Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chứng minh lời khuyên của ông cha ta: "Có công mài sắt, có ngày nên kim''

Chứng minh lời khuyên của ông cha ta: "Có công mài sắt, có ngày nên kim''

15 trả lời
Hỏi chi tiết
539
0
1
Dũng
04/08/2020 21:19:20
+5đ tặng

Dân gian xưa có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Hãy thử hỏi những người chiến thắng xem có mấy ai bước tới bục vinh quang mà không cần chăm chỉ luyện tập? Những con đường dẫn tới thành công hầu như chẳng bao giờ thẳng tăm tắp, mà đều phải vượt qua bao chông gai mới đến được thành công.

Ta thấy câu tục ngữ trên có hai vế. Vế thứ nhất là điều kiện: "Có công mài sắt”, vế thứ hai là kết quả: ”Có ngày nên kim”. Hai vế này tương ứng với nhau: Có công/có ngày, mài sắt/nên kim. Để biến sắt thành kim, không có phép màu gì cả, tất cả là nhờ sự cần cù, kiên nhẫn của người làm ra kim. Chiếc kim thì bé nhỏ nhưng thật hoàn hảo. Thân kim tròn, đầu kim nhọn, cuối thân kim có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua. Muốn từ sắt thành kim thì phải trải qua một quá trình tôi luyện, công phu. Ai có lòng kiên nhẫn, bền bỉ mài sắt, sẽ có ngày có được cây kim. Câu tục ngữ muốn nói rằng, để thành công cần đức kiên nhẫn, ý chí và sức bền bỉ. Từ đời xưa cho tới đời nay, trong lịch sử đã có biết bao tấm gương về lòng kiên trì và bền bỉ phấn đấu để đi tới thành công như Mạc Đĩnh Chi, Hồ Chí Minh, Nguyễn Ngọc Ký... Câu chuyện về những con người đạt được đến sự thành công nhờ sự khổ luyện, và cả sự say mê với mục đích của mình muốn hướng tới đã được coi là những tấm gương tiêu biểu về về sự hiếu học, rèn luyện của người Việt Nam.

Trong lịch sử chống ngoại xâm, Bác Hồ là một trong những tấm gương tiêu biểu về sự phấn đấu bền bỉ, lòng hiếu học và ý chí vượt qua mọi gian nguy để đạt được mục đích giàn lại độc lập, tự do cho dân tộc. Nhờ ý chí, nghị lực và lòng quyết tâm, Bác đã quyết chí đi tìm đường cứu nước khi còn rất trẻ. Ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để không ngừng học tập và làm cách mạng: lúc làm phụ bếp trên tàu thuỷ, khi làm người cào tuyết giữa mùa đông lạnh giá ở Luân Đôn, bôn ba khắp nơi, tù đày, gian khổ... Vượt qua muôn vàn khó khăn, Bác đã tìm ra con đường cứu nước và lãnh đạo đưa dân tộc ta, đất nước ta làm cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi, giành lại độc lập, tự do. Từ những kinh nghiệm đúc kết trong hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã khuyên mọi người:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.​

Trong học tập, đức kiên trì cũng vô cùng cần thiết để giúp ta thành công. Qua 12 năm để học xong các kiến thức cơ bản, mỗi học sinh chúng ta đều cần phải cố gắng học hành, kiên trì luyện tập để sau này có nền tảng trở thành người có ích trong xã hội. Người bình thường đã vậy, với những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn thì cần phải cố gắng gấp đôi. Thời xưa, từng có nhiều tấm gương khổ học thành tài. Như Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, ban ngày còn phải làm kiếm sống chỉ tối đến mới có thời gian học tập. Không có tiền mua dầu thắp đèn, cậu bé họ Mạc phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng rồi soi lên trang sách mà đọc chữ. Với ngọn đèn đom đóm ấy, cậu bé miệt mài học tập và đến khoa thi năm 1304 cậu đã thi đỗ trạng nguyên rồi trở thành một vị quan có tài năng lớn trong triều nhà Trần. Ngày nay, còn có cả những người dù bị tàn tật nhưng vẫn rèn luyện trở thành những người tài giỏi trong xã hội. Như Nguyễn Ngọc Kí, vốn bị liệt tay từ nhỏ, anh phải viết và làm mọi việc bằng chân. Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận, phấn đấu học xong Đại học, anh đã trở thành một nhà giáo ưu tú.

Và còn có biết bao thành tựu khoa học, công trình có giá trị đã ra và để lại cho muôn đời sau đời nhờ ý chí và lòng quyết tâm của các thế hệ cha anh đi trước. Vì vậy, ta có thể rút ra kết luận: chỉ có kiên trì, nhẫn nại, bền lòng, quyết chí, con người mới có thể làm nên sự nghiệp giống như người bền bỉ mài mãi một miếng sắt để làm nên vây kim. Nếu thiếu sự kiên trì, bền chí thì mỗi người chúng ta không thể vượt qua trăm ngàn trở ngại luôn chắn ngang con đường đi tới của mình? Sự nản chí, thiếu nhẫn nại, vững lòng chỉ dẫn tới đầu hàng và thất bại.

Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” từ xưa cho tới nay vẫn giữ nguyên giá trị. Trong xã hội công nghệ thông tin hôm nay, internet có thể cho chúng ta cả một núi thông tin chỉ sau một cú click chuột, nhưng những kỹ năng, phương pháp để dẫn đến thành công, thì vẫn không gì có gì khác được ngoài sự rèn luyện, rèn luyện và rèn luyện. Và để có được lòng kiên trì rèn luyện, cần có một sự quyết tâm, không bao giờ từ bỏ mục đích, dù khó khăn đến thế nào. Mỗi chúng ta hãy luôn ngẫm nghĩ về câu tục ngữ ấy để tự trau dồi ý chí tiến lên.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Dũng
04/08/2020 21:19:38
+4đ tặng

Trong cuộc sống, tất nhiên ai cũng muốn thành công, nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai. Để động viên con cháu vững chí, bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi, ông cha ta có câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Câu tục ngữ nêu lên hai vế. Vế đầu là điều kiện: Có công mài sắt. Vế sau là kết quả đạt được: có ngày nên kim. Hai vế đều có bốn tiếng, trong đó hai tiếng một tương ứng với nhau: có công / có ngày, mài sắt / nên kim. Trong hoàn cảnh xã hội thời xưa, muốn biến sắt thành kim, không có phép màu nào cả ngoài công sức lao động cần cù của con người.

Ai cũng biết cây kim thật bé nhỏ nhưng cũng thật hoàn hảo. Thân kim tròn và nhỏ. Đầu kim nhọn, phần cuối có một lỗ bé xíu để luồn chỉ qua. Cây kim là một vật có ích được làm bằng sắt. Từ sắt nên kim là một quá trình tôi luyện, mài dũa công phu. Ai có công mài sắt sẽ có ngày nên kim. Đức kiên nhẫn, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.

Thực tế cuộc sống cho ta thấy lời khẳng định trên là hoàn toàn có cơ sở. Trong lịch sử chống ngoại xâm, dân tộc ta thường phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến. Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê cách đây mấy thế kỉ cho đến cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ của nhân dân ta trong suốt mấy chục năm qua, tất cả đều thể hiện ý chí, nghị lực kiên cường, bất khuất của toàn dân tộc. Cuối cùng, chúng ta đã thắng lợi vẻ vang, giữ vững chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng của đất nước.

Trong đời sống lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã thể hiện đức tính kiên nhẫn, bền bỉ đáng khâm phục. Nhìn con đê sừng sững ven sông Hồng chúng ta mới hiểu được tổ tiên ta đã kiên trì, nhẫn nại tới mức nào để tạo ra bức tường thành ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng.

Trong học tập, đức kiên trì lại càng cần thiết để giúp ta thành công. Từ một em bé sáu tuổi vào học lớp Một, bắt đầu cầm phấn tập viết chữ O đầu tiên cho đến khi biết đọc, biết viết, biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp, phải mất 12 năm mới tiếp thu xong những kiến thức phổ thông. Trong quá trình lâu dài ấy, nếu không kiên trì luyện tập, cố gắng học hành, làm sao có thể đạt được kết quả tốt.

Người bình thường đã vậy, với những người tật nguyền như Nguyễn Ngọc Kí, ý chí phấn đấu càng phải cao hơn gấp bội để vượt mọi khó khăn. Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ, anh đã luyện viết và làm mọi việc bằng chân. Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận. Anh học xong phổ thông, đại học và trở thành thầy giáo, một nhà giáo ưu tú.

Từ những kinh nghiệm đúc kết trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã khuyên thanh niên:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền.

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.

Việc tu dưỡng, rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Kinh nghiệm của thế hệ trước sẽ là bài học quý báu, là lời cổ vũ động viên thanh thiếu niên không ngừng phấn đấu trong cuộc sống.

Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng bao hàm ý tứ sâu xa. Ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm từ cuộc sống chiến đấu và lao động, nhằm khuyên nhủ mọi người phải kiên trì, nhẫn nại để có thể vượt qua những khó khăn, thử thách, đi tới thành công.

Trong hoàn cảnh hiện nay, ngoài đức tính kiên trì nhẫn nại, theo em còn cần phải vận dụng óc thông minh, sáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất trong học tập, lao động; góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

0
1
đhta
04/08/2020 21:19:40
+3đ tặng

   Trong cuộc sống, tất nhiên ai cũng muốn thành công, nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai. Để động viên con cháu vững chí, bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi, ông cha ta có câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

   Câu tục ngữ nêu lên hai vế. Vế đầu là điều kiện: Có công mài sắt. Vế sau là kết quả đạt được: có ngày nên kim. Hai vế đều có bốn tiếng, trong đó hai tiếng một tương ứng với nhau: có công / có ngày, mài sắt / nên kim. Trong hoàn cảnh xã hội thời xưa, muốn biến sắt thành kim, không có phép màu nào cả ngoài công sức lao động cần cù của con người.

QUẢNG CÁO
ADS BY BLUESEEDSCROLL TO CONTINUE WITH CONTENT
 

   Ai cũng biết cây kim thật bé nhỏ nhưng cũng thật hoàn hảo. Thân kim tròn và nhỏ. Đầu kim nhọn, phần cuối có một lỗ bé xíu để luồn chỉ qua. Cây kim là một vật có ích được làm bằng sắt. Từ sắt nên kim là một quá trình tôi luyện, mài dũa công phu. Ai có công mài sắt sẽ có ngày nên kim. Đức kiên nhẫn, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.

   Thực tế cuộc sống cho ta thấy lời khẳng định trên là hoàn toàn có cơ sở. Trong lịch sử chống ngoại xâm, dân tộc ta thường phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến. Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê cách đây mấy thế kỉ cho đến cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ của nhân dân ta trong suốt mấy chục năm qua, tất cả đều thể hiện ý chí, nghị lực kiên cường, bất khuất của toàn dân tộc. Cuối cùng, chúng ta đã thắng lợi vẻ vang, giữ vững chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng của đất nước.


 
0
1
Dũng
04/08/2020 21:19:48
+2đ tặng

Chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó,… những đức tốt đẹp đó từ lâu đã trở thành truyền thống đáng quý của nhân dân ta. Chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó,… bởi ông cha ta tin rằng: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

Câu tục ngữ phản ánh một hiện thực tồn tại hiển nhiên trong đời sống: dù thỏi sắt có lớn đến mấy thì qua bàn tay lao động, qua công sức mài giũa của con người thì cuối cùng cũng mòn đi, nhỏ lại thành cây kim. Không chỉ vậy, thỏi sắt ban đầu là một vật thô phác, vô ích nhưng nhờ công sức lao động của con người đã trở thành cây kim tinh xảo có ích cho đời sống hàng ngày.

Từ những ý nghĩa trên, câu tục ngữ đã khuyên răn, nhắc nhở chúng ta nhiều điều có ý nghĩa trong cuộc sống. Trước hết, công việc dù lớn đến mấy, dù khó khăn đến mấy nếu chịu khó, cần cù làm lụng thì nhất định sẽ thành. Ý nghĩa này giống như một câu ngạn ngữ phương Tây: “Đi là đến”. Bên cạnh đó, câu tục ngữ cũng nhắc nhở ta cần có ý thức kiên trì, bền bỉ để biến những công việc gian khó thành dễ dàng, sự thành công. Từ đó động viên con người: nếu có công làm lụng thì nhất định sẽ thành công.

Trong thực tế, câu tục ngữ này đã được chứng minh rất nhiều. Xưa, Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo, lại xấu xí, tưởng chẳng thể có được chút đóng góp cho đời. Vậy mà ông đã kiên trì tự học, học bằng chữ viết trên lá chuối, học bằng ánh sáng của trăng, của đom đóm, của những ánh lửa bốc lên từ đống lá khô,… Cuối cùng ông đã trở thành một Trạng nguyên tài ba nổi tiếng với bài thơ “Hoa sen trong giếng ngọc” xúc động lòng người. Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Kí trước đây là một câu bé bị liệt cả hai tay. Nhưng với tinh thần ham học hỏi, Kí đã vượt qua bao đau đớn, bao nỗi mặc cảm, vật lộn với những cơn chuột rút những lần thất bại. Giờ đây, chẳng những Nguyễn Ngọc Kí đã viết được bằng chân rất đẹp mà còn trở thành một nhà giáo ưu tú được học trò hết lòng yêu mến, kính trọng. Ngày nay, cũng có biết bao học người học trò nghèo kiên trì học tập và trở thành những học sinh giỏi. Cũng có biết bao những cô chú công nhân, những nhà doanh nghiệp đi lên từ vất vả gian khó. Với đôi bàn tay cần cù và sự kiên trì chịu khó họ đã làm nên những điều kì diệu nhất cho cuộc đời này. Quả thực, nếu ta quyết tâm làm việc thì công việc dù khó, dù lâu đến mấy nhất định sẽ xong.

Câu tục ngữ đúng đắn cùng những thực tế sinh động đã cho mỗi chúng ta một bài học lớn. Trong cuộc sống có bao công việc gian khó, vất vả: việc học tập, việc lao động,… nhưng nếu chúng ta biết vượt qua gian khó, kiên trì và quyết tâm thì thành công.

“Có công mài sắt, có ngày nên kim”, câu tục ngữ xưa của cha ông vẫn còn nguyên giá trị đến hôm nay nhắc nhở chúng ta cần có lòng quyết tâm yà sự kiên trì trong công việc hàng ngày.

0
1
Dũng
04/08/2020 21:19:59
+1đ tặng

Văn học Việt Nam chứa một kho tàng khổng lồ những câu thành ngữ, tục ngữ. Đó là những bài học lớn đã được cha ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu mai này. "Có công mài sắt có ngày nên kim" cũng là một câu tục ngữ mang ý nghĩa như vậy.

Trước hết, ta cần phải hiểu rõ nghĩa của từng từ trong câu tục ngữ này. Khi xưa, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu để khâu vá, thêu thùa, những người thợ đã phải cẩn thận, tỉ mẩn ngồi mài những cục sắt to. Để làm được điều này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, mà quan trọng chính là sự cố gắng, kiên trì của người thợ mài. Dẫu cây kim bé nhỏ nhưng lại tiêu tốn rất nhiều mồ hôi công sức của người lao động. Bởi vậy, nếu hiểu rộng nghĩa của câu tục ngữ, thì đây chính là lời răn dạy về lòng kiên trì của con người. Người xưa muốn nhắc nhở con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng.

Câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" là một quan điểm đúng đắn. Thực sự trong cuộc sống, để đạt được thành công, con người phải kiên trì nỗ lực học hỏi, giải quyết mọi chông gai. Hẳn nhiều người còn nhớ đến câu chuyện "Rùa và Thỏ". Nếu không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì, thì chú Rùa chậm chạp thật khó có thể chạy nhanh hơn Thỏ.

Ngay trong cuộc sống đời thường, có biết bao tấm gương tiêu biểu đã "mài sắt" để có ngày "nên kim". Một trong những tấm gương tiêu biểu mà ta phải kể đến đó chính là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Từ nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai bàn tay. Nhưng với lòng kiên trì, nhẫn nại, thầy đã sử dụng đôi bàn chân mình để làm tất cả các công việc đời thường, và giờ đây đã trở thành một người thầy giáo đáng kính. Thầy chính là tấm gương về sự kiên trì mà chúng ta cần noi theo. Henry Ford – người sáng lập ra công ty ô tô Ford danh giá – cũng là một tấm gương điển hình cho sự nỗ lực kiên trì bền bỉ. Để có được những thành công và tiếng tăm tới tận ngày nay, ít ai biết được rằng, chính bản thân ông đã phá sản tới ba công ty liên tiếp. J.K. Rowling – tác giả của bộ truyện nổi tiếng Harry Potter cũng đã phải trải qua một thời kì khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến li hôn. Không dừng lại ở đó, mọi chi phí để trang trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Cuốn Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng, Nhờ vậy, hiện nay bà đã trở thành nữ tỷ phú đầu tiên trên thế giới nhờ viết sách.

Trong trường học cũng vậy, sẽ có rất nhiều bạn học giỏi, đạt kết quả cao trong các kì thi. Bên cạnh sự thông minh, thì các bạn cũng luôn tự giác phấn đấu, kiên trì học tập. Nếu không chăm chỉ học bài thì dù có thông minh đến mấy cũng rất khó để các bạn có thể tiếp thu trọn vẹn những kiến thức các thầy cô truyền đạt trên lớp.

Bác Hồ từng dạy:

"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"

Lời dạy của Bác càng làm ta hiểu thêm về sức mạnh của đức tính kiên nhẫn. Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn, thiết thực, không chỉ có ý nghĩa cho hôm nay mà còn là bài học cho về sau.

1
1
Phương
04/08/2020 21:20:13

Trong cuộc sống, tất nhiên ai cũng muốn thành công, nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai. Để động viên con cháu vững chí, bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi, ông cha ta có câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

   Câu tục ngữ nêu lên hai vế. Vế đầu là điều kiện: Có công mài sắt. Vế sau là kết quả đạt được: có ngày nên kim. Hai vế đều có bốn tiếng, trong đó hai tiếng một tương ứng với nhau: có công / có ngày, mài sắt / nên kim. Trong hoàn cảnh xã hội thời xưa, muốn biến sắt thành kim, không có phép màu nào cả ngoài công sức lao động cần cù của con người.

   Ai cũng biết cây kim thật bé nhỏ nhưng cũng thật hoàn hảo. Thân kim tròn và nhỏ. Đầu kim nhọn, phần cuối có một lỗ bé xíu để luồn chỉ qua. Cây kim là một vật có ích được làm bằng sắt. Từ sắt nên kim là một quá trình tôi luyện, mài dũa công phu. Ai có công mài sắt sẽ có ngày nên kim. Đức kiên nhẫn, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.

   Thực tế cuộc sống cho ta thấy lời khẳng định trên là hoàn toàn có cơ sở. Trong lịch sử chống ngoại xâm, dân tộc ta thường phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến. Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê cách đây mấy thế kỉ cho đến cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ của nhân dân ta trong suốt mấy chục năm qua, tất cả đều thể hiện ý chí, nghị lực kiên cường, bất khuất của toàn dân tộc. Cuối cùng, chúng ta đã thắng lợi vẻ vang, giữ vững chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng của đất nước.

   Trong đời sống lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã thể hiện đức tính kiên nhẫn, bền bỉ đáng khâm phục. Nhìn con đê sừng sững ven sông Hồng chúng ta mới hiểu được tổ tiên ta đã kiên trì, nhẫn nại tới mức nào để tạo ra bức tường thành ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng.

   Trong học tập, đức kiên trì lại càng cần thiết để giúp ta thành công. Từ một em bé sáu tuổi vào học lớp Một, bắt đầu cầm phấn tập viết chữ O đầu tiên cho đến khi biết đọc, biết viết, biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp, phải mất 12 năm mới tiếp thu xong những kiến thức phổ thông. Trong quá trình lâu dài ấy, nếu không kiên trì luyện tập, cố gắng học hành, làm sao có thể đạt được kết quả tốt.

   Người bình thường đã vậy, với những người tật nguyền như Nguyễn Ngọc Kí, ý chí phấn đấu càng phải cao hơn gấp bội để vượt mọi khó khăn . Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ, anh đã luyện viết và làm mọi việc bằng chân. Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận. Anh học xong phổ thông, đại học và trở thành thầy giáo, một nhà giáo ưu tú.

   Từ những kinh nghiệm đúc kết trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã khuyên thanh niên:

Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên.

   Việc tu dưỡng, rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Kinh nghiệm của thế hệ trước sẽ là bài học quý báu, là lời củ vũ động viên thanh thiếu niên không ngừng phấn đấu trong cuộc sống.

   Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng bao hàm ý tứ sâu xa. Ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm từ cuộc sống chiến đấu và lao động, nhằm khuyên nhủ mọi người phải kiên trì , nhẫn nại để có thể vượt qua những khó khăn, thử thách, đi tới thành công.

   Trong hoàn cảnh hiện nay, ngoài đức tính kiên trì nhẫn nại, theo em còn cần phải vận dụng óc thông minh, sáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất trong học tập, lao động; góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

2
0
Coin
05/08/2020 09:19:38
Trong cuộc sống, tất nhiên ai cũng muốn thành công, nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai. Để động viên con cháu vững chí, bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi, ông cha ta có câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

   Câu tục ngữ nêu lên hai vế. Vế đầu là điều kiện: Có công mài sắt. Vế sau là kết quả đạt được: có ngày nên kim. Hai vế đều có bốn tiếng, trong đó hai tiếng một tương ứng với nhau: có công / có ngày, mài sắt / nên kim. Trong hoàn cảnh xã hội thời xưa, muốn biến sắt thành kim, không có phép màu nào cả ngoài công sức lao động cần cù của con người.

   Ai cũng biết cây kim thật bé nhỏ nhưng cũng thật hoàn hảo. Thân kim tròn và nhỏ. Đầu kim nhọn, phần cuối có một lỗ bé xíu để luồn chỉ qua. Cây kim là một vật có ích được làm bằng sắt. Từ sắt nên kim là một quá trình tôi luyện, mài dũa công phu. Ai có công mài sắt sẽ có ngày nên kim. Đức kiên nhẫn, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.

   Thực tế cuộc sống cho ta thấy lời khẳng định trên là hoàn toàn có cơ sở. Trong lịch sử chống ngoại xâm, dân tộc ta thường phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến. Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê cách đây mấy thế kỉ cho đến cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ của nhân dân ta trong suốt mấy chục năm qua, tất cả đều thể hiện ý chí, nghị lực kiên cường, bất khuất của toàn dân tộc. Cuối cùng, chúng ta đã thắng lợi vẻ vang, giữ vững chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng của đất nước.

   Trong đời sống lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã thể hiện đức tính kiên nhẫn, bền bỉ đáng khâm phục. Nhìn con đê sừng sững ven sông Hồng chúng ta mới hiểu được tổ tiên ta đã kiên trì, nhẫn nại tới mức nào để tạo ra bức tường thành ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng.


 
   Trong học tập, đức kiên trì lại càng cần thiết để giúp ta thành công. Từ một em bé sáu tuổi vào học lớp Một, bắt đầu cầm phấn tập viết chữ O đầu tiên cho đến khi biết đọc, biết viết, biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp, phải mất 12 năm mới tiếp thu xong những kiến thức phổ thông. Trong quá trình lâu dài ấy, nếu không kiên trì luyện tập, cố gắng học hành, làm sao có thể đạt được kết quả tốt.

   Người bình thường đã vậy, với những người tật nguyền như Nguyễn Ngọc Kí, ý chí phấn đấu càng phải cao hơn gấp bội để vượt mọi khó khăn . Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ, anh đã luyện viết và làm mọi việc bằng chân. Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận. Anh học xong phổ thông, đại học và trở thành thầy giáo, một nhà giáo ưu tú.

   Từ những kinh nghiệm đúc kết trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã khuyên thanh niên:

   Không có việc gì khó
   Chỉ sợ lòng không bền.
   Đào núi và lấp biển
   Quyết chí ắt làm nên.
   Việc tu dưỡng, rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Kinh nghiệm của thế hệ trước sẽ là bài học quý báu, là lời củ vũ động viên thanh thiếu niên không ngừng phấn đấu trong cuộc sống.

   Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng bao hàm ý tứ sâu xa. Ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm từ cuộc sống chiến đấu và lao động, nhằm khuyên nhủ mọi người phải kiên trì , nhẫn nại để có thể vượt qua những khó khăn, thử thách, đi tới thành công.

   Trong hoàn cảnh hiện nay, ngoài đức tính kiên trì nhẫn nại, theo em còn cần phải vận dụng óc thông minh, sáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất trong học tập, lao động; góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
2
0
Coin
05/08/2020 09:20:10

1. Mở bài

–   Trong cuộc sống, ai cũng muốn thành đạt.

–  Kiên trì là dức tính .quan trọng hàng đầu dẫn đến thành công.

2.  Thân bài

a. Giải thích sơ lược về ý nghĩa câu tục ngữ

Làm bất cứ việc gì, dù là nhỏ cũng phải kiên trì, nhẫn nại, cố gắng vượt qua mọi khó khăn, thử thách thì mới thành công.

b. Chứng minh bằng dẫn chứng

–  Các cuộc chiến tranh chống xâm lược của dân tộc ta từ trước tới nay giành được thắng lợi là do tinh thần kiên trì chiến dấu, chấp nhận hi sinh, gian khổ, chuyển yếu thành mạnh, chuyển bại thành thắng.

–  Nhân dân ta bao đời bền bỉ đắp đê ngăn lũ để bảo vệ mùa màng.

– Học sinh kiên trì học tập sẽ trở thành khá, giỏi.

– Anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay, kiên trì luyện tập viết chữ bằng chân để trở thành người có ích, một nhà giáo ưu tú. Anh là tấm gương sáng về ý chí và nghị lực.

3.  Kết bài

–  Kiên trì sẽ thành công là bài học quý mà Bác Hồ đã căn dặn thanh niên.

–  Muốn thành công, không thể quên bài học này.

Nhân dân ta thường khuyên nhau: Có công mài sắt, có ngày nên kim. Em hãy chứng minh và bình luận lời khuyên trên – Bài làm



 
2
0
Coin
05/08/2020 09:20:47

. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề và giới thiệu câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim"

Ví dụ: Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hàm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim". Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.

II. Thân bài

1. Giải thích câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim"

- Sắt là một loại kim loại cứng, khó gọt đẽo.

- Kim là dụng cụ để khâu vá có hình dáng rất nhỏ, mảnh mai.

=> Ý nghĩa: Nói về quá trình mài sắt thành cây kim tinh xảo- một việc làm tưởng như không thể, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ cho ý chí nghị lực và lòng kiên trì của con người. Có nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ thì khó khăn dù lớn đến mấy thì cũng có thể vượt qua.

2. Bàn luận: Tại sao phải có lòng kiên trì nhẫn nại?

- Để đạt được thành công, để vươn tới cái đẹp của cuộc đời thì con người phải trải qua nhiều gian nan thử thách.

- Cách duy nhất để gạt bỏ vật cản và đi tới thành công là phải có ý sự nỗ lực, kiên trì.

- Vì mọi việc trên đời này không dễ dàng mà thành công, ta phải đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt và cả thời gian. Thành công là kết quả của một quá trình rèn luyện phấn đấu không ngừng nghỉ.

- Kiên trì nhẫn nại không chỉ tạo ra sự thành công mà còn tô đậm những đức tính tốt đẹp của con người, nhất là đối với học sinh.

- Người kiên nhẫn sẽ đạt được sự tính nhiệm, cảm phục, yêu mến, kính trọng từ mọi người.

3.  Dẫn chứng chứng minh Có công mài sắt có ngày nên kim

- Nguyễn Ái Quốc đã kiên trì học tập, nghiên cứu và đóng góp sức mình để đem lại độc lập cho dân tộc

- Ngô Quyền nỗ lực chiến đấu để đánh đuổi quân Nam Hán

- Lương Định Của đã kiên nhẫn trong việc chế tạo trong sản xuất

- Như nhà bác học trên thế giới như: Claudius, A-ma-jet, Lô- mô-nô-xốp,….

- Nick Vuijic, một người bị tật nguyền mất cả hai tay và hai chân nhưng với quyết tâm, ý chí nghị lực vươn lên, anh đã trở thành người diễn thuyết giỏi và truyền cảm hứng sống cho biết bao mảnh đời bất hạnh khác.

- Cao Bá Quát xưa kia viết chữ rất xấu nhưng nhờ khổ công rèn luyện, ông đã được tôn làm “Thánh Quát” với biệt tài văn hay chữ tốt.

- Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy cho con cháu bài học tương tự về lòng kiên trì như “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Thất bại là mẹ thành công”…

3. Rút ra bài học

- Câu tục ngữ là bài học về một phẩm chất đáng quý của con người.

- Cần rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực và học tập những tấm gương dám sống và dám đi đến thành công.

