Titanic là một con tàu được chế tạo từ con người, có thể nói đây là con tàu khồng thể chìm nhưng sau lần đầu thử nghiệm thì nó đã bị đụng trúng môt tản băng và bị chìm.
Sau khi chiếc tàu vĩ đại ấy bị đắm, một tờ báo xuất bản ở Anh đã đăng kề nhau hai bức ảnh minh họa có nội dung như sau: Trong bức ảnh thứ nhất, người ta thấy chiếc tàu chạm vào tảng băng, bên dưới có dòng chữ: “Sự yếu đuối của con người và sức mạnh của thiên nhiên”.
Còn bức ảnh thứ hai, người ta lại thấy một người đàn ông nhường chiếc phao cấp cứu của mình cho người đàn bà đang bế con trên tay. Lần này bức ảnh được chú thích bằng dòng chữ: “ Sự yếu đuối của thiên nhiên và sức mạnh của con người.”
Em có suy nghĩ gì về những dòng chữ chú thích cho 2 bức ảnh trên?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Vượt qua hàng ngàn, hàng triệu thế kỷ, con người đã tiến bộ rất nhiều và đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt. Tuy nhiên, có những thứ con người khó mà chống chọi và chiến thắng hoàn toàn, như sức mạnh của thiên nhiên. Trước những thảm hoạ sóng thần, núi lửa phun trào, bão táp, lốc xoáy,… liệu số phận con người sẽ như thế nào? Con người hay thiên nhiên sẽ thắng trong cuộc chiến không bao giờ dừng ấy? Đó là câu hỏi lớn mà chúng ta sẽ biết được qua một mẩu tin của một tờ báo Anh quốc trước sự kiện kinh hoàng của mọi thời đại và được đưa vào lịch sử thế giới nói chung và lịch sử ngành hàng hải nói riêng – vụ đắm tàu Titanic.
Chúng ta chắc hẳn ai cũng nhớ sự kiện tàu Titanic chìm vào đêm 15/4/1912 – chiếc tàu đã đi vào lịch sử thế giới, đồng thời là đề tài không bao giờ cũ cho các bài báo, bài tranh luận về những bí ẩn xung quanh nó. Vì đâm vào một tảng băng trôi, nó đã mang theo mạng sống của gần 2000 người và mang theo cả công trình vĩ đại của nhân loại xuống đại dương. Con tàu đã hơn 100 năm tuổi nhưng mỗi khi nhắc lại, ai ai cũng không khỏi bồi hồi, xúc động. Nhưng trong những phút khó khăn ấy, người ta dù khiếp sợ, dù hoảng loạn trước sự việc quá bất ngờ, thì vẫn có những nghĩa cử cao đẹp trong những phút giây cuối của cuộc đời. Một tờ báo Anh quốc đã đưa tin vào sáng ngày hôm đó kèm theo hai bức ảnh: một bức chụp cảnh con tàu đâm vào tảng băng khổng lồ với dòng chữ “Sự yếu đuối của con người và sức mạnh của thiên nhiên”; bức còn lại là hình ảnh người đàn ông nhường chiếc áo phao cấp cứu cho người đàn bà đang bế con trên tay và bên dưới đề “Sự yếu đuối của thiên nhiên và sức mạnh của con người”. Nhiều người thắc mắc rằng tại sao lại nói sự yếu đuối của thiên nhiên và sức mạnh của con người trong khi hàng ngàn người đã thiệt mạng, tờ báo đó viết nhầm chăng? Không đâu. Sức mạnh của thiên nhiên rõ ràng đã chiến thắng con người, thật rõ ràng. Nhưng chính hành động cao cả đáng quý của người đàn ông nọ đã chứng minh rằng sức mạnh của con người chiến thắng tất cả. Cần hiểu rằng sức mạnh ở đây không phải là nói về sức khoẻ, mà là sự đoàn kết, tương trợ nhau, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong bất cứ hoàn cảnh nào. Không lo cho cái chết của mình, ông đã sẵn sàng cứu sống người đàn bà và đứa bé vẫn đang khao khát được sống bằng chiếc áo phao duy nhất của mình. Chẳng phải thiên nhiên dù có mạnh đến đâu, vẫn không thể khuất phục được tâm hồn cao thượng, tấm lòng nhân ái của con người sao? Và con người dù nhỏ bé, yếu đuối vẫn có thể chiến thắng cái sức mạnh gần như không tưởng ấy không chỉ bằng sức khoẻ, trí óc mà còn bằng cả trái tim và tấm lòng.
Tinh thần nhân ái, thương người và đoàn kết đã được thể hiện từ thời xa xưa, từ thuở con người vừa đặt chân lên mặt đất này. Đó là sự lo lắng, đùm bọc nhau của hàng xóm láng giềng, có quà cáp gì cũng biếu tặng nhau, lúc nào cũng “ tối lửa tắt đèn có nhau”. Trong lịch sử, điều đó càng thể hiện rõ hơn. Những cuộc chiến đấu chống quân xâm lược đều có sự hiện diện của nó. Nhờ vậy thành công mới mỉm cười với dân tộc đó, với đất nước đó, và như một quy luật tự nhiên của con người, sức mạnh ấy lại chiến thắng. Trong những cuộc thảm hoạ thiên nhiên xảy ra ở các nước, nó để lại hậu quả mà có khi cần cả một thế kỷ mới có thể khắc phục lại, thế là các nước láng giềng, các nước lớn nhỏ trên thế giới lại quyên góp tiền bạc, thức ăn, đồ dùng,… để giúp đỡ. Vậy là con người lại chiến thắng. Chẳng cần nói xa xôi, ngay xung quanh chúng ta là biết bao những hành động như vậy: xây nhà tình thương, giúp trẻ em đến trường, giúp đỡ và xây dựng các viện dưỡng lão cho những cụ già neo đơn không nhà cửa, tổ chức các chiến dịch tình nguyện như Mùa hè xanh, Hoa phượng đỏ,… nhằm giúp đỡ và cống hiến công lao của mình cho xã hội, góp phần làm bền chặt sự đoàn kết và nhân rộng tấm lòng thương yêu người khác. Và còn nhiều nhiều nữa những lòng tốt, những hành động như thế tuy nhỏ nhưng mang lại giá trị tinh thần vô cùng lớn, sưởi ấm khoảng trống của những mảnh đời bất hạnh.
Bên cạnh đó, cuộc sống hiện đại ngày nay đã khiến nhiều người trở nên vô cảm. Họ không một chút động lòng trước những tâm hồn đẹp, trước những hoàn cảnh đáng thương, trước vẻ đẹp của cuộc sống. Con rắn của sự chia rẽ len lỏi vào trái tim những con người ấy và ngự trị trong đó khiến con người thiếu đi tinh thần đoàn kết và chỉ biết sống cho bản thân mình. Thật đáng buồn và đáng để chê trách. Những máy móc, thiết bị tiên tiến được phát minh ngày càng nhiều để phục vụ cho nhu cầu sống của con người. Tuy vậy, khi các nhà khoa học đang cố gắng tìm hiểu để đưa cảm xúc, tình cảm vào những con rô bốt vô tri vô giác, thì con người lại đang máy móc hoá. Để rồi đến khi đứng trước một sức mạnh to lớn nào đó, con người bỗng mất đi tinh thần đoàn kết, sợi dây gắn kết tình cảm, sự yêu thương, che chở, giúp đỡ nhau giữa người với người bỗng bị cắt đứt lúc nào không hay. Và hậu quả là con người sẽ mãi thua cuộc.
Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng
Một người đâu phải nhân gian
Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi!
(Tiếng ru – Tố Hữu)
Nếu con người chỉ biết cố gắng chống lại những sức mạnh khác một cách đơn lẻ thì thật vô ích như “đốm lửa tàn” mà Tố Hữu đã viết trong bài Tiếng ru.
Vậy nên có đoàn kết, giúp đỡ, yêu thương nhau thì con người sẽ thắng tất cả, vượt qua mọi thử thách, chông gai, vượt qua mọi khó khăn, vất vả. Hãy hành động một cách cụ thể, biết quan tâm và cảm nhận cái đẹp của cuộc sống nhiều hơn để ta có thể sẵn sàng cho đi mà không cần nhận lại bất cứ thứ gì. Như người đàn ông trong bức ảnh đã làm, dù đó là tính mạng…
P. Syrus đã nói rằng: “Nơi nào có sự đoàn kết, nơi đó có chiến thắng.” Quả không sai chút nào. Con người chúng ta cần đoàn kết, thương yêu nhau nhiều hơn nữa để xã hội vừa tiến bộ vừa văn minh mà trái tim chúng ta cũng rộng mở hơn với mọi người. Đừng biến chúng ta thành những con “rô bốt sống” thiếu đi cảm xúc, tình cảm – thứ quý giá nhất của con người. Riêng tôi, tôi thấy rằng, đoàn kết và yêu thương là sợi dây bền chặt nhất để đưa con người lại gần nhau hơn, là con đường giúp chúng ta chiến thắng tất cả. Và chắc hẳn, bạn cũng đã tìm được câu trả lời cho bản thân mình: CON NGƯỜI hay THIÊN NHIÊN sẽ thắng?
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |