Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn văn sau và khoanh vào đáp án đúng

Phần 1: Đọc hiểu

Sông Hương

Sông Hương có chiều dài tới tận 80km, riêng đoạn chảy qua Huế từ Bằng Lãng đến cửa Thuận An dài 30km. Đoạn sông chảy qua Huế uốn lượn như sự sắp đặt của tự nhiên nhằm tôn tạo thêm vẻ kiều diễm cho thành phố Huế. Sông Hương là quà tặng vô giá mà tạo hóa đã dành riêng cho miền đất này. Con sông này là yếu tố có tính quyết định để người xưa chọn Huế làm kinh đô - là nơi hội tụ của cảnh quan và di sản văn hóa.

Từ ngã ba Bằng Lãng, sông Hương chảy nhẹ nhàng, chậm rãi qua các làng mạc trù phú của vùng ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành phố, rồi tiếp tục uốn lượn qua các miền quê ở hạ lưu trước khi đổ ra biển. Thành quách, lầu xá, những công trình kiến trúc hai bên bờ soi hình bóng xuống dòng sông, đẹp tựa như bức tranh phong thủy hữu tình. Người ta thường ví dòng sông Hương duyên dáng như cô gái Huế e ấp nụ cười dưới vành nón lá. Màu trắng bạc của sông càng tô điểm hơn khi chiếc cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương.

[...] Sông Hương dẫn đường xuôi dòng nước đưa du khách đến thăm vẻ đẹp miệt vườn Vỹ Dạ với vườn hoa thảm cỏ xanh mướt. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ngược dòng lên Thiên Mụ thả hồn phiêu diêu theo tiếng chuông chùa văng vẳng. Từ chùa, bạn có thể ngắm toàn diện sắc đẹp của Hương giang như chiếc áo thiếu nữ mấy lần đổi thay màu sắc trong ngày.
 

Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

1. Dòng sông Hương chảy qua Huế bao nhiêu km? (0,5 điểm)

A. 40km

B. 80km

C. 30km

D. 60km

2. Sông Hương chảy qua những nơi nào trước khi đổ ra biển? (0, 5 điểm)

A. Từ ngã ba Bằng Lãng chảy qua trung tâm thành phố Huế rồi chảy ra biển.

B. Từ ngoại ô thành phố Huế, chảy qua các miền quê ở hạ lưu rồi chảy ra biển.

C. Từ ngã ba Bằng Lãng chảy qua các huyện của Huế, qua các khu rừng rậm rồi chảy ra biển.

D. Từ ngã ba Bằng Lãng chảy qua các làng mạc trù phú ở ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành phố, chảy qua các miền quê ở hạ lưu rồi đổ ra biển.

3. Cây cầu nào được bắc ngang qua sông Hương? (0,5 điểm)

A. Cầu Tràng Tiền

B. Cầu Nhật Lệ

C. Cầu Rồng

D. Cầu Phú Mỹ
 

Câu 2: Em hãy gạch chân dưới từ Hán Việt có trong câu sau và giải nghĩa nó (1 điểm):

“Từ chùa, bạn có thể ngắm toàn diện sắc đẹp của Hương giang như chiếc áo thiếu nữ mấy lần đổi thay màu sắc trong ngày”.

Câu 3: Em hãy gạch chân dưới quan hệ từ có trong câu sau (0,5 điểm):

“Từ ngã ba Bằng Lãng, sông Hương chảy nhẹ nhàng, chậm rãi qua các làng mạc trù phú của vùng ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành phố, rồi tiếp tục uốn lượn qua các miền quê ở hạ lưu trước khi đổ ra biển”.
 

Phần 2: Luyện từ và câu

Câu 1: (1 điểm)

a. Em hãy tìm 3 cặp từ trái nghĩa về chủ đề con người.

b. Chọn 1 trong 3 cặp từ vừa tìm được và đặt câu.

Câu 2: Em hãy liệt kê các nghĩa của từ “đậu” trong câu dưới đây (1 điểm):

Một chú ruồi đang đậu trên rổ đậu đỏ mà mẹ em chuẩn bị để nấu xôi mừng chị gái thi đậu đại học.

Câu 3: Em hãy điền thêm vế câu còn lại để tạo nên các câu ghép (1 điểm)

a. Hễ trời mưa to _______________________________________________________

b. __________________________________________ thì em đã được đi bơi với bạn.

Phần 3: Tập làm văn (4 điểm)

Em hãy kể lại buổi lễ bế giảng cuối cấp của mình.

13 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.666
7
1
Dũng
05/08/2020 15:36:11
+5đ tặng

Câu 1:

1. C

2. D

3. A

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
0
Dũng
05/08/2020 15:36:20
+4đ tặng

Câu 2:

- Gạch chân dưới từ Hán Việt: “Từ chùa, bạn có thể ngắm toàn diện sắc đẹp của Hương giang như chiếc áo thiếu nữ mấy lần đổi thay màu sắc trong ngày”.

→ Giải nghĩa: “giang” có nghĩa là dòng sông.

21
16
Dũng
05/08/2020 15:36:31
+3đ tặng

Câu 3:

- Gạch chân dưới quan hệ từ: “Từ ngã ba Bằng Lãng, sông Hương chảy nhẹ nhàng, chậm rãi qua các làng mạc trù phú của vùng ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành phố, rồi tiếp tục uốn lượn qua các miền quê ở hạ lưu trước khi đổ ra biển”.

8
1
Dũng
05/08/2020 15:36:40
+2đ tặng

Câu 1:

a. 3 cặp từ trái nghĩa về con người: hiền lành - độc ác, chăm chỉ - lười biếng, cao - thấp, béo - gầy…

b. Đặt câu:

- Ví dụ: Cô Tấm rất chăm chỉ và hiền lành, còn Cám thì lười biếng và độc ác

7
1
Dũng
05/08/2020 15:36:50
+1đ tặng

Câu 2:

Nghĩa của các từ “đậu”:

- Từ “đậu” thứ nhất: là động từ, chỉ hành động hạ cánh, đáp xuống của chú ruồi.

- Từ “đậu” thứ hai: là danh từ, chỉ một loại thực vật.

- Từ “đậu” thứ ba: là động, chỉ đã đạt được một kết quả tốt.

5
0
Dũng
05/08/2020 15:36:57

Câu 3:

a. Hễ trời mưa to thì mực nước sông lại dâng lên cao.

b. Nếu trời không mưa to thì em đã được đi bơi với bạn.

3
2
Hà Vy
05/08/2020 15:37:30

Nhớ về mùa hạ, chúng ta không chỉ nhớ đến những chùm hoa phượng, những tiếng ve sầu kêu râm ran khắp các con đường làng mà còn nhớ về những buổi lễ tổng kết năm học. Buổi lễ ấy luôn gợi cho em nhiều cảm xúc.

Buổi tổng kết được diễn ra vào một buổi sáng cuối tháng 5 trong lành, mát mẻ. Những chú chim cất tiếng hót véo von trên các cành cây dọc đường chúng em đến trường. Dường như những chú chim đó cũng muốn góp bản hòa ca để chia sẻ niềm vui với chúng em khi chúng em được lên một lớp học mới.

Hôm ấy, em dậy từ rất sớm để chuẩn bị đến trường. Mặt trời bắt đầu nhô lên để tỏa ánh nắng khắp mọi nơi. Ở trường, tất cả học sinh đều mặc đồng phục quần đen, áo trắng, đeo khăn quàng đỏ và đội mũ ca lô. Đúng 7 giờ, bác bảo vệ đánh những tiếng trống Tùng! Tùng! Tùng! để thúc giục học sinh các khối lớp xuống sân trường tập trung, xếp hàng cho ngay ngắn. Dường như ai cũng ý thức được ý nghĩa của buổi lễ trang trọng này nên việc ổn định tổ chức diễn ra khá nhanh chóng. Đúng 7 giờ 15, buổi lễ bắt đầu. Tấm bảng màu đỏ có in dòng chữ "LỄ TỔNG KẾT NĂM HỌC 2017 - 2018" màu trắng được treo ở chính giữa sân khấu, bên dưới là chiếc bàn để phần thưởng dành tặng cho các cá nhân có thành tích học tập tốt. Phía bên phải sân khấu là tượng Bác Hồ vĩ đại được đặt trang nghiêm, phía bên trái là bục phát biểu của thầy cô và các vị khách quý. Mở đầu chương trình là các tiết mục văn nghệ rất hay và đặc sắc được mọi người cổ vũ nhiệt tình. Sau đó, toàn trường tiến hành lễ chào cờ. Thầy cô, các vị đại biểu cùng toàn thể học sinh đứng nghiêm trang hướng về lá cờ Tổ quốc và hát vang bài Quốc ca. Giây phút ấy thật thiêng liêng làm sao!