- Đó cũng là lời phê phán những còn người thiếu ý chí quyết tâm, dễ dàng buông bỏ đi ước mơ, mục tiêu của mình.

4. Liên hệ bản thân

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ

- Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. Nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.

 

2
0
Coin
05/08/2020 09:21:31

 Trong cuộc sống, tất nhiên ai cũng muốn thành công, nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai. Để động viên con cháu vững chí, bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi, ông cha ta có câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

   Câu tục ngữ nêu lên hai vế. Vế đầu là điều kiện: Có công mài sắt. Vế sau là kết quả đạt được: có ngày nên kim. Hai vế đều có bốn tiếng, trong đó hai tiếng một tương ứng với nhau: có công / có ngày, mài sắt / nên kim. Trong hoàn cảnh xã hội thời xưa, muốn biến sắt thành kim, không có phép màu nào cả ngoài công sức lao động cần cù của con người.

   Ai cũng biết cây kim thật bé nhỏ nhưng cũng thật hoàn hảo. Thân kim tròn và nhỏ. Đầu kim nhọn, phần cuối có một lỗ bé xíu để luồn chỉ qua. Cây kim là một vật có ích được làm bằng sắt. Từ sắt nên kim là một quá trình tôi luyện, mài dũa công phu. Ai có công mài sắt sẽ có ngày nên kim. Đức kiên nhẫn, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.

    Thực tế cuộc sống cho ta thấy lời khẳng định trên là hoàn toàn có cơ sở. Trong lịch sử chống ngoại xâm, dân tộc ta thường phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến. Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê cách đây mấy thế kỉ cho đến cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ của nhân dân ta trong suốt mấy chục năm qua, tất cả đều thể hiện ý chí, nghị lực kiên cường, bất khuất của toàn dân tộc. Cuối cùng, chúng ta đã thắng lợi vẻ vang, giữ vững chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng của đất nước.

   Trong đời sống lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã thể hiện đức tính kiên nhẫn, bền bỉ đáng khâm phục. Nhìn con đê sừng sững ven sông Hồng chúng ta mới hiểu được tổ tiên ta đã kiên trì, nhẫn nại tới mức nào để tạo ra bức tường thành ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng.

   Trong học tập, đức kiên trì lại càng cần thiết để giúp ta thành công. Từ một em bé sáu tuổi vào học lớp Một, bắt đầu cầm phấn tập viết chữ O đầu tiên cho đến khi biết đọc, biết viết, biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp, phải mất 12 năm mới tiếp thu xong những kiến thức phổ thông. Trong quá trình lâu dài ấy, nếu không kiên trì luyện tập, cố gắng học hành, làm sao có thể đạt được kết quả tốt.

   Người bình thường đã vậy, với những người tật nguyền như Nguyễn Ngọc Kí, ý chí phấn đấu càng phải cao hơn gấp bội để vượt mọi khó khăn. Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ, anh đã luyện viết và làm mọi việc bằng chân. Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận. Anh học xong phổ thông, đại học và trở thành thầy giáo, một nhà giáo ưu tú.

    Từ những kinh nghiệm đúc kết trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã khuyên thanh niên:

   Không có việc gì khó
   Chỉ sợ lòng không bền.
   Đào núi và lấp biển
   Quyết chí ắt làm nên.

    Việc tu dưỡng, rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Kinh nghiệm của thế hệ trước sẽ là bài học quý báu, là lời củ vũ động viên thanh thiếu niên không ngừng phấn đấu trong cuộc sống.

    Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng bao hàm ý tứ sâu xa. Ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm từ cuộc sống chiến đấu và lao động, nhằm khuyên nhủ mọi người phải kiên trì, nhẫn nại để có thể vượt qua những khó khăn, thử thách, đi tới thành công.

   Trong hoàn cảnh hiện nay, ngoài đức tính kiên trì nhẫn nại, theo em còn cần phải vận dụng óc thông minh, sáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất trong học tập, lao động; góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.



 
2
0
Coin
05/08/2020 09:21:51

 Dân gian xưa có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Hãy thử hỏi những người chiến thắng xem có mấy ai bước tới bục vinh quang mà không cần chăm chỉ luyện tập? Những con đường dẫn tới thành công hầu như chẳng bao giờ thẳng tăm tắp, mà đều phải vượt qua bao chông gai mới đến được thành công. 

   Ta thấy câu tục ngữ trên có hai vế. Vế thứ nhất là điều kiện: ”Có công mài sắt”, vế thứ hai là kết quả: ”Có ngày nên kim”. Hai vế này tương ứng với nhau: Có công/có ngày, mài sắt/nên kim. Để biến sắt thành kim, không có phép màu gì cả, tất cả là nhờ sự cần cù, kiên nhẫn của người làm ra kim. Chiếc kim thì bé nhỏ nhưng thật hoàn hảo. Thân kim tròn, đầu kim nhọn, cuối thân kim có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua. Muốn từ sắt thành kim thì phải trải qua một quá trình tôi luyện, công phu. Ai có lòng kiên nhẫn, bền bỉ mài sắt, sẽ có ngày có được cây kim. Câu tục ngữ muốn nói rằng, để thành công cần đức kiên nhẫn, ý chí và sức bền bỉ. Từ đời xưa cho tới đời nay, trong lịch sử đã có biết bao tấm gương về lòng kiên trì và bền bỉ phấn đấu để đi tới thành công như Mạc Đĩnh Chi, Hồ Chí Minh, Nguyễn Ngọc Ký... Câu chuyện về những con người đạt được đến sự thành công nhờ sự khổ luyện, và cả sự say mê với mục đích của mình muốn hướng tới đã được coi là những tấm gương tiêu biểu về về sự hiếu học, rèn luyện của người Việt Nam.

   Trong lịch sử chống ngoại xâm, Bác Hồ là một trong những tấm gương tiêu biểu về sự phấn đấu bền bỉ, lòng hiếu học và ý chí vượt qua mọi gian nguy để đạt được mục đích giàn lại độc lập, tự do cho dân tộc. Nhờ ý chí, nghị lực và lòng quyết tâm, Bác đã quyết chí đi tìm đường cứu nước khi còn rất trẻ. Ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để không ngừng học tập và làm cách mạng: lúc làm phụ bếp trên tàu thuỷ, khi làm người cào tuyết giữa mùa đông lạnh giá ở Luân Đôn, bôn ba khắp nơi, tù đày, gian khổ... Vượt qua muôn vàn khó khăn, Bác đã tìm ra con đường cứu nước và lãnh đạo đưa dân tộc ta, đất nước ta làm cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi, giành lại độc lập, tự do. Từ những kinh nghiệm đúc kết trong hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã khuyên mọi người:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.​

    Trong học tập, đức kiên trì cũng vô cùng cần thiết để giúp ta thành công. Qua 12 năm để học xong các kiến thức cơ bản, mỗi học sinh chúng ta đều cần phải cố gắng học hành, kiên trì luyện tập để sau này có nền tảng trở thành người có ích trong xã hội. Người bình thường đã vậy, với những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn thì cần phải cố gắng gấp đôi. Thời xưa, từng có nhiều tấm gương khổ học thành tài. Như Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, ban ngày còn phải làm kiếm sống chỉ tối đến mới có thời gian học tập. Không có tiền mua dầu thắp đèn, cậu bé họ Mạc phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng rồi soi lên trang sách mà đọc chữ. Với ngọn đèn đom đóm ấy, cậu bé miệt mài học tập và đến khoa thi năm 1304 cậu đã thi đỗ trạng nguyên rồi trở thành một vị quan có tài năng lớn trong triều nhà Trần. Ngày nay, còn có cả những người dù bị tàn tật nhưng vẫn rèn luyện trở thành những người tài giỏi trong xã hội. Như Nguyễn Ngọc Kí, vốn bị liệt tay từ nhỏ, anh phải viết và làm mọi việc bằng chân. Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận, phấn đấu học xong Đại học, anh đã trở thành một nhà giáo ưu tú.

    Và còn có biết bao thành tựu khoa học, công trình có giá trị đã ra và để lại cho muôn đời sau đời nhờ ý chí và lòng quyết tâm của các thế hệ cha anh đi trước. Vì vậy, ta có thể rút ra kết luận: chỉ có kiên trì, nhẫn nại, bền lòng, quyết chí, con người mới có thể làm nên sự nghiệp giống như người bền bỉ mài mãi một miếng sắt để làm nên vây kim. Nếu thiếu sự kiên trì, bền chí thì mỗi người chúng ta không thể vượt qua trăm ngàn trở ngại luôn chắn ngang con đường đi tới của mình? Sự nản chí, thiếu nhẫn nại, vững lòng chỉ dẫn tới đầu hàng và thất bại.

    Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” từ xưa cho tới nay vẫn giữ nguyên giá trị. Trong xã hội công nghệ thông tin hôm nay, internet có thể cho chúng ta cả một núi thông tin chỉ sau một cú click chuột, nhưng những kỹ năng, phương pháp để dẫn đến thành công, thì vẫn không gì có gì khác được ngoài sự rèn luyện, rèn luyện và rèn luyện. Và để có được lòng kiên trì rèn luyện, cần có một sự quyết tâm, không bao giờ từ bỏ mục đích, dù khó khăn đến thế nào. Mỗi chúng ta hãy luôn ngẫm nghĩ về câu tục ngữ ấy để tự trau dồi ý chí tiến lên.


 
2
0
Coin
05/08/2020 09:22:15

Trong cuộc sống, không có một thành công nào tự nhiên mà có. Tất cả những thành quả tốt đẹp đều được nảy nở từ những tháng ngày cố gắng rèn luyện không ngừng. Sự cố gắng, kiên trì bền bỉ ấy được nhân ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” quả rất đúng đắn.

    Câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” tuy thật ngắn gọn nhưng ý nghĩa của nó thật lớn lao. Câu tục ngữ xuất phát chính là từ trong thực tế đời sống. Ngày xưa, khi chưa có máy móc hiện đại như bây giờ, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu dùng trong may vá, thêu thùa thì những người thợ đã phải cần mẫn ngồi mài những cục sắt to từ ngày qua ngày khác. Để làm được những chiếc kim bé nhỏ không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, cẩn trọng mà quan trọng hơn đó là sự kiên trì, cố gắng không ngừng nghỉ của người thợ mài.

    Có thể thấy rằng, một chiếc kim bé nhỏ, nhìn có vẻ tầm thường nhưng lại tiêu tốn rất nhiều công sức của người lao động. Từ đó chúng ta có thể suy rộng ra, nếu muốn thành công thì cần phải biết cố gắng, nỗ lực và kiên trì. Có chịu khó rèn luyện, cố gắng vươn lên thì chúng ta mới vượt qua được gian lao thử thách để hoàn thành công việc được giao, cho dù là những việc nhỏ bé nhất.

    Ứng dụng câu tục ngữ trong cuộc sống, chúng ta mới thấm nhuần tính đúng đắn và ý nghĩa lớn lao của nó. Để đạt được thành công, con người cần phải kiên trì, nỗ lực học hỏi, biết giải quyết mọi khó khăn và tiến lên phía trước. Hẳn nhiều người Việt Nam chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Với ý chí và lòng quyết tâm cao độ, chú Rùa chậm chạp đã chiến thắng Thỏ trong cuộc thi chạy. Qua đó ta cũng có thể thấy rằng, những kẻ chủ quan, ỷ nại mình có tài mà không chịu cố gắng, không chịu nỗ lực thì cuối cùng kết quả chỉ là thất bại mà thôi.

    Trong suốt những 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) ròng rã, cũng chính nhờ lòng kiên trì nhẫn nại, chịu đựng gian khổ, thiếu thốn mà nhân dân ta đã làm nên một chiến thắng Điện Biên lừng lẫy: “Chín năm làm một Điên Biên/Nên vàng hoa đỏ, nên thiên sử vàng” (Tố Hữu). Cũng không lâu sau đó, nhân dân ta lại phải tiếp tục trường kì kháng chiến chống Mỹ, bền bỉ đấu tranh, cuối cùng cũng đã “đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào” và toàn thắng đã về ta, thống nhất đất nước vào mùa xuân năm 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

    Cũng như vậy, có rất nhiều công trình khoa học lớn nhỏ ra đời đâu phải chỉ nhờ tài năng mà phần lớn còn phải nhờ lòng nhẫn nại và sự kiên trì của con người. Từ những hạt thóc giống quý báu đem từ Nhật về, Giáo sư Lương Đình Của phải mất hàng chục năm, trải qua hàng ngàn thí nghiệm lai tạo mới cho ra được những giống lúa phù hợp với thổ nhưỡng Việt Nam và cho năng suất cao. Trên thế giới, hai vợ chồng nhà bác học Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri đã miệt mài nghiên cứu, kì công lọc đi lọc lại 8 tấn quặng chỉ để tìm ra 0,1 gam chất phóng xạ ra-đi-um, giúp khai phá một nền khoa học có sức mạnh vô cùng ghê gớm khi đem phục vụ lợi ích hoà bình nhân loại.

   Còn rất rất nhiều ví dụ khác nữa mà chúng ta có thể thấy rằng sự kiên trì, nỗ lực vươn lên sẽ giúp chúng ta có được những thành công tốt đẹp. Và câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim” cho đến hôm nay vẫn còn là một kinh nghiệm rèn luyện bản thân vô cùng quý giá.

 

2
0
Coin
05/08/2020 09:24:13

Mỗi người đều có một ước mơ và cố gắng không ngừng nghỉ để có thể đạt được ước mơ đó. Song có nhiều vấp ngã, nhiều khó khăn, thử thách đang đợi bạn ở phía trước. Lúc đó cần có bản lĩnh, có thể kiễn nhẫn và vượt qua tất cả. Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” mang ý nghĩa răn dạy, giáo dục chúng ta cần phải nỗ lực, kiên trì và cố gắng không ngừng để đạt được ước mơ đó.

Câu tục ngữ chia thành hai vế sóng đôi, mang ý nghĩ bổ sung cho nhau. Để hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, cần hiểu cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Về nghĩa đen, câu tục ngữ rất dễ hiểu. Khi chúng ta muốn mài một cây sắt to thành một cái kim thì rất khó khăn, nhưng không phải không thể. Sự kiên trì, cố gắng sẽ giúp bạn làm được điều đó. Xét về nghĩa bóng thì câu tục ngữ nhắn nhủ mọi người về ý chí, nghị lực, bền bỉ để có thể hoàn thành thật tốt công việc cũng như theo đuổi ước mơ của mình.

 

Mài một cây sắt thành cây kim đối với nhiều người là chuyện ảo tưởng, không thể, mất nhiều công sức và thời gian. Đúng vậy, mỗi con người đều có con đường đi của mình, để chạm được cái đích đến thực sự không hề dễ dàng. Bởi vậy điều mà chúng ta cần phải có chính là bản lĩnh, sự kiên trì và cố gắng không ngừng nghỉ.

Nhân dân ta từ xưa đến nay phải trải qua bao nhiêu khó khăn, mất mát. Để có được ngày tháng yên bình, cha ông ta đã phải đổi máu, đổi nước mắt. Đó chẳng phải là sự cố gắng bền bỉ, nỗ lực không ngừng nghỉ của mọi người hay sao?

Câu tục ngữ được biểu hiện rất nhiều trong đời sống. Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký là một minh chứng tiêu biểu có ý chí và tinh thần đáng quý đó. Ông sinh ra đã bị cụt hai tay, tuy nhiên bằng ý chí, nghị lực, sự cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân, ông đã có thể viết bằng chân, viết rất đẹp. Như vậy tinh thần mài sắt thành kim của ông thực sự đáng khâm phục và ngưỡng mộ.

 

Cuộc sống của chúng ta đầy rẫy khó khăn và thử thách. Nếu vội vàng bỏ cuộc vì gian nan phía trước thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ đạt đượ kết quả như mình mong đợi.

Bên cạnh những người có sự kiên trì và cố gắng không ngừng nghỉ đó vẫn còn tồn tại rất nhiều người không có ý chí tiến thủ, nhanh chán, nhanh bỏ cuộc giữa chừng. Thực ra vì họ ngại khó, ngại khổ, ngại vất vả nên mới không chịu làm, chịu học hỏi.

Câu tục ngữ “Có kim mài sắt có ngày nên kim” có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống của mỗi người, khuyên răn con người nên học hỏi, nên cố gắng, kiên trì làm việc đến cùng. Chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng.

2
0
Coin
05/08/2020 09:25:12

Tục ngữ là trí khôn muôn đời của nhân dân, mỗi câu tục ngữ là một bài học lớn. Một trong những bài học ấy được đúc kết trong câu tục ngữ hàm súc: Có công mài sắt có ngày nên kim.

Câu tục ngữ đã nêu lên một chân lí lớn bằng những hình ảnh tượng trưng đầy sức thuyết phục, sắt là một thứ kim loại cứng thế nhưng mài mãi cũng sẽ thành cây kim nhỏ. Đó là một sự kiên trì, cố gắng phi thường. Từ một thanh sắt to thành cái kim nhỏ phải tốn bao công sức, mồ hôi mới có được. Mới nghĩ đến ta đã thấy run sợ, ngại ngùng, nghĩ rằng chẳng ai kì công ngồi mài kim như thế. Tuy nhiên vẫn có người không quản ngại gian khổ, không sá công sức, vẫn gắng sức làm cho kì được. Cho nên cây kim dù bé nhỏ, không đáng gì nhưng nó là thành quả của biết bao sự cố gắng, kiên trì, nhẫn nại. Nghĩa đen của câu tục ngữ chỉ là việc mài sắt thành kim, nhưng nếu mở rộng nghĩa của câu tục ngữ ra thì mới thấy hết ý nghĩa của nó. Trong thực tế không ai lại mài một thanh sắt to thành cây kim nhỏ. Thế câu tục ngữ muốn nói điều gì?

Câu tục ngữ là một lời khuyên, một bài học mà cha ông ta đã đúc kết từ ngàn đời và truyền lại cho con cháu. Đó chính là một triết lí trong cuộc sống: có kiên trì nhẫn nại và quyết tâm lớn thì việc gì làm cũng xong, kể cả đó là việc khó khăn tưởng chừng không hoàn thành như mài một thanh sắt thành một cây kimác Hồ chúng ta từng dạy:

     Không có việc gì khó

     Chỉ sợ lòng không bền

     Đào núi và lấp biển

     Quyết chí ắt làm nên.

cũng là trên tinh thần như thế.

Qua lời dạy của Bác, chúng ta càng hiểu thêm về sức mạnh của lòng kiên trì, đức tính nhẫn nại, bền bỉ. Có quyết tâm lớn thì việc gì cũng làm được, kể cả việc đào núi và lấp biển.

Trong cuộc sống, chúng ta có biết bao nhiêu tấm gương tiêu biểu về đức tính kiên trì nhẫn nại, đã quyết mài sắt để cuối cùng có được cây kim như ý mình. Tấm gương ấy không đâu xa lạ, đó chính là Bác Hồ – người Cha già của dân tộc.

Đất nước ta được hòa bình, tự do như ngày hôm nay chính là một phần nhờ vào lòng kiên trì, bền gan vững chí của Bác trong hơn 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước của Người. Khi còn là chàng thanh niên, Bác đã từ biệt quê hương ra đi tìm đường cứu nước, ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để kiếm sông, chịu nằm gai nếm mật để tìm con đường giải phóng dân tộc.

Và cuối cùng sự hi sinh của Bác cũng mang lại niềm hạnh phúc cho toàn dân tộc, đó chính là cây kim mà Bác đã dành hơn ba mươi năm của cuộc đời mài tặng cho dân tộc ta.

Tấm gương Bác Hồ chói sáng và rực rỡ trước hết là ở chỗ Bác đã biết cất công mài sắt để cuối cùng nên kim.

Gần gũi với chúng ta có không ít những tấm gương sáng đáng khâm phục. Nhà thơ Nguyễn Khuyến nổi tiếng là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Những sáng tác của ông là kết quả của một sự rèn luyện không ngừng, không biết mệt mỏi vì phải lao tâm khổ tứ. Thiên tài không thể hình thành trong một sớm một chiều mà phải qua một quá trình rèn luyện đúng như một nhà văn phương Tây từng khẳng định: Thiên tài là một sự kiên nhẫn lâu dài. Với Nguyễn Khuyến khẳng định này càng có ý nghĩa thực tế. Để trở thành một nhà thơ lớn, Nguyễn Khuyến đã trải qua một cuộc sống nghèo khổ, túng thiếu. Theo sử sách ghi lại thì nhà Nguyễn Khuyến rất nghèo, mỗi buổi sớm đến trường phải mang theo một cái giậm để sau mỗi buổi bình văn còn đi bắt cá. Quê ông vốn đồng chiêm trũng nên rất nhiều cá. Có những buổi sớm mùa đông giá lạnh, thầy đồ vẫn thấy anh học trò nghèo lam lũ dưới ao sâu. Tối về nhà không có đèn, anh học trò nghèo họ Nguyễn lại bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng hoặc tận dụng ánh trăng để đọc sách. Sự thành công của Nguyễn Khuyến không chỉ ở thiên tài thơ văn mà còn ở sự kiên trì và lòng quyết tâm của chính nhà thơ.

Một tấm gương nữa cũng rất gần gũi với chúng ta là anh Nguyễn Ngọc Kí. Anh bị liệt cả hai tay nhưng mong ước đến trường vẫn luôn thôi thúc anh. Thế là anh tập viết bằng hai chân. Những nét chữ đầu tiên thật khó nhưng anh không chịu nản lòng. Chính sự kiên trì ấy đã làm cho nét chữ viết bằng chân của anh luôn được mọi người nhắc đến, không những thế, anh còn trở thành một thầy giáo của bao thế hệ học trò. Anh trở thành một tấm gương cho sự kiên trì, nhẫn nại trong thời đại ngày nay.

Trong lao động, tấm gương của nhà bác học Lương Định Của là một minh chứng có sức thuyết phục cao nhất. Để lai tạo một giống lúa có năng suất cao, có khả năng chống rầy tốt, ông phải làm việc vô cùng vất vả và khó nhọc. Hàng ngày, từ khi trời chưa sáng, ông đã lội bì bõm dưới ruộng để nghiên cứu, thử nghiệm, đến tối mịt mới trở về. Qua vài vụ lúa, một giống lúa mới được hình thành. Cứ như vậy, sự lao động không biết mệt mỏi của ông đã mang lại biết bao sự thay đổi cho những người nông dân chân lấm tay bùn.

Ngược dòng lịch sử, Mai An Tiêm là một bằng chứng cho sự chăm chỉ và kiên trì.

Trên thế giới, không ai là không biết nhà bác học người Pháp Ma-ri-e Cu- ri-e. Họ đã kì công trong bốn năm trời lọc đi lọc lại tám tấn quặng để tìm một phần mười gam chất phóng xạ Ra-đi-um. Thế mới biết, muốn tìm một nguyên tố hóa học cũng đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì mãnh liệt.

Qua những tấm gương trên, chúng ta thấy mình phải cố gắng nhiều trước hết ở lòng kiên trì nhẫn nại, không quản khó khăn vất vả để trở thành người thành công. Đó là sự khởi đầu cho cuộc đời của mỗi con người. Là một đứa con trong gia đình, chúng ta cần phải học tập để xứng đáng với lòng tin yêu của cha mẹ. Là một công dân của đất nước, chúng ta cần phải cố gắng để trở thành chủ nhân của đất nước trong tương lai.

Lời khuyên của cha ông luôn luôn đúng đắn, thiết thực. Nó có ý nghĩa lớn hơn khi ta thực hiện tốt lời dạy đó.

1
0
Evil Master [ ...
05/08/2020 13:46:17

Dân gian xưa có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Hãy thử hỏi những người chiến thắng xem có mấy ai bước tới bục vinh quang mà không cần chăm chỉ luyện tập? Những con đường dẫn tới thành công hầu như chẳng bao giờ thẳng tăm tắp, mà đều phải vượt qua bao chông gai mới đến được thành công.

Ta thấy câu tục ngữ trên có hai vế. Vế thứ nhất là điều kiện: "Có công mài sắt”, vế thứ hai là kết quả: ”Có ngày nên kim”. Hai vế này tương ứng với nhau: Có công/có ngày, mài sắt/nên kim. Để biến sắt thành kim, không có phép màu gì cả, tất cả là nhờ sự cần cù, kiên nhẫn của người làm ra kim. Chiếc kim thì bé nhỏ nhưng thật hoàn hảo. Thân kim tròn, đầu kim nhọn, cuối thân kim có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua. Muốn từ sắt thành kim thì phải trải qua một quá trình tôi luyện, công phu. Ai có lòng kiên nhẫn, bền bỉ mài sắt, sẽ có ngày có được cây kim. Câu tục ngữ muốn nói rằng, để thành công cần đức kiên nhẫn, ý chí và sức bền bỉ. Từ đời xưa cho tới đời nay, trong lịch sử đã có biết bao tấm gương về lòng kiên trì và bền bỉ phấn đấu để đi tới thành công như Mạc Đĩnh Chi, Hồ Chí Minh, Nguyễn Ngọc Ký... Câu chuyện về những con người đạt được đến sự thành công nhờ sự khổ luyện, và cả sự say mê với mục đích của mình muốn hướng tới đã được coi là những tấm gương tiêu biểu về về sự hiếu học, rèn luyện của người Việt Nam.

Trong lịch sử chống ngoại xâm, Bác Hồ là một trong những tấm gương tiêu biểu về sự phấn đấu bền bỉ, lòng hiếu học và ý chí vượt qua mọi gian nguy để đạt được mục đích giàn lại độc lập, tự do cho dân tộc. Nhờ ý chí, nghị lực và lòng quyết tâm, Bác đã quyết chí đi tìm đường cứu nước khi còn rất trẻ. Ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để không ngừng học tập và làm cách mạng: lúc làm phụ bếp trên tàu thuỷ, khi làm người cào tuyết giữa mùa đông lạnh giá ở Luân Đôn, bôn ba khắp nơi, tù đày, gian khổ... Vượt qua muôn vàn khó khăn, Bác đã tìm ra con đường cứu nước và lãnh đạo đưa dân tộc ta, đất nước ta làm cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi, giành lại độc lập, tự do. Từ những kinh nghiệm đúc kết trong hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã khuyên mọi người:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.​

Trong học tập, đức kiên trì cũng vô cùng cần thiết để giúp ta thành công. Qua 12 năm để học xong các kiến thức cơ bản, mỗi học sinh chúng ta đều cần phải cố gắng học hành, kiên trì luyện tập để sau này có nền tảng trở thành người có ích trong xã hội. Người bình thường đã vậy, với những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn thì cần phải cố gắng gấp đôi. Thời xưa, từng có nhiều tấm gương khổ học thành tài. Như Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, ban ngày còn phải làm kiếm sống chỉ tối đến mới có thời gian học tập. Không có tiền mua dầu thắp đèn, cậu bé họ Mạc phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng rồi soi lên trang sách mà đọc chữ. Với ngọn đèn đom đóm ấy, cậu bé miệt mài học tập và đến khoa thi năm 1304 cậu đã thi đỗ trạng nguyên rồi trở thành một vị quan có tài năng lớn trong triều nhà Trần. Ngày nay, còn có cả những người dù bị tàn tật nhưng vẫn rèn luyện trở thành những người tài giỏi trong xã hội. Như Nguyễn Ngọc Kí, vốn bị liệt tay từ nhỏ, anh phải viết và làm mọi việc bằng chân. Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận, phấn đấu học xong Đại học, anh đã trở thành một nhà giáo ưu tú.

Và còn có biết bao thành tựu khoa học, công trình có giá trị đã ra và để lại cho muôn đời sau đời nhờ ý chí và lòng quyết tâm của các thế hệ cha anh đi trước. Vì vậy, ta có thể rút ra kết luận: chỉ có kiên trì, nhẫn nại, bền lòng, quyết chí, con người mới có thể làm nên sự nghiệp giống như người bền bỉ mài mãi một miếng sắt để làm nên vây kim. Nếu thiếu sự kiên trì, bền chí thì mỗi người chúng ta không thể vượt qua trăm ngàn trở ngại luôn chắn ngang con đường đi tới của mình? Sự nản chí, thiếu nhẫn nại, vững lòng chỉ dẫn tới đầu hàng và thất bại.

Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” từ xưa cho tới nay vẫn giữ nguyên giá trị. Trong xã hội công nghệ thông tin hôm nay, internet có thể cho chúng ta cả một núi thông tin chỉ sau một cú click chuột, nhưng những kỹ năng, phương pháp để dẫn đến thành công, thì vẫn không gì có gì khác được ngoài sự rèn luyện, rèn luyện và rèn luyện. Và để có được lòng kiên trì rèn luyện, cần có một sự quyết tâm, không bao giờ từ bỏ mục đích, dù khó khăn đến thế nào. Mỗi chúng ta hãy luôn ngẫm nghĩ về câu tục ngữ ấy để tự trau dồi ý chí tiến lên.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư