lời bàn ra tán vào của những người xung quanh mà hoang mang, dao động, thay đổi chủ kiến ban đầu. Nghĩa chính của câu ca dao trên là vậy, và trên cơ sở đó, người xưa muốn bày tỏ quan điểm của mình về tính mục đích, ý chí, nghị lực trong hành động.

   Thông thường, trước khi bắt tay vào làm một việc gì đó, người ta đều đặt ra mục đích và luôn mong ước đạt được mục đích. Nhưng có mục đích không thôi thì chứ đủ mà phải có ý chí, nghị lực, cùng quyết tâm vượt mọi khó khăn trở ngại mới mong gặt hái được kết quả tốt đẹp.

   Trong quá trình làm việc, không phải tất cả đều dễ dàng, suôn sẻ. Người tiến hành công việc sẽ gặp những khó khăn trong dự tính và cả ngoài dự tính, tránh sao khỏi lời bàn tán xung quanh. Thực tế cho thấy không ít người do quá phụ thuộc vào dư luận mà hỏng việc, bởi chín người mười ý, chẳng ai giống ai. Giống như anh chàng đẽo cày giữa đường trong chuyện cổ dân gian, vừa đáng cười vừa đáng thương.

   Trước những dư luận phức tạp, cần phải có lập trường, ý chí vững vàng và quyết tâm cao. Vì ý chí sẽ đem lại sức mạnh và óc sáng tạo cho con người, giúp con người đi đến đích cuối cùng. Vai trò của ý chí lớn như vậy nên nó được coi là phẩm chất cao quý hàng đầu của người lao động.

   Chúng ta có thể đặt ra giả thuyết: nếu dư luận xung quanh việc làm của ta là đúng đắn, thì liệu ta có nên nghe theo hay cứ khăng khăng giữ chí của mình ngay cả khi sai?

   Giữ chí cho bền không có nghĩa là bảo thủ, lạc hậu. Trước dư luận, ta phải tỉnh táo, sáng suốt phân tích xem đâu là đúng đâu là sai, phù hợp hay không phù hợp với công việc và mục đích của mình. Tiếp thu cái đúng, cái hay cũng rất cần thiết bởi nó giúp ta mau chóng thu được kết quả với chất lượng cao.

   Câu ca dao trên đây là một lời khuyên nhủ chân tình và là một bài học sâu sắc rút ra từ thực tế đời sống trải qua bao thế kỉ của dân tộc ta. Trong hành trang bước vào đời của mỗi con người, không thể thiếu bài học quý giá đó. Nhưng để có được một ý chí bền vững, một lập trường kiên định và một quyết tâm cao, chúng ta bắt buộc phải trải qua quá trình phấn đấu lâu dài, gian khổ, rèn luyện cho mình khả năng vượt khó và niềm tin vững chắc vào bản thân trong quá trình lao động, khi mục đích ban đầu đặt ra đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh khách quan.


 
2
1
Coin
05/08/2020 09:14:34

Ở đời, thường làm công việc gì muốn thành công ta phải bền lòng vững chí. Không vì những lời bàn ra tán vào mà bỏ cuộc hay thay đổi ý kiến của mình. Khi gặp phải khó khăn, ta nên chủ động, bình tĩnh sáng suốt để giải quyết. Để khuyên chúng ta cần phải có nghị lực, giữ vững lập trường trong mọi công việc, ca dao có câu:

“Ai ơi giữ chí cho bền 

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”

   Đây là lời kêu gọi, nhắc nhở chân thành: Phải luôn giữ vững ý chí, giữ vững lập trường, không thay đổi; dù cho những người xung quanh có “xoay lưng”, “đổi nền” thì việc ta, ta cứ làm. Như vậy mới mong công việc ta làm có kết quả.

   Khi bắt tay vào công việc, ai cũngmuốn đạt được thắng lợi. Như vậy ta phải có bản lĩnh, quyết tâm hành động để đạt được mục đích mà mình đề ra. Bất cứ từ việc nhỏ đến việc lổn, từ việc học tập cho đến việc đấu tranh chống giặc, lúc nào và bao giờ cũng gặp phải khó khăn. Những khó khăn ấy có thể do khách quan hoặc chủ quan đưa đến. Lúc này, khi ta có ý chí vững vàng, có bản lĩnh chắc chắn sẽ vượt qua, hoàn thành thắng lợi công việc. Có quyết tâm, có lập trường vững vàng thì ta không phải phân vân, không bị lung lay trước sự bàn tán, sự tác động của môi trường xung quanh. Dẫu cho mọi người có “xoay hướng” hay “đổi nền” ta cũng mặc. Ta cứ theo hướng mình đã vạch ra mà đi tới. “Xoay hưởng, đổi nền” ở đây là muốn nói đến việc xoay chiều đổi hướng đi theo ngả khác, con đường khác – đổi cái nền móng mà mình đã xây dựng. Rõ ràng, nếu hướng đã chọn, nền đã xây đắp rồi mà lại thay đổi thì làm sao xây cất cho hoàn thành được ngôi nhà? Cho nên nếu ai cứ mỗi lần làm việc gì cũng bị tác động bởi những lời bàn tán xung quanh và lại “đổi nền”, “xoay hướng” thì những con người đó chẳng bao giờ thành đạt cả. Ta hãy nhìn lại những trang sử vàng của dân tộc, có biết bao người anh hùng hào kiệt đã thể hiện ý chí kiên cường, giữ vững lập trường, kiên định đến cùng và đã tạo nên chiến thắng. Rõ nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ vừa qua, dân tộc ta luôn thể hiện rõ ý chí của mình, quyết tâm chiên đấu đến cùng vì dộc lập tự do cho đất nước. Có những lúc tình hình cách mạng lâm vào thế nguy nan tưởng chừng như không thể gượng dậy nổi, những nhân dân ta vẫn không nản chí ngã lòng, quyết theo Đảng, theo Bác đến cùng và đã giành được thắng lợi vẻ vang. Nêu những lúc lâm nguy như vậy mà cách mạng ta lại “xoay hướng”, “đổi nền” thì không biết đất nước này sẽ đi đâu, về đâu? 

   Càng suy ngẫm ta càng thấy được giá trị thiết thực của bài học kinh nghiệm này: Phải giữ vũng ý chí, phảĩ có lập trường kiên định thì mới đi đến thành công. Và nên nhớ rằng mọi lời “bàn ra tán vào” của dư luận đôi khi không dựa vào cơ sở khoa học nào, không sát với hoàn cảnh thực tế của ta, nên dễ gây ra rối rắm, làm ta hoang mang, có khi hỏng việc. Điều này ta rất dễ dàng thấy trong quá trình học tập củạ mình. Biết bao lần làm bài đúng, nghe lời bàn tán sửa lại thành sai. Biết bao lần ta lên kế hoạch học tập cho mình, rồi nghe lời bạn này nói ra, bạn kia nói vào cuối cùng ta không làm được chuyện gì cả.

   Tóm lại, bài học về lòng kiên định, ý chí vững bền là một bài học quý, một kinh nghiệm sống rất cần thiết cho mỗi chúng ta. Cho nên câu ca dao trên luôn có tác dụng tốt, nó nhắc nhở ta không được dao động trước những hoàn cảnh khách quan. Hãy luôn nhớ:

Dù ai nói ngả nói nghiêng 

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân


 
2
1
Coin
05/08/2020 09:15:14

ong cuộc sống hằng ngày, sự tác động của hoàn cảnh khách quan, của dư luận đối với mỗi con người là chuyện tất yếu. Song, điều cơ bản là thái độ của con người trước những tác động đó như thế nào? Nên chủ động, tự tin vào mình hay lệ thuộc vào hoàn cảnh? Từ xua, nhân dân ta đã có nhận thức rất đúng đắn về vai trò của ý chí, lập trường trong hành động, coi đó là điều kiện quan trọng quyết định thành công hay thất bại. Đồng thời coi ý chí và nghị lực là phẩm chất hàng đầu của người lao động. Quan điểm trên được phản ánh trong câu ca dao mộc mạc giống như một lời khuyên nhủ chân tính:

Ai ơi giữ chí cho bền,

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

   Không phải ngẫu nhiên người xưa mượn chuyện làm nhà để nói lên ý chí con người. Có ba việc lớn trong đời mà người ta phải làm. Đó là: Làm nhà, lấy vợ, tạu trâu. Ba việc ấy thể hiện bản lĩnh và khả năng của người đàn ông. Trong việc làm nhà thì việc chọn hướng, đổ nền là cốt yếu. Phải chọn hướng nhà sáng sủa thoáng mát để cuộc sống trở nên dễ chịu, bảo đảm sức khỏe. Phải đổ nền cho cao, cho chắc để tránh ẩm thấp, tối tăm... Những việc ấy, người làm nhà phải tự chọn, tự quyết, một khi thấy nhưu thế là đúng đắn thì không thể vì lời bàn ra tán vào của những người xung quanh mà hoang mang, dao động, thay đổi chủ kiến ban đầu. Nghĩa chính của câu ca dao trên là vậy, và trên cơ sở đó, người xưa muốn bày tỏ quan điểm của mình về tính mục đích, ý chí, nghị lực trong hành động.

   Thông thường, trước khi bắt tay vào làm một việc gì đó, người ta đều đặt ra mục đích và luôn mong ước đạt được mục đích. Nhưng có mục đích không thôi thì chứ đủ mà phải có ý chí, nghị lực, cùng quyết tâm vượt mọi khó khăn trở ngại mới mong gặt hái được kết quả tốt đẹp.

   Trong quá trình làm việc, không phải tất cả đều dễ dàng, suôn sẻ. Người tiến hành công việc sẽ gặp những khó khăn trong dự tính và cả ngoài dự tính, tránh sao khỏi lời bàn tán xung quanh. Thực tế cho thấy không ít người do quá phụ thuộc vào dư luận mà hỏng việc, bởi chín người mười ý, chẳng ai giống ai. Giống như anh chàng đẽo cày giữa đường trong chuyện cổ dân gian, vừa đáng cười vừa đáng thương.

   Trước những dư luận phức tạp, cần phải có lập trường, ý chí vững vàng và quyết tâm cao. Vì ý chí sẽ đem lại sức mạnh và óc sáng tạo cho con người, giúp con người đi đến đích cuối cùng. Vai trò của ý chí lớn như vậy nên nó được coi là phẩm chất cao quý hàng đầu của người lao động.

   Chúng ta có thể đặt ra giả thuyết: nếu dư luận xung quanh việc làm của ta là đúng đắn, thì liệu ta có nên nghe theo hay cứ khăng khăng giữ chí của mình ngay cả khi sai?

   Giữ chí cho bền không có nghĩa là bảo thủ, lạc hậu. Trước dư luận, ta phải tỉnh táo, sáng suốt phân tích xem đâu là đúng đâu là sai, phù hợp hay không phù hợp với công việc và mục đích của mình. Tiếp thu cái đúng, cái hay cũng rất cần thiết bởi nó giúp ta mau chóng thu được kết quả với chất lượng cao.

   Câu ca dao trên đây là một lời khuyên nhủ chân tình và là một bài học sâu sắc rút ra từ thực tế đời sống trải qua bao thế kỉ của dân tộc ta. Trong hành trang bước vào đời của mỗi con người, không thể thiếu bài học quý giá đó. Nhưng để có được một ý chí bền vững, một lập trường kiên định và một quyết tâm cao, chúng ta bắt buộc phải trải qua quá trình phấn đấu lâu dài, gian khổ, rèn luyện cho mình khả năng vượt khó và niềm tin vững chắc vào bản thân trong quá trình lao động, khi mục đích ban đầu đặt ra đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh khách quan.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×