Để tiếp tục chương trình, cô giáo Hiệu trưởng lên tổng kết kết quả học tập của cả trường trong năm học vừa qua. Cô đưa ra phương hướng nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm. Các thầy cô và học sinh đều chú ý lắng nghe bài phát biểu của cô Hiệu trưởng. Tiếp đến là lời phát biểu của bác đại diện hội phụ huynh; sau cùng là bài phát biểu của học sinh cuối cấp. Chị Thanh Lan đã đại diện cho những anh chị lớp 5 lên trình bày cảm nhận, suy nghĩ khi phải rời xa mái trường tiểu học cùng với đó là lời hứa cố gắng học tập để không phụ lòng các thầy cô.

Phần cuối buổi lễ là phần trao thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích học tập xuất sắc. Thầy Tổng phụ trách Đội đọc đến lớp nào thì đại diện của các lớp lên nhận thưởng. Có lẽ đây là phần được các bạn học sinh mong chờ nhất nên mỗi khi lớp hoặc cá nhân nào lên nhận thưởng là các bạn nổ những tràng pháo tay chúc mừng rất giòn giã. Thật vinh dự cho em khi em cũng là một trong những bạn lên nhận phần thưởng. Các bạn lên nhận phần thưởng ai cũng vui tươi, phấn khởi bởi đó là sự cố gắng của bản thân trong suốt năm học vừa qua. Sau phần trao thưởng là lời tuyên bố bế mạc của thầy Tổng phụ trách, các bạn học sinh cầm ghế của mình trở về lớp để nhận giấy khen và nghe giáo viên chủ nhiệm dặn dò khi về nghỉ hè.

Nắng cũng đã gắt hơn, tiếng ve vẫn kêu râm ran nhưng chúng em lại có những cảm xúc vui buồn xen lẫn. Chúng em vui vì nghỉ hè sẽ được bố mẹ cho đi chơi hoặc về thăm quê nội, quê ngoại nhưng chúng em cũng có chút buồn vì không được đến lớp vui đùa cùng các bạn. Chúng em chào tạm biệt nhau để ra về mà trong lòng đầy lưu luyến.

2
0
Dũng
05/08/2020 15:38:28

Ai đó từng nói: “Mùa hạ, mùa thi, mùa chia ly.” Mùa hạ trong em là kỉ niệm về buổi tổng kết năm học năm lớp một với nhiều điều khó quên. Khi tiếng ve râm ran gọi hè, chúng em tổ chức lễ tổng kết cuối năm của mình.

Buổi tổng kết hôm ấy là một ngày hè cuối tháng năm. Ông mặt trời bắt đầu ló dạng ở đằng đông, mẹ chuẩn bị cho em một chiếc áo sơ mi trắng tinh và chiếc quần đen đứng đắn để tham gia buổi tổng kết. Em và bạn tung tăng cùng nhau đi trên con đường đến trường.

