Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tố Hữu từng viết :"Đời cách mạng từ khi tôi thấu hiểu. Dấn thân vô là phải chịu tù đày. Là gươm kề cổ,súng kề vai. Là thân sống chỉ còn một nửa"

Tố Hữu từng viết :
"Đời cách mạng từ khi tôi thấu hiểu
Dấn thân vô là phải chịu tù đày
Là gươm kề cổ,súng kề vai
Là thân sống chỉ còn một nửa".
Nhưng trong "Tức cảnh Pác Bó".Bác lại viết"Cuộc đời cách mạng thật là sang".Suy nghĩ của em về từ "sang" trong bài thơ trên.(Viết thành 1 bài văn nghị luận nha mn ưi.Giúp mik vs ,mik cảm ơn nhìu):>>

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.334
1
7
Đỗ Chí Dũng
08/08/2020 16:08:57
+5đ tặng

Dù đã 40 năm đã trôi qua kể từ ngày 30-4-1975 lịch sử, nhưng trong ký ức của người cựu chiến binh Nguyễn Thành Đô (chú Năm Đô, xã Tân Hội, TX. Cai Lậy) vẫn còn vẹn nguyên những ngày tháng “nếm mật nằm gai…” nơi chiến trường ác liệt.

Tham gia cách mạng từ năm 1968, trong 7 năm chiến đấu, Thượng tá Nguyễn Thành Đô 5 lần bị thương và 3 lần thoát chết mà đến bây giờ chú cũng không hiểu tại sao mình có thể thoát chết dưới họng súng của địch.

Chú Năm bồi hồi nhớ lại: Lần thứ nhất thoát chết là vào một đêm địch càn vào nơi bộ đội đóng quân, nhưng chú và đồng đội không hay. Khi giật mình tỉnh giấc thì địch đã đến. Chú và 3 anh em cùng đơn vị lập tức xuống xuồng để rút vào địa hình.

Khi xuống xuồng thì có 1 chiếc xuồng khác cũng đang bơi song song và nhiều xuồng ở phía sau đang tiến vào. Cứ ngỡ là lực lượng của ta rút vào địa hình, nhưng một lúc sau chú và mọi người phát hiện đó là xuồng của địch. Lợi dụng lúc địch chưa phát hiện, chú và các anh em rẽ vào con rạch, trốn thoát.

Một lần khác, trong trận giao chiến với địch ở An Hữu (huyện Cái Bè), chú Năm bị thương nặng, được dân công tải về tuyến sau. Nhưng rồi 2 dân công cũng trúng đạn… Chú cố bườn xuống mương gần đó để nấp pháo địch. Sau khi trận đánh kết thúc, chú cố gắng bườn lên bờ rồi ngất xỉu lúc nào không hay. Đến sáng hôm sau, lực lượng của ta quay lại phát hiện, đưa chú về quân y. Do vết thương nhiễm trùng nặng, chú phải nằm ở trạm xá điều trị 6 tháng mới hồi phục. 

Dù chiến tranh đã lùi xa 40 năm, nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng trong kháng chiến chống Mỹ vẫn còn tươi nguyên trong tâm khảm của Thiếu tướng Nguyễn Văn Lưỡng (chú Sáu Lưỡng). Tham gia cách mạng từ năm 1962, đến ngày giải phóng, thống nhất đất nước, chú Sáu bị thương tất cả 7 lần và nhiều lần đứng giữa lằn ranh sự sống và cái chết.

Trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, chú Sáu bị thương và ngất xỉu trên một con đường trong nội ô TP. Mỹ Tho, may nhờ lực lượng của ta phát hiện đưa về tuyến sau. Rồi một lần hợp đồng tác chiến đánh vào đồn ở Cai Lậy, nội tuyến phản bội, nhưng nhờ cảm quan của người chiến sĩ cách mạng, chú đã không thực hiện theo thỏa thuận với nội tuyến nên tránh được tổn thất lớn.

Rồi một lần đang nằm võng, địch bất ngờ ập vào chỉa súng vào người… Những lần đứng giữa lằn ranh sự sống và cái chết như thế cứ ùa về, chảy mãi không dứt trong dòng hồi ức của người cựu chiến binh - Thiếu tướng Nguyễn Văn Lưỡng.

 

Còn người cựu chiến binh của Đoàn tàu không số Huỳnh Thanh Trước (chú Ba Trước), hiện cư ngụ ở phường 1, TP. Mỹ Tho, dù đã bước sang tuổi 82, chuyện đời có cái nhớ cái quên, nhưng ký ức về những lần đứng giữa lằn ranh của sự sống và cái chết vẫn còn tươi nguyên trong tâm khảm.

Giọng run run, chú Ba kể, đó là một đêm máy bay của địch ném bom bầy trúng ngay đơn vị của chú đóng quân (xã Tân Phú, huyện Cai Lậy). Đơn vị có 8 người thì hy sinh hết 7, chỉ còn lại một mình chú, nhưng cánh tay phải của chú bị gãy nát.

Giọng chú bỗng chùn xuống, bùi ngùi: “Chú sống là nhờ sự may mắn, vì đêm ấy người bạn ghé đơn vị từ giã chú để hôm sau chuyển công tác sang đơn vị mới. Bạn ở lại qua đêm nên chú nhường chỗ của mình cho bạn, còn chú nằm chỗ khác. Nào ngờ…”. Chú Ba bỏ lửng câu nói, giọng chùn xuống, rưng rưng…

 

40 năm đã trôi qua, nhưng ký ức về những ngày gian khổ, thử thách trong chiến tranh vẫn mãi mãi tươi nguyên trong lòng những người cựu chiến binh mà chúng tôi đã gặp. Khơi lại những ngày “khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt”, dòng ký ức cứ thế trào tuôn… Trong câu chuyện của những ngày thực hiện lời dạy của Bác “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, không chỉ có những câu chuyện đứng giữa lằn ranh của sự sống và cái chết, mà còn có cả những câu chuyện về sự “thử thách chất anh hùng” của người chiến sĩ cách mạng.

Dù 47 năm đã trôi qua, nhưng Thiếu tướng Nguyễn Văn Lưỡng vẫn còn nhớ như in Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968. Sau khi bị thương, trước tình thế cấp bách phải mổ cấp cứu nhưng không còn thuốc gây mê và gây tê, nên ê kíp y, bác sĩ vẫn quyết định mổ gắp các mảnh đạn trong phổi để bảo toàn tính mạng cho chú. Chú Sáu Lưỡng chỉ diễn tả cảnh tượng khủng khiếp ấy bằng 3 từ ngắn gọn: “Đau chết giấc!”.

Tuy nhiên, chuyện đại phẫu gắp mảnh đạn trong phổi, cưa chân, cắt ruột… mà thiếu hoặc không có thuốc gây tê, gây mê vẫn chưa phải là những thử thách ghê gớm nhất. Thử thách lớn nhất của người chiến sĩ cách mạng là khi rơi vào tay địch. Trong hoàn cảnh bị kẻ thù bắt, giam cầm, tra tấn và đàn áp khốc liệt, nhưng đa số các chiến sĩ cách mạng đã giữ vững khí tiết, đấu tranh với kẻ thù bằng trái tim và khối óc kiên trung, bất khuất.

Người cựu tù kháng chiến Trần Văn Mừng (ấp Hòa Quý, xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè) vẫn không thể nào quên những ngày bị địch bắt giam cầm trong nhà lao Phú Quốc. Sau khi phát hiện chú đào hầm, tổ chức cho đồng đội trong nhà lao vượt ngục, chúng lấy búa đập nát 10 đầu ngón tay của chú… Đến bây giờ chú cũng không hiểu vì sao bị bọn cai ngục đánh đập, tra tấn dã man như thế mà vẫn không chết. Và đến bây giờ, 10 ngón tay của chú vẫn không có cái móng nào mọc ra được.

Trong số những cựu tù kháng chiến trải qua “thử thách chất anh hùng”, Liệt sĩ Đặng Văn Bê (sinh năm 1943, quê ấp Láng Biển, xã Mỹ Phước Tây, huyện Cai Lậy - nay thuộc TX. Cai Lậy) là một điển hình. Tháng 10-1969, trong một trận chống càn, anh Bê bị rơi vào tay địch. Dù bị địch tra tấn dã man nhưng anh Bê vẫn kiên trung, giữ vững khí tiết.

Tháng 2-1970 địch đày anh ra nhà tù Phú Quốc. Ngày 30-1-1971, cùng anh em trong trại giam tập trung đấu tranh không chịu sang trại chiêu hồi, anh Bê đã đánh tét đầu 1 tên quân cảnh làm cho kế hoạch của địch bị thất bại. Hèn hạ, bọn địch đã hành hình anh Bê một cách dã man. Chúng dùng bao bố trùm kín người anh đem nhúng vào chảo nước đang sôi…

Còn câu chuyện về 2 Liệt sĩ Nguyễn Thị Ngọc Tiến và Lê Thị Lệ Chi ở Trạm xá Dân y huyện Chợ Gạo cũng là một câu chuyện bi hùng, vượt lên mọi thử thách tàn độc của kẻ thù. Và tận cùng của sự dã man là chúng đã mổ bụng, moi gan 2 chị…

Sáng ngày 16-4-1972, lực lượng lính bảo an quận Chợ Gạo do tên quận phó trực tiếp chỉ huy càn vào địa hình khu vực trạm xá ở xã Hòa Định. 2 chị bị bắt cùng với tài liệu chưa kịp hủy. Biết là nơi có chứa thương binh nên giặc tập trung mọi thủ đoạn tra tấn dã man. Thằng chỉ huy hằn học dọa: “Mổ bụng ra để xem lá gan mày bao lớn”. Nhìn thẳng vào mặt quân thù, chị Tiến dõng dạc thách thức: “Có giỏi thì làm, mày đừng hù, đừng hòng tao khai!”.

Thằng chỉ huy thọc dao mổ bụng, moi lá gan chị Tiến ném trước mặt chị Chi. Tưởng rằng chứng kiến cảnh tượng ấy sẽ làm cho chị Chi khuất phục, nhưng đáp lại là ánh mắt nảy lửa của chị: “Mày cứ mổ bụng tao đi!”. Thằng chỉ huy không nói, lững thững bước tới thọc mạnh cái dao lê dính đầy máu vào bụng chị…

Anh Bê, chị Tiến, chị Chi ngã xuống trong tâm thế của người anh hùng, xứng đáng được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT. Cách sống, chiến đấu và chọn sự hy sinh của các anh, chị càng làm cho hình ảnh người chiến sĩ cách mạng thêm cao đẹp, lung linh và ngời sáng…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
7
Banana
08/08/2020 16:10:33
+4đ tặng

Đây là một bài thơ hay, nhưng có nhiều cách hiểu, từ đó có những cách phân tích không giống nhau. Bản thân mỗi cách hiểu và phân tích khó tránh được sự không nhất quán trong quá trình lĩnh hội hình tượng thơ. Cách phân tích sau đây cũng là một trong những con đường tiếp cận, với hi vọng không mắc lại những thiếu sót không nên có vừa nêu.

Chủ đề, tư tưởng của bài thơ rất dễ nắm bắt. Ấy là tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Nhưng chủ đề ấy, tư tưởng lớn ấy được thể hiện trong bài thơ như thế nào lại là điều không dễ chỉ ra cho thấu đáo, cho hợp lí hợp tình. Nên chăng là khi phân tích bài thơ này phải đi theo hai bước:

Ở bước thứ nhất, khai thác khía cạnh gian khổ mà Người đã trải qua trong bước đầu “nhóm lửa” ngọn lửa cách mạng từ cái nơi tăm tối, hoang vu. Tập hợp các chi tiết một cách hệ thống theo khía cạnh này ta thấy: ở thì ở suối, ở hang (“Sáng ra bờ suối, tối vào hang“). Không gian và cả thời gian chật chội, quẩn quanh, đơn điệu. Còn gì gò bó cho bằng những ngày, những tối, những tháng, những năm mà con người vốn phóng khoáng, tự do phải chịu cảnh nhàm chán không chịu đổi thay với hang, với suối quen thuộc đến trơ mòn. Sự tù túng hiện lên ở bài thơ và nhịp thơ. Riêng về nhịp thơ có sự cứng nhắc, uể oải như cần một cái vươn vai mà không thể vươn vai. Tiếp đến là điều kiện ân uống hằng ngày:

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

Về câu thơ này có hai cách hiểu khác nhau. Theo cách hiểu thứ nhất: dù có phải ăn cháo bẹ, rau măng rất khổ nhưng tinh thần vẫn sẵn sàng. Còn cách hiểu thứ hai: trong hệ thống cả ba câu đầu, câu thứ hai toát lên cảm giác thích thú bằng lòng. Do hai cách hiểu này chúng ta buộc phải có cách hiểu thứ ba, vì với hai cách hiểu trên tuy khác nhau về nội dung mà giống nhau: nó không dựa trên sự nhất quán về phương pháp khi lĩnh hội một hình tượng thơ, rất dễ gây ra hiểu lầm và nhất là hiểu không toàn vẹn. Bởi nếu lúc nào, dù gian khổ đến đâu Bác cũng sẵn sàng, hơn thế còn “thích thú, bằng lòng” thì thử thách mà Người phải vượt qua, phải trải nghiệm là ở đâu? Bởi nói đến ăn, đến ở, so với cái tiêu chí vừa nêu (cũng là mơ ước của nhiều người) nó là những đối cực. Vậy hiểu câu thơ thứ hai như thế nào? Với cách hiểu thứ ba – mà khi phân tích câu đầu chúng ta đã nhập cuộc, câu thứ hai, trên ý nghĩa là hình tượng nên hiểu là những thiếu thốn điển hình. Thôi thì, trong điều kiện nào đó không có đủ thực phẩm cao sang cũng phải có cháo, có rau, nghĩa là chất tinh bột của gạo và rau xanh hái ở vườn nhà như câu thơ của Nguyễn Khuyên:

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

(Bạn đến chơi nhà)

Nhưng cháo ở đây là cháo bẹ. Bẹ nghĩa là ngô, vốn không phải thức ăn quen thuộc đối với người miền xuôi, còn riêng Bác lại vừa về đến nước, có lẽ càng khó ăn hơn. Cháo bẹ đã không ngon, không đủ chất, còn không đủ no. Cháo ấy trộn với rau hay ăn nó với rau (chỉ một thứ rau măng) thì dù đói đến đâu cũng còn gì hào hứng nữa. Vậy thì hai chữ sẵn sàng ở đây, không nên hiểu là quá dư thừa, cần đến có ngay chưa một lần thiếu thốn, mà nên hiểu: nói thì nói đùa vui thế thôi, hóm hỉnh thế thôi, nhưng thật thì không một cái dạ dày nào có khả năng chấp nhận.

Thiếu thốn như thế tưởng đã đến mức điển hình, hoá ra không phải. Không những hai điều kiện sống là ở và ăn vừa nói, phương tiện làm việc của Bác lại chẳng ra sao:

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

Bàn đá, đá ở đây là đá núi, đá tự nhiên đâu phải đá xẻ, đá đã được mài, nó còn thô ráp, gồ ghề, lồi lõm. Lấy đá ấy – dù hòn đá nhặt được tốt nhất để làm bàn, không hiểu Bác viết ra sao?

Đặt ba điều ấy vào trong cùng một hệ thống, mới thấy sự nghiệp cách mạng mà Người chèo lái gian nan biết chừng nào. Hiểu như vậy mới thấy những hi sinh, từ những chuyện nhỏ nhặt nhất trong thời gian dài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bởi Bác cũng là người, trên một phương diện, cũng bình thường như tất cả chúng ta nghĩa là biết đói, biết rét, biết thiếu thốn, ấy là chưa kể những chông gai mà Người đã vượt qua trên con đường cách mạng. Nhưng kì lạ thay, câu kết bài thơ không đi về hướng ấy:

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Sang ở đây là sang trọng, cao sang, nghĩa là rất đủ đầy, rất cao quý. Con người ở vào hoàn cảnh cao sang, nhất là “thật là sang” thì hạnh phúc có thể coi là đã đến mức tột độ. Vậy mối liên hệ giữa mạch thơ gian khổ tột cùng kia với câu. kết, với chữ “sang” như thế nào? Có lẽ nên hiểu chữ “sang” và ý câu kết nghiêng về phía trí tuệ, phía tinh thần được lọc chắt ra từ chính chặng đường gian khổ ấy. sở dĩ Người cảm thấy nó “thật là sang” là bởi vì nó là “cuộc đời cách mạng”, được cống hiến cho cách mạng. Với những người cách mạng, nhất là những người dẫn đường như Bác (“Người đi trước nghìn sương muôn tuyết – Dắt dìu dân, nước Việt Nam ta” – Tố Hữu, Ba mươi năm đời ta có Đảng) thì gian khổ, khó khăn là sự trả giá, nói như Nguyễn Trãi: “Khó khăn thì mặc có màng bao“. Gian khổ thiếu thốn tột cùng mà bảo là “sang” chính vì lẽ đó. Thử so sánh hai hoàn cảnh sống: ở Pác Bó, Việt Nam và hơn một năm sau đó, gần 30 nhà ngục ở Quảng Tây, Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch, điều kiện tinh thần tuy hoàn toàn khác nhau, nhưng về vật chất, hoàn cảnh sống của Người không hơn là mấy. Nói như thế mà thương Bác vô cùng, hiểu Bác vô cùng. Trong gian truân, Người đâu nghĩ đến bản thân mình. Nghĩ đến sự nghiệp của cách mạng, của đất nước mà Người vui, nhất là tin, tin về thời cơ giành độc lập đang tới gần. Vậy nhãn tự của bài thơ nên đặt ở chữ sang hay đặt ở cụm từ “cuộc đời cách mạng”? Bởi “cuộc đời cách mạng” mới là bản lề khép mở bài thơ. Nó vừa đúc kết, chiêm nghiệm vừa là sự sang trang. Cách nói này không phải là cách nói cho vui theo hệ thống ý nghĩa được phân tích ở trên mà là những cảm nhận có thực ở Người. Khẩu khí này khác hẳn với những câu thơ Người viết hơn một năm sau đó như “Ăn cơm nhà nước ở nhà công” hoặc “Rồng uốn vòng quanh chân với tay”, trong Nhật kí trong tù. Bởi lẽ cái thiếu thốn đoạ đày nơi tù ngục với Người là một thứ cực hình tra tấn, còn ở bài thơ đang phân tích, nó lại là một niềm vui, nguồn cảm hứng thi nhân.

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,Từ câu thơ thứ tư với ý nghĩa như một chiếc bản lề như đã nói, cần phải nhìn lại bài thơ. Đây là bước thứ hai. Cái sang ờ đây bước sang một phạm trù khác: cái hùng, cái đẹp chuyển sang dạng đùa vui, hài hước, một hình thái thư giãn của cơ thể, của tâm hồn. Có những bài thơ saũ này Bác làm với một giọng đùa vui như:

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày.

(Cảnh rừng Việt Bắc)

Cái ý vị đùa vui xuất hiện trong suốt cả bài thơ tạo ra một ý nghĩa kép cho từng câu thơ, có lẽ chính vì vậy đã có không ít người nhầm lẫn. Quả thật thế, hãy trở lại từ đầu:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

Câu thơ tự vịnh về mình thật ung dung, tự tại: muốn ở đâu thì ở, muốn đi đâu thì đi, kiểu “Non nước dạo chơi tuỳ sở thích” (Nhật kí trong tù) hoặc “Non xanh nước biếc tha hồ dạo” (Cảnh rừng Việt Bắc). Câu thơ như động tác co duỗi tự nhiên, thay đổi không khí hằng ngày chẳng có gì gò bó cả. Con người trong hoàn cảnh ấy là con người tự do. Sẵn sàng chấp nhận, sẵn sàng sống, sẵn sàng vui, cũng như “cảm giác thích thú, bằng lòng” là trên ý nghĩa tinh thần ở hệ thống thứ hai của cùng một hình tượng, của chủ thể trữ tình. “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng” thật thoải mái, thậm chí thật hồ hởi vì nó rất vô tư: cần ăn là có, như “Khách đến thì mời ngô nếp nướng – Sán về thường chén thịt rừng quay” (cảnh rừng Việt Bắc). Cái khác thường thành cái ngày thường, cái bình thường là giọng thơ nói trạng, đùa vui để quên đi cái thiếu thốn, cái gian nan mà hằng ngày đối mặt. Con người Hồ Chí Minh là thế: trang trọng và vui đùa tuỳ nơi tuỳ lúc đã đành, có khi một câu nói của Người mang cả hai ý nghĩa ấy. Hiểu như thế khi nói về ăn, ở, sinh hoạt được người nghe dễ dàng chấp nhận, đồng tình. Nhưng còn khi làm việc, nhất là khi làm việc lớn như chuyển ngữ từ tiếng Nga sang tiếng Việt cuốn sách cẩm nang Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô cho các đồng chí của mình thì sao?

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh văn 8

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Một công việc với ý nghĩa cực kì lớn lao, quan trọng, cần phải bao nhiêu ý chí, nghị lực, tài năng, hoàn toàn đối lập với cái “bàn đá chông chênh” tạm bợ. Không thể làm như thế, không ai làm như thế, nhưng Bác vẫn làm như thế, mà có sao đâu? Công việc vẫn hoàn thành, âu cũng là một điều thú vị, thật vui đấy chứ, vui như cái cách ăn ở hằng ngày của “cuộc đời cách mạng”. Có người cho rằng ở bài thơ này và một số bài thơ khác, Hồ Chí Minh có cái thú “lâm tuyền” (thích nơi rừng suối như những ẩn sĩ thời xưa). Cách hiểu đó ở đây không hoàn toàn đúng ít nhất trong bài thơ này, Bác chỉ là một con người, nhất là một con người cách mạng. Làm gì có chỗ cho sự nghỉ ngơi, lánh đời, thưởng ngoạn. Nếu có bằng lòng hay thích thú đi chăng nữa là với con người cùng với hai tư cách vừa nêu, và cũng vì hai tư cách vừa nêu mà hình tượng thơ mới trở nên lấp lánh, sinh động, tạo nên cảm hứng nghệ thuật dồi dào cho người đón nhận nó.

Nếu cần nói thêm về nghệ thuật thơ Đường thì Tức cảnh Pác Bó là một bài thơ rất đúng niêm luật có lẽ bởi ý nghĩa thứ hai là nói chơi, còn ý nghĩa đầu tiên vẫn là nói thật. Tính nghiêm túc của bài thơ phải chăng là sự phản ánh nghiêm túc những đòi hỏi có thật của cuộc đời đối với con người cách mạng. Nhưng một khi đã đáp ứng được nó, trụ vững trước nó thì ai cấm cái quyền nói chơi của người đã biết tự rèn luyện mình và vượt lên tất cả?

1
7
Banana
08/08/2020 16:12:14
+3đ tặng

Cái sang của cuộc đời cách mạng:

  • Với Người, niềm vui lớn không phải "thú lâm tuyền" đơn điệu mà trước hết là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại sau 30 năm xa tổ quốc được trở về sống giữa lòng đất nước yêu dấu, trực tiếp lãnh đạo phong trào. Nhà thơ luôn tìm thấy sự hài hòa tự nhiên ,thư thái, trong sạch với thiên nhiên đất trời.
  • Đó là sự sang trọng giàu có về mặt tinh thần của những cuộc đời làm cách mạng lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, không hề bị khó khăn , gian khổ khuất phục.Bác tin tưởng và nắm chắc thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần. So với niềm vui, tương lai tươi sáng của đất nước thì những khó khăn: hang tối, cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh đều trở thành sang trọng vì đó là cuộc đời cách mạng mà Người đã chọn.
  • Câu thơ cuối đã khẳng định lý tưởng của người chiến sĩ Cộng sản toát lên niềm lạc quan vô hạn.
  • Chữ sang kết thúc bài thơ có thể coi là chữ thần là nhãn tự kết tinh, tỏa sáng tinh thần toàn bài thơ. 
1
7
Banana
08/08/2020 16:15:52
+2đ tặng

Hồ Chí Minh là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Người đã trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Hoài bão cứu nước đã làm cho Người luôn nghĩ về đất nước: “Đêm mơ ước thấy hình của nước” (Chế Lan Viên). Đất nước Việt Nam luôn in đậm trong trái tim Người. Tình yêu đất nước nồng nàn đã làm Bác quên đi sự gian khổ tột cùng trong bước đường hoạt động cứu nước, cứu dân. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó đã cho thấy cuộc sống đầy gian khổ của Bác trong thời kì ở hang Pác Bó nhưng cũng thể hiện tâm trạng thoải mái, lạc quan của Người khi được sống giữa thiên nhiên. Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng Bác vẫn tràn đầy tình yêu thiên nhiên và lòng lạc quan tin tưởng. Bác tự hào về cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng.

    Mở đầu bài thơ là phong cảnh núi rừng, là nơi hoạt động của người cộng sản:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang.

    Câu thơ có hai vế sóng đôi đã làm toát lên một cuộc sống nhịp nhàng, nề nếp của con người: sáng ra, tối vào. Nơi vào lại là hang trong núi, một nơi ở sao mà chật chội lạ lùng. Cuộc sống trong hang đá khó khăn, gian khổ biết nhường nào, thế nhưng ta luôn bắt gặp một tâm hồn khoáng đạt, đa cảm. Bác Hồ sống thật ung dung nơi núi rừng đầy gian khổ ấy. Sự ung dung của Bác đã thể hiện rõ trong cuộc sống vật chất đạm bạc, thiếu thốn:

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng

    Bác đã thích nghi với cuộc sống thiếu thốn một cách tự nhiên, Bác không mảy may cảm thấy mình vất vả mà ngược lại Bác cảm thấy rất vui. Có lẽ vui nhất vì sau bao nhiêu năm xa đất nước nay được trở về sống với đất nước thân yêu. Bác tin rằng, thời cơ giành độc lập hoàn toàn đang tới.

    Niềm vui ấy đã làm cho Bác say mê làm việc, say mê trong bước đường hoạt động và lãnh đạo kháng chiến.

Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng

    Đây là hình tượng trung tâm của bài thơ. Cuộc sống giữa núi rừng thật gian khổ, vất vả, thiếu thốn. Nơi làm việc cũng không lấy gì thoải mái vì bàn đá chông chênh, nhưng dáng điệu của Bác vẫn lồng lộng đường hoàng. Bác say mê với công việc, tập trung cao độ vào công việc mà chẳng hề quan tâm đến vật chất quanh mình. Từ láy "chông chênh" chỉ sự tạm bợ, nghèo về vật chất. Sống giữa thiên nhiên, làm việc giữa đất trời khoáng đạt, Bác cảm thấy vui và hăng say với công việc của mình. Trên cái bàn đá “thiên tạo” ấy, Bác vẫn miệt mài dịch sử Đảng, tìm ra đường lối để thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong những ngày tháng ở núi rừng Việt Bắc, ở hang Pác Bó, cuộc sống thật kham khổ về vật chất nhưng qua giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh thơ và cách nói của Người, ta thấy toát ra niềm vui lớn lao của Bác. Câu kết bài thơ là lời nhận định tổng quát của Bác:

Cuộc đời cách mạng thật là sang

    Bác tự hào về cuộc đời cách mạng, nó sang trọng, cao quý. Chữ "sang" ở cuối bài thơ đã tỏa sáng tinh thần của toàn bài thơ. Sang ở đây không phải là vật chất sang trọng, giàu sang phú quý mà đây là cái thoải mái tinh thần, cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng. Với Bác, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, là lí tưởng của mình. Hơn nữa, dường như ở Bác luôn sẵn có, cái thú lâm truyền: Bác thích sống ở núi rừng, được sống hòa hợp cùng thiên nhiên, cây cỏ. Tuy nhiên, cái vui thú của Bác không phải là được làm một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc. Rõ ràng ở Bác có những nét đẹp của phong cách cổ điển đan xen với nét đẹp của phong cách hiện đại. Vẻ đẹp này đã thể hiện trong phong cách thơ của Bác.

    Tức cảnh Pác Bó là một bài thơ tứ tuyệt rất giản dị nhưng rất hàm súc, ý nghĩa thật sâu xa. Lời thơ pha giọng vui đùa cho ta thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừng Việt Bắc. Tinh thần ấy đã giúp Bác vượt qua mọi khó khăn gian khổ để lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành thắng lợi vẻ vang.

 

5
1
Phuong
08/08/2020 16:29:35
+1đ tặng

Bài thơ Tức cảnh Pác Bó đã cho thấy cuộc sống đầy gian khổ của Bác trong thời kì ở hang Pác Bó nhưng cũng thể hiện tâm trạng thoải mái, lạc quan của Người khi được sống giữa thiên nhiên. Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng Bác vẫn tràn đầy tình yêu thiên nhiên và lòng lạc quan tin tưởng. Bác tự hào về cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng.

    Mở đầu bài thơ là phong cảnh núi rừng, là nơi hoạt động của người cộng sản:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang.

    Câu thơ có hai vế sóng đôi đã làm toát lên một cuộc sống nhịp nhàng, nề nếp của con người: sáng ra, tối vào. Nơi vào lại là hang trong núi, một nơi ở sao mà chật chội lạ lùng. Cuộc sống trong hang đá khó khăn, gian khổ biết nhường nào, thế nhưng ta luôn bắt gặp một tâm hồn khoáng đạt, đa cảm. Bác Hồ sống thật ung dung nơi núi rừng đầy gian khổ ấy. Sự ung dung của Bác đã thể hiện rõ trong cuộc sống vật chất đạm bạc, thiếu thốn:

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng

    Bác đã thích nghi với cuộc sống thiếu thốn một cách tự nhiên, Bác không mảy may cảm thấy mình vất vả mà ngược lại Bác cảm thấy rất vui. Có lẽ vui nhất vì sau bao nhiêu năm xa đất nước nay được trở về sống với đất nước thân yêu. Bác tin rằng, thời cơ giành độc lập hoàn toàn đang tới.

    Niềm vui ấy đã làm cho Bác say mê làm việc, say mê trong bước đường hoạt động và lãnh đạo kháng chiến.

Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng

    Đây là hình tượng trung tâm của bài thơ. Cuộc sống giữa núi rừng thật gian khổ, vất vả, thiếu thốn. Nơi làm việc cũng không lấy gì thoải mái vì bàn đá chông chênh, nhưng dáng điệu của Bác vẫn lồng lộng đường hoàng. Bác say mê với công việc, tập trung cao độ vào công việc mà chẳng hề quan tâm đến vật chất quanh mình. Từ láy "chông chênh" chỉ sự tạm bợ, nghèo về vật chất. Sống giữa thiên nhiên, làm việc giữa đất trời khoáng đạt, Bác cảm thấy vui và hăng say với công việc của mình. Trên cái bàn đá “thiên tạo” ấy, Bác vẫn miệt mài dịch sử Đảng, tìm ra đường lối để thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong những ngày tháng ở núi rừng Việt Bắc, ở hang Pác Bó, cuộc sống thật kham khổ về vật chất nhưng qua giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh thơ và cách nói của Người, ta thấy toát ra niềm vui lớn lao của Bác. Câu kết bài thơ là lời nhận định tổng quát của Bác:

Cuộc đời cách mạng thật là sang

    Bác tự hào về cuộc đời cách mạng, nó sang trọng, cao quý. Chữ "sang" ở cuối bài thơ đã tỏa sáng tinh thần của toàn bài thơ. Sang ở đây không phải là vật chất sang trọng, giàu sang phú quý mà đây là cái thoải mái tinh thần, cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng. Với Bác, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, là lí tưởng của mình. Hơn nữa, dường như ở Bác luôn sẵn có, cái thú lâm truyền: Bác thích sống ở núi rừng, được sống hòa hợp cùng thiên nhiên, cây cỏ. Tuy nhiên, cái vui thú của Bác không phải là được làm một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc. Rõ ràng ở Bác có những nét đẹp của phong cách cổ điển đan xen với nét đẹp của phong cách hiện đại. Vẻ đẹp này đã thể hiện trong phong cách thơ của Bác.

    Tức cảnh Pác Bó là một bài thơ tứ tuyệt rất giản dị nhưng rất hàm súc, ý nghĩa thật sâu xa. Lời thơ pha giọng vui đùa cho ta thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừng Việt Bắc. Tinh thần ấy đã giúp Bác vượt qua mọi khó khăn gian khổ để lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành thắng lợi vẻ vang.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×