Sau cánh cổng trường rộng lớn, hàng trăm học sinh ăn mặc tươm tất rộn rã trên sân trường. Trên bục danh dự, nổi bật lên là dòng chữ to màu trắng “Lễ tổng kết năm học” vô cùng long trọng. Kế bên là tượng Bác Hồ và một chiếc bàn dài trải thảm hoa lịch sự. Trên bàn đầy những gói phần thưởng được bọc bằng giấy. Chúng em gặp nhau, kéo nhau đi đi lại lại, ngắm nhìn những phần thưởng mà lòng nôn nao, háo hức khó tả. Xung quanh ngập tàn cờ hoa. Từng hàng ghế đỏ chót được xếp ngay ngắn sau mỗi tấm biển lớp. Cả sân trường chợt náo nhiệt hơn hẳn thường ngày.

Chẳng bao lâu sau, các vị khách mời đã đến dự đông đủ. Họ ngồi ngay ngắn ở dãy bàn phía trước. Tiếng nói chuyện xen lẫn tiếng cười huyên náo.

Mở đầu buổi tồng kết là nghi thức chào cờ trang nghiêm. Chúng em giơ tay chào, cùng hát vang Quốc ca. Sau đó, trong tà áo dài thướt tha, cô hiệu trưởng trường lên bục danh dự đọc diễn văn tổng kết năm học. Giọng thầy cô nhẹ nhàng, ấm áp nhưng rõ ràng điểm lại từng hoạt động của nhà trường, những thành tích của trường trong năm học vừa qua. Chúng em im lặng, chăm chú lắng nghe. Lòng thầm cảm phục và biết ơn công lao, sự hi sinh của các thầy. Cô hiệu trưởng nhiệt liệt hoan nghênh, chúc mừng và nhắc nhở toàn trường cố gắng phấn đấu hơn nữa. Bài diễn văn kết thúc trong  tràng pháo tay giòn giã vang dội.

Tiếp nối chương trình là bài phát biểu của các vị đại biểu khách quý. Một bác phụ huynh đại diện cho phụ huynh phát biểu suy nghĩ, chúc mừng thành tích của thầy trò nhà trường. Đặc biệt là lá thư tri ân của anh chị lớp năm. Các anh chị cầm thư, xúc động bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn với thầy cô, với mái trường thân yêu sắp phải rời xa.

Cuối cùng là lễ phát thưởng. Những cái tên lần lượt được xướng lên kèm theo thánh tích đáng nể. Những tràng pháo tay vang dội cứ vang lên không ngớt.Các bạn xếp hàng lần lượt nhận phần thưởng của mình. Dù còn e dè, ngại ngùng nhưng khuôn mặt ai cũng ánh lên niềm vui sướng, tự hào. Em cũng nằm trong danh sách được khen thưởng. Khi được gọi tên, em nhanh chóng đi lên mà lòng tràn ngập cẩm xúc khó tả. Lần đầu tiên, em vinh dự được đón nhận phần thưởng cho sự cố gắng của chính mình tại mái trường này.

Khi ánh nắng đã gay gắt cả sân trường, buổi tổng kết kết thúc. Cô hiệu trưởng bước lên lên tuyên bố bế mạc, một lần nữa chúc mừng và cúi chào tất cả mọi người. Chúng em về lớp, nghe thông báo lịch nghỉ hè rồi tạm biệt nhau cùng ra về.

Những cành hoa phượng đỏ rơi đầy sân. Phía xa xa kia em thoáng thấy các anh chị cuối cấp lưu luyến tạm biệt thầy cô. Tuổi học trò trong tiếng ve ngân chợt bồi hồi và quý giá đến lạ kỳ.

1
0
Chou
05/08/2020 21:43:35
Phần 1: Đọc hiểu

Sông Hương

Sông Hương có chiều dài tới tận 80km, riêng đoạn chảy qua Huế từ Bằng Lãng đến cửa Thuận An dài 30km. Đoạn sông chảy qua Huế uốn lượn như sự sắp đặt của tự nhiên nhằm tôn tạo thêm vẻ kiều diễm cho thành phố Huế. Sông Hương là quà tặng vô giá mà tạo hóa đã dành riêng cho miền đất này. Con sông này là yếu tố có tính quyết định để người xưa chọn Huế làm kinh đô - là nơi hội tụ của cảnh quan và di sản văn hóa.

Từ ngã ba Bằng Lãng, sông Hương chảy nhẹ nhàng, chậm rãi qua các làng mạc trù phú của vùng ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành phố, rồi tiếp tục uốn lượn qua các miền quê ở hạ lưu trước khi đổ ra biển. Thành quách, lầu xá, những công trình kiến trúc hai bên bờ soi hình bóng xuống dòng sông, đẹp tựa như bức tranh phong thủy hữu tình. Người ta thường ví dòng sông Hương duyên dáng như cô gái Huế e ấp nụ cười dưới vành nón lá. Màu trắng bạc của sông càng tô điểm hơn khi chiếc cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương.

[...] Sông Hương dẫn đường xuôi dòng nước đưa du khách đến thăm vẻ đẹp miệt vườn Vỹ Dạ với vườn hoa thảm cỏ xanh mướt. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ngược dòng lên Thiên Mụ thả hồn phiêu diêu theo tiếng chuông chùa văng vẳng. Từ chùa, bạn có thể ngắm toàn diện sắc đẹp của Hương giang như chiếc áo thiếu nữ mấy lần đổi thay màu sắc trong ngày.
 

Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

1. Dòng sông Hương chảy qua Huế bao nhiêu km? (0,5 điểm)

A. 40km

B. 80km

C. 30km

D. 60km

2. Sông Hương chảy qua những nơi nào trước khi đổ ra biển? (0, 5 điểm)

A. Từ ngã ba Bằng Lãng chảy qua trung tâm thành phố Huế rồi chảy ra biển.

B. Từ ngoại ô thành phố Huế, chảy qua các miền quê ở hạ lưu rồi chảy ra biển.

C. Từ ngã ba Bằng Lãng chảy qua các huyện của Huế, qua các khu rừng rậm rồi chảy ra biển.

D. Từ ngã ba Bằng Lãng chảy qua các làng mạc trù phú ở ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành phố, chảy qua các miền quê ở hạ lưu rồi đổ ra biển.

3. Cây cầu nào được bắc ngang qua sông Hương? (0,5 điểm)

A. Cầu Tràng Tiền

B. Cầu Nhật Lệ

C. Cầu Rồng

D. Cầu Phú Mỹ
 

 
2
1
Chou
05/08/2020 21:44:22
Câu 2:

- Gạch chân dưới từ Hán Việt: “Từ chùa, bạn có thể ngắm toàn diện sắc đẹp của Hương giang như chiếc áo thiếu nữ mấy lần đổi thay màu sắc trong ngày”.

→ Giải nghĩa: “giang” có nghĩa là dòng sông.

 
0
0
Mew Mew
14/08/2020 07:33:45
Phần 1
1. C

2. D

3. A


Phần 2
Câu 1:

a. 3 cặp từ trái nghĩa về con người: hiền lành - độc ác, chăm chỉ - lười biếng, cao - thấp, béo - gầy…

b. Đặt câu:

- Ví dụ: Cô Tấm rất chăm chỉ và hiền lành, còn Cám thì lười biếng và độc ác
Câu 2:

- Gạch chân dưới từ Hán Việt: “Từ chùa, bạn có thể ngắm toàn diện sắc đẹp của Hương giang như chiếc áo thiếu nữ mấy lần đổi thay màu sắc trong ngày”.

→ Giải nghĩa: “giang” có nghĩa là dòng sông.
Câu 3:

a. Hễ trời mưa to thì mực nước sông lại dâng lên cao.

b. Nếu trời không mưa to thì em đã được đi bơi với bạn.
0
0
Nguyễn Mạnh Tuấn Ah
13/06/2021 09:21:25

Sông Hương

Sông Hương có chiều dài tới tận 80km, riêng đoạn chảy qua Huế từ Bằng Lãng đến cửa Thuận An dài 30km. Đoạn sông chảy qua Huế uốn lượn như sự sắp đặt của tự nhiên nhằm tôn tạo thêm vẻ kiều diễm cho thành phố Huế. Sông Hương là quà tặng vô giá mà tạo hóa đã dành riêng cho miền đất này. Con sông này là yếu tố có tính quyết định để người xưa chọn Huế làm kinh đô - là nơi hội tụ của cảnh quan và di sản văn hóa.

Từ ngã ba Bằng Lãng, sông Hương chảy nhẹ nhàng, chậm rãi qua các làng mạc trù phú của vùng ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành phố, rồi tiếp tục uốn lượn qua các miền quê ở hạ lưu trước khi đổ ra biển. Thành quách, lầu xá, những công trình kiến trúc hai bên bờ soi hình bóng xuống dòng sông, đẹp tựa như bức tranh phong thủy hữu tình. Người ta thường ví dòng sông Hương duyên dáng như cô gái Huế e ấp nụ cười dưới vành nón lá. Màu trắng bạc của sông càng tô điểm hơn khi chiếc cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương.

[...] Sông Hương dẫn đường xuôi dòng nước đưa du khách đến thăm vẻ đẹp miệt vườn Vỹ Dạ với vườn hoa thảm cỏ xanh mướt. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ngược dòng lên Thiên Mụ thả hồn phiêu diêu theo tiếng chuông chùa văng vẳng. Từ chùa, bạn có thể ngắm toàn diện sắc đẹp của Hương giang như chiếc áo thiếu nữ mấy lần đổi thay màu sắc trong ngày.
 

Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

1. Dòng sông Hương chảy qua Huế bao nhiêu km? (0,5 điểm)

A. 40km

B. 80km

C. 30km

D. 60km

2. Sông Hương chảy qua những nơi nào trước khi đổ ra biển? (0, 5 điểm)

A. Từ ngã ba Bằng Lãng chảy qua trung tâm thành phố Huế rồi chảy ra biển.

B. Từ ngoại ô thành phố Huế, chảy qua các miền quê ở hạ lưu rồi chảy ra biển.

C. Từ ngã ba Bằng Lãng chảy qua các huyện của Huế, qua các khu rừng rậm rồi chảy ra biển.

D. Từ ngã ba Bằng Lãng chảy qua các làng mạc trù phú ở ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành phố, chảy qua các miền quê ở hạ lưu rồi đổ ra biển.

3. Cây cầu nào được bắc ngang qua sông Hương? (0,5 điểm)

A. Cầu Tràng Tiền

B. Cầu Nhật Lệ

C. Cầu Rồng

D. Cầu Phú Mỹ
 

Câu 2: Em hãy gạch chân dưới từ Hán Việt có trong câu sau và giải nghĩa nó (1 điểm):

“Từ chùa, bạn có thể ngắm toàn diện sắc đẹp của Hương giang như chiếc áo thiếu nữ mấy lần đổi thay màu sắc trong ngày”.

Câu 3: Em hãy gạch chân dưới quan hệ từ có trong câu sau (0,5 điểm):

“Từ ngã ba Bằng Lãng, sông Hương chảy nhẹ nhàng, chậm rãi qua các làng mạc trù phú của vùng ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành phố, rồi tiếp tục uốn lượn qua các miền quê ở hạ lưu trước khi đổ ra biển”.
 

Phần 2: Luyện từ và câu

Câu 1: (1 điểm)

a. Em hãy tìm 3 cặp từ trái nghĩa về chủ đề con người.

b. Chọn 1 trong 3 cặp từ vừa tìm được và đặt câu.

Câu 2: Em hãy liệt kê các nghĩa của từ “đậu” trong câu dưới đây (1 điểm):

Một chú ruồi đang đậu trên rổ đậu đỏ mà mẹ em chuẩn bị để nấu xôi mừng chị gái thi đậu đại học.

Câu 3: Em hãy điền thêm vế câu còn lại để tạo nên các câu ghép (1 điểm)

a. Hễ trời mưa to _______________________________________________________

b. __________________________________________ thì em đã được đi bơi với bạn.

Phần 3: Tập làm văn (4 điểm)

Em hãy kể lại buổi lễ bế giảng cuối cấp của mình.

0
0
Lê Thủy Tiên
08/09/2021 14:39:38
Nhấn vào một đoạn để dán vào hộp văn bản.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×