Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Màu sắc cổ điển trong thơ Hồ Chí Minh qua hai bài thơ : Tức Cảnh Pắc Bó và Ngắm Trăng

Màu sắc cổ điển trong thơ Hồ Chí Minh qua hai bài thơ : Tức Cảnh Pắc Bó và Ngắm Trăng

11 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
5.013
2
4
Đỗ Chí Dũng
11/08/2020 12:26:06
+5đ tặng

- Phong thái ung dung, tinh thần lạc quan trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ:

+ Trong Tức cảnh Pác Bó, dù hoàn cảnh "cháo bẹ rau măng" hay "bàn đá chông chênh", thi nhân vẫn vui vẻ mà viết lên rằng "Cuộc đời cách mạng thật là sang".

+ Ở Tẩu lộ (Đi đường), dù đang trên đường đi với bao xiềng xích trên người vậy mà Người vẫn không nghĩ đến nỗi khó khăn hiện tại, vẫn cất lên cái tâm hồn thi sĩ của mình, vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh núi non "Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan / Núi cao rồi lại núi cao trập trùng".

=> Tinh thần bất khuất, can đảm, không ngại khó khăn, vất vả, phong thái ung dung, lạc quan của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.

- Tình yêu gắn bó với thiên nhiên tha thiết:

+ Bài thơ Ngắm trăng với hình ảnh nhân - nguyệt, nguyệt - nhân:

"Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song thích khán thi gia"

  • Cái chấn song cửa sổ kia không thể ngăn cách giữa hai người bạn là vầng trăng và thi sĩ. Cả hai như đối xứng với nhau, nhìn nhau thật lâu, thật thân thiết.
  • Dù ở trong mọi hoàn cảnh, tình cảm của Bác vẫn không đổi, vẫn luôn dành tấm lòng cho thiên nhiên như một người bạn đồng hành.

=> Tâm hồn của một người thi sĩ với tình yêu thiên nhiên tha thiết, sâu đậm và gắn bó.

- Thiên nhiên gắn bó với Bác trong từng nguồn cảm hứng, trong từng câu thơ không chỉ với tư cách là một người bạn, mà còn là một người mang lại cho Người những bài học cuộc đời rất quý giá mà giản dị.

+ Trong bài Đi đường, hình ảnh núi trùng trùng điệp điệp mọc ra trước mắt, như muốn ngăn bước chân người đi:



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/ve-dep-tam-hon-cua-bac-qua-3-bai-tho-ngam-trang-di-duong-tuc-canh-pac-bo

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
5
Đỗ Chí Dũng
11/08/2020 12:26:27
+4đ tặng

Tuy Bác Hồ không bao giờ tự nhận là một nhà thơ, nhưng Bác đã để lại một sự nghiệp văn chương phong phú và đặc sắc. Khi đọc thơ Bác, ta luôn cảm nhận được tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, dù con đường cách mạng mà Người dấn thân là con đường đầy gian lao. Các bài thơ được Bác sáng tác trước cách mạng đã thể hiện rõ điều đó.

     Trong bài Tức cảnh Pác Bó, Người viết:

"Sáng ra bờ suối tối vào hang"

      Nếu nhìn qua, câu thơ như diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày của Bác, một nhịp sống đều đặn, nhẹ nhàng, không ai nghĩ rằng đây là một cuộc sống gian khổ của một người cách mạng. Nhưng khi hiểu rõ sống trong hang rừng lạnh buốt là thế nào, thì ta mới cảm nhận được sự lạc quan ở chính giọng thơ nhẹ nhàng và sự bắt đầu bài thơ bằng cụm từ "sáng ra bờ suối" ẩn chứa một nét tươi sáng.

     Tinh thần lạc quan còn nổi bật hơn ở câu thứ hai "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" diễn tả cuộc sống khắc khổ và cơ cực với "cháo bẹ", "rau măng". Nhưng giọng thơ thì lại có vẻ hóm hỉnh: "vẫn sẵn sàng" như "khoe" với mọi người: cháo ngô và măng lúc nào ta cũng dư thừa. Ngoài ra, có lẽ Bác nói "vẫn sẵn sàng" còn có ý là ta luôn vui vẻ đón nhận cuộc sống kham khổ đó, có sao đâu. Trong gian khó, Bác làm việc mới ung dung làm sao:

"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang"

     Vẫn là một bàn đá trong núi sâu, "chông chênh" như vận mệnh đất nước, nhưng trái ngược với hoàn cảnh đó là tinh thần của Bác vững như bàn thạch. Cách mạng Việt Nam lúc cao trào, lúc thoái trào nhưng xu hướng là đi lên và phát triển. Bác vẫn tin cách mạng Việt Nam sẽ thành công. Cho nên gánh trên vai trọng trách nặng nề mà Bác vẫn ung dung khẳng định: "Cuộc đời cách mạng thật là sang". Một chữ "sang" tỏa sáng cả bài thơ, tỏa sáng cả những năm tháng sống trong rừng sâu, hang tối của nhà cách mạng! Một chữ "sang" đủ phủ nhận tất cả gian khổ, hiểm nguy, khẳng định tính cao quý của đời cách mạng bởi vì người cách mạng luôn lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp đó.

     Ấy là sự vui vẻ của Bác khi ẩn náu hoạt động bí mật ở Pác Bó, nhưng ngay cả khi bị giam trong ngục tù sự ung dung của Bác vẫn không bị mất đi:

Trong tù không rượu cũng không hoa.

     Đây là câu đầu tiên trong bài thơ Ngắm trăng. Thi nhân khi tâm hồn thanh thản thường muốn có rượu và hoa để thưởng thức trăng, nhưng trong tù lấy đâu ra! Hai chữ "không" đã diễn tả chân thực điều đó thật khắc nghiệt đối với thi sĩ. Tuy vậy Bác vẫn thấy:

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

     Nguyên văn câu thơ chữ Hán được dịch là "Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?". Câu thơ diễn tả sự bối rối của thi nhân trước một đêm trăng đẹp. Sự bối rối thể hiện rõ niềm khát khao thưởng thức trăng, báu vật của thiên nhiên. Giờ đây, sự ung dung vượt lên trên tù ngục tăm tối, hà khắc, đã biến tâm hồn của một người tù cộng sản thành tâm hồn một thi nhân:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

     Nhà tù chỉ có thể trói buộc thân thể, nhưng không thể giam cầm được tâm hồn Bác. Bác vẫn luôn theo trăng, vì đây không phải là lần đầu trăng xuất hiện trong thơ Bác. Bởi thế mà tâm hồn Người luôn ngời sáng cùng trăng cũng như ánh sáng của sự lạc quan, ung dung, tự tại luôn ngời sáng.



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/ve-dep-tam-hon-cua-bac-qua-3-bai-tho-ngam-trang-di-duong-tuc-canh-pac-bo
2
7
Bruno
11/08/2020 12:27:11
+3đ tặng

Hồ Chí Minh - vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam . Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình , Người luôn chiến đấu và cống hiến hết mình cho dân tộc. Bên cạnh cương vị là một người chiến sĩ , Bác còn được biết đến với vai trò là một người thi sĩ rung cảm sâu sắc với thiên nhiên và cuộc đời. Hai bài thơ " Tức cảnh Pác Pó" và " Ngắm trăng" đã cho chúng ta hình ảnh cỏi điển thấy được phong thái ung dung, lạc quan , yêu đời , ý chí nghị lực phi thường trong con người Bác.

Trong bài thơ " Tức cảnh Pác Pó " , với màu sắc cổ điển hình ảnh Bác Hồ hiện lên là một người chiến sĩ cách mạng thật giản dị , gần gũi , sống một cuộc sống gắn bó và hòa hợp với thiên nhiên. Bác Hồ là một tấm gương sáng cho chúng ta về đức tính giản dị và tinh thần lạc quan . Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác , chẳng mấy khi ta thấy Bác Hồ mặc quần áo sang trọng, câu lệ cao sang mà ta chỉ thấy ở Bác là một con người hết sức bình dị với màu áo nâu, với đôi dép cao su cũ kĩ, đơn sơ. Tham gia cách mạng, ở địa hình Pắc Pó đồi núi treo leo , Bác không than trách nửa lời, trái lại, Bác thích ứng rất nhanh với cuộc sống nơi đây. Hiếm có vị lãnh tụ dân tộc nào lại ăn ở trong hang động " sáng ra bờ suối, tối vào hang " , lựa chọn cho mình một cuộc sống tự tại, hòa hợp với thiên nhiên như Bác. Hơn thế, Bác còn chọn " bàn đá chông chênh " đầy nguy hiểm làm nơi " dịch sử đảng " . Cụm từ  "bàn đá chông chênh" đã gợi cho người đọc  sự khó khăn gian khổ của hoàn cảnh sống hay đó cũng chính là gian khổ của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Mặc dù rải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ khi sống ở Pác Bó nhưng Bác vẫn sống ung dung, tự tại và hòa hợp với tự nhiên. Đồ ăn, thức uống của Bác cũng là những thứ hoàn toàn có sẵn trong tự nhiên : " cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" . Dù thiếu thốn là vậy, đói khổ là thế nhưng Bác vẫn yêu đời, vui vẻ. Bác chủ động đón nhận những thiếu thốn nơi núi rừng bằng một tâm thế vui vẻ, lạc quan, yêu đời . Có thể nói ,ở giữa thiên nhiên do điều kiện cách mạng bắt buộc, Bác thiếu thốn mọi thứ từ đồ dùng, thực phẩm, cho tới nhà ở. Dù vậy nhưng người vẫn lạc quan, yêu đời, vẫn hoạt động cách mạng, tìm đường hướng cứu nước giúp đời.

Đến bài thơ " Ngắm trăng" , hình ảnh Bác Hồ hiện lên là một người tù bị giam hãm về thể xác nhưng lại có một tâm hồn phong phú , yêu thiên nhiên và có tâm hồn giao cảm , hòa hợp với thiên nhiên. Thật đúng khi cho rằng " Bài thơ ngắm trăng là một cuộc vượt ngục về tinh thần " . Trong bài thơ, mặc dù người tù Hồ Chí Minh đang trong tình cảnh gông cùm , bị giam giữ và đày đọa về thể xác nhưng tâm hồn Bác không hề bị bó hẹp với bốn bức tường. Bác đã vượt ra khỏi giới hạn chật hẹp của nhà lao để hướng tâm hồn mình cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên . Trong tù, người nghệ sĩ say sưa ngắm nhìn, cảm nhận thiên nhiên dù không có chút tửu sắc nào khơi gợi cảm xúc . Chẳng có rượu cũng chẳng có hoa, tâm hồn người chiến sĩ ấy vẫn tràn đầy tình yêu và niềm say mê với cuộc sống . Làm sao có thể phủ nhận được :" Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ " . Bác đã thật sự cởi bỏ những ràng buộc về thể xác để sống thật với đời sống tinh thần lớn lao, cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên và tâm sự cùng người bạn tri kỉ là vầng trăng . Nếu để ý ta có thể thấy, trăng là người bạn tri âm thường xuất hiện trong những áng thơ của người . Mã đã là người bạn tri âm thì chẳng có nghĩa lí gì trăng lại không ở bên người ngay lúc người đang bị giam hãm trong nhà tù như thế này. Qua khe cửa , tác giả ngắm ánh trăng êm dịu và cũng từ ngoài song sắt , trăng nhòm khe cửa để ngắm nhà thơ . Đó là sự giao hòa giữa thiên nhiên, là biểu hiện của một hồn thơ đầy lãng mạn và giàu cảm xúc mang tên Bác Hồ.

Hình ảnh Bác Hồ trong cuộc sống gian khó đã mang đến cho chúng ta một bài học vô cùng quý giá về tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường vượt lên mọi hoàn cảnh. Trong bất cứ hoàn cảnh nào , chúng ta cũng cần phải có tinh thần lạc quan , ý chí vươn lên mọi khó khăn , trắc trở để hoàn thành mục tiêu của mình trong cuộc sống. Đây cũng là bài học sâu sắc nhất mà ta học được từ Bác.

Tóm lại , hai tác phẩm " Tức cảnh Pác Pó " và " Ngắm trăng" đã mang đến cho chúng ta cảm nhận thật sâu sắc và chân thật về Bác Hồ - vị chủ tịch nước đáng kính của dân tộc. Qua hai bài thơ , người đọc cảm nhận được tinh thần lạc quan , ý chí mạnh mẽ và tình yêu thiên nhiên sâu đạm của Bác. Đây cũng là những đức tính đáng quý mà chúng ta cần học tập ở Người.

3
4
Lương Phú Trọng
11/08/2020 12:38:56
+2đ tặng
1. Chất cổ điển trong bài thơ được thể hiện qua:
- Thể thơ: Bài thơ viết theo thể Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, tuân thủ đúng quy định về vần luật của thể thơ. Đây là một thể thơ truyền thống trong lịch sử văn học dân tộc. Bài thơ ngắn gọn, hàm súc (cả bài chỉ gồm 4 câu, 28 chữ).
- Hình ảnh nhân vật trữ tình (Bác Hồ): là một con người sống ung dung, thanh thản, hòa hợp với thiên nhiên, hưởng thú vui tao nhã chốn lâm tuyền (có thể liên hệ đến hình ảnh của Nguyễn Trãi trong Bài ca Côn Sơn, của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ Nhàn - lên lớp 10 các em sẽ được học)

2. Chất hiện đại được thể hiện qua:
- Giọng thơ: , một giọng kể bình dị, hóm hỉnh, đùa vui
- Hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ: rất gần gũi, bình dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày với các từ ngữ gần với khẩu ngữ: bờ suối, hang, cháo bẹ, rau măng ... các hình ảnh tả thực cuộc sống thiếu thốn và những công việc hàng ngày của nhà thơ (rất khác với cách nói ước lệ mang phong cách trang trọng của thơ ca truyền thống).
- Hình ảnh nhân vật trữ tình (Bác Hồ): Bên cạnh hình ảnh của một triết nhân hưởng thú lâm tuyền (như trong thơ truyền thống), người đọc còn thấy nổi bật lên hình ảnh một chiến sĩ cách mạng vượt lên tất cả những thiếu thốn, gian khổ của đời sống hàng ngày để hoạt động cách mạng. Đó là hình ảnh con người luôn lạc quan, tin tưởng, luôn yêu đời và làm chủ hoàn cảnh.
2
3
Lương Phú Trọng
11/08/2020 12:39:32
+1đ tặng

Trong hai bài thơ : Tức cảnh Pác Pó và Ngắm trăng của bác Hồ , ta có thể thấy :
* Tức cảnh Pác Bó - Hồ Chí Minh

- Cổ điển : Thể thơ, hình ảnh Bác hiện trong thơ (giản dị, mốc mạc)

- Hiện đại : Giọng thơ, tình cảnh của nhân vật trữ tình, ...

* Cảnh khuya - Hồ Chí Minh

- Cổ điển : Trăng

- Hiện đại : + Hoàn cảnh ngắm trăng (trong tù)

+ Trăng được nhân hóa (trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)
=> trong thơ của Bác có cả nét cổ điển và hiện đại qua hai bài thơ Tức cảnh Pác Bó và Ngắm trăng

1
6
Lương Phú Trọng
11/08/2020 12:40:08
Tinh thần thời đại được thể hiện qua:
- Giọng thơ: , một giọng kể bình dị, hóm hỉnh, đùa vui
- Hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ: rất gần gũi, bình dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày với các từ ngữ gần với khẩu ngữ: bờ suối, hang, cháo bẹ, rau măng ... các hình ảnh tả thực cuộc sống thiếu thốn và những công việc hàng ngày của nhà thơ (rất khác với cách nói ước lệ mang phong cách trang trọng của thơ ca truyền thống).
- Hình ảnh nhân vật trữ tình (Bác Hồ): Bên cạnh hình ảnh của một triết nhân hưởng thú lâm tuyền (như trong thơ truyền thống), người đọc còn thấy nổi bật lên hình ảnh một chiến sĩ cách mạng vượt lên tất cả những thiếu thốn, gian khổ của đời sống hàng ngày để hoạt động cách mạng. Đó là hình ảnh con người luôn lạc quan, tin tưởng, luôn yêu đời và làm chủ hoàn cảnh.
3
2
ARIA
11/08/2020 12:40:13
DỰA VÀO ĐÂY MÀ LÀM NHÉ
Gợi ý :
a)Yêu cầu:

- Hình thức một bài văn: Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có sự phân tích, bình giá, cảm thụ về nội dung cảm xúc, các yếu tố nghệ thuật (ngôn từ, hình ảnh, thể thơ, các thủ pháp tu từ) trong hai bài thơ.
- Diễn đạt rõ ràng, linh hoạt, uyển chuyển, không mắc các lỗi viết câu, dùng từ, chính tả.
b)Dàn ý:
Giới thiệu vấn đề nghị luận 
- Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hai bài thơ Tức cảnh Pác Bó và Ngắm trăng.
+ Dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận
- Chứng minh màu sắc cổ điển và tinh thần thời đại ở hai bài thơ: Bài Tức cảnh Pác Bó
+ Màu sắc cổ điển: “Thú lâm tuyền”
• Câu thơ đầu ngắt nhịp 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi toát lên cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp, giọng điệu thật thoải mái, phơi phới cho ta thấy Bác sống thật ung dung hòa điệu với nhịp sống núi rừng.
• Câu thơ 2 tiếp tục đẩy mạch cảm xúc đó, có chút đùa vui: lương thực, thực phẩm ở đây đầy đủ đến mức dư thừa.
• Câu thơ thứ nhất nói về việc ở, câu thơ thứ hai nói về việc ăn, câu thơ thứ ba nói về việc làm của Bác. Tất cả đều hòa hợp cùng thiên nhiên toát lên cảm giác thích thú, bằng lòng. 
• Giọng điệu thoải mái pha chút đùa vui hóm hỉnh có phần khoa trương tạo cho nhân vật trữ tình mang dáng dấp của một ẩn sĩ, một cách lâm tuyền thực thụ. 
+ Tinh thần thời đại
• Bác tìm đến thú lâm tuyền không giống với người xưa là để “lánh đục tìm trong” hay tự an ủi mình bằng lối sống “an bần lạc đạo” mà đến với thú lâm tuyền để “dịch sử Đảng” tức là làm cách mạng. Nhân vật trữ tình mang dáng vẻ một ẩn sĩ song thực chất vẫn là người chiến sĩ. 
• Trung tâm của bức tranh Pác Bó là hình thượng người chiến sĩ được đặc tả bằng những nét đậm, khỏe đầy ấn tượng qua từ láy “chông chênh” và ba chữ “dịch sử Đảng” toàn vần trắc toát lên vẻ khỏe khoắn, mạnh mẽ. 
• Niềm vui sống giữa thiên nhiên hòa quện trong niềm vui làm cách mạng.
Bài Ngắm trăng
+ Màu sắc cổ điển:
• Phân tích đề tài “Vọng nguyệt” và thi liệu cổ “rượu, hoa trăng”.
• Phân tích dáng dấp thi nhân xưa của Bác qua: Cấu trúc đăng đối, nghệ thuật nhân hóa ở hai câu thơ cuối, nhất là chủ thể trữ tình yêu trăng, coi trăng như người bạn gắn bó, tri kỷ. 
+ Tinh thần thời đại:
• Phân tích hồn thơ lạc quan, tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, gian khổ biểu hiện ở sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của ngục tù.
• Phân tích tâm hồn thi sĩ hòa quện trong tâm hồn chiến sĩ.
- Kết thúc vấn đề:
+ Khẳng định qua hai bài thơ Tức cảnh Pác Bó và Ngắm trăng chúng ta thấy sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và tinh thần thời đại là một nét đặc sắc trong phong cách trữ tình Hồ Chí Minh.
3
2
ARIA
11/08/2020 12:42:01
Tức cảnh Pác Pó:
+ Màu sắc cổ điển: “Thú lâm tuyền”
Ngắm Trăng:
+ Màu sắc cổ điển:  “Vọng nguyệt” và thi liệu cổ “rượu, hoa trăng”.
1
0
phèo
11/08/2020 16:19:06

Thú lâm tuyền đã từng xuất hiện trong thơ ca của các nhà nhơ xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Và niềm vui thú khi được sống cùng thiên nhiên đó cũng xuất hiện trong thơ ca Hồ Chí Minh, tiêu biểu là bài thơ "Tức cảnh Pác Bó":

"Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang".

Bài thơ này được Bác viết vào tháng 2 năm 1941, sau ba mươi năm bôn ba và hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác trở về để lãnh đạo cách mạng Việt Nam một cách trực tiếp với mục đích nhanh chóng giành được thắng lợi, giải phóng nhân dân khỏi ách áp bức. Bác sống và làm việc trong một hang núi nhỏ sát biên giới Việt - Trung, đó là hang Pác Bó.

Con suối cạnh hang Pác Bó được Bác đặt tên là suối Lê-nin. Ngày ngày, nhịp sinh hoạt của Bác cứ diễn ra đều đặn, sáng sớm Bác ra bờ suối làm việc, tối đến Bác vào trong hang để nghỉ ngơi. Và khi nhắc đến chỗ ở, khung cảnh sinh hoạt thường ngày của mình, Bác đã dùng một giọng điệu thơ hết sức vui tươi xen lẫn sự hóm hỉnh:

"Sáng ra bờ suối, tối vào hang"

Nhịp thơ 4/3 cùng với phép đối "sáng" - "tối", "ra - vào" đã cho chúng ta thấy được nếp sinh hoạt nhịp nhàng, đều đặn của Bác. Không gian sinh hoạt của Người được diễn ra ở hai địa điểm: hang và suối. Song song với đó là hai hành động "ra bờ suối", "vào hang" cứ tuần hoàn, nối tiếp nhau như sự tuần hoàn của tự nhiên, tạo vật. Câu thơ chỉ có 7 tiếng ngắn gọn nhưng đã miêu tả được chi tiết hoàn cảnh sống của Bác qua thời gian "sáng" - "tối", hoạt động "ra" - "vào" và địa điểm "bờ suối" - "hang". Qua giọng điệu thơ dí dỏm, chúng ta phần nào hình dung được tâm thế chủ động, sống hòa hợp với thiên nhiên của Bác. Chính tâm hồn ung dung, thoải mái đã giúp Bác chiến thắng mọi hoàn cảnh khắc nghiệt.

Sống và làm việc trong hoàn cảnh khó khăn như vậy nên bữa ăn của Bác cũng hết sức đạm bạc, dân dã:

"Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng"

Nhắc đến núi rừng Tây Bắc chúng ta không thể không nhắc đến hai sản vật "cháo bẹ" và "rau măng". Đây là những món ăn quen thuộc có mặt hàng ngày trong bữa ăn của Bác. Cháo ngô, măng rừng đã thay thế cho cơm. "Cháo bẹ", "rau măng" luôn được chuẩn bị đầy đủ để phục vụ cho các bữa ăn của Người. Ngoài ra, chúng ta có thể nhận thấy rằng Hồ Chí Minh đón nhận những điều đó bằng một tâm thế "sẵn sàng" của người chiến sĩ cách mạng không đầu hàng trước mọi hoàn cảnh. Bác không những không yêu cầu được chăm sóc, phục vụ tốt hơn hay than vãn, phàn nàn về cuộc sống ấy mà ngược lại, Người tỏ ra hoàn toàn vui vẻ và thích ứng với hoàn cảnh gian khổ. Trong khi đất nước bị xâm lược, cuộc sống nhân dân điêu đứng, lầm than, Bác không thể chỉ nghĩ cho riêng bản thân mình mà Bác nghĩ cho toàn thể nhân dân, dân tộc. Sự hi sinh ấy thật đáng trân quý biết nhường nào.

Không chỉ nơi ở hiểm trở, bữa ăn đạm bạc, dân dã mà ngay cả đến nơi làm việc của người đứng đầu lãnh đạo cách mạng Việt Nam cũng "chông chênh":

"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng"

Nếu phiến đá bên bờ suối Lê-nin gợi ra sự không cân bằng, nhấp nhô, khập khiễng bao nhiêu thì quyết tâm làm việc của Bác lại cứng rắn, quyết liệt bấy nhiêu. Công việc của Bác cần có sự tập trung cao độ. Ta có thể hình dung Bác dịch cuốn "Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô" để làm tài liệu học tập cho các cán bộ cách mạng lúc bấy giờ trên bàn làm việc không được cân bằng do từ láy tượng hình "chông chênh" gợi ra.

Cả cuộc đời hoạt động cách mạng không mệt mỏi, Người đã thấy rằng:

"Cuộc đời cách mạng thật là sang".

Được mang sức lực của mình phục vụ cho nhân dân, đất nước là một niềm hạnh phúc đối với Hồ Chí Minh. Bác không quản ngại khó khăn, gian truân để cống hiến, mang lại độc lập, tự do cho dân tộc. Lý tưởng cách mạng đã soi sáng cho con đường của người chiến sĩ cộng sản. Từ "sang" đã phần nào bộc lộ phong thái ung dung, lạc quan, yêu đời của Bác. Bác không cần một chỗ ở sang trọng, những bữa ăn đầy đủ cá thịt hay cần một chiếc bàn làm việc bằng phẳng. Điều Bác cần là được đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng sản, chiến đấu để mang lại cuộc sống hòa bình, no ấm cho nhân dân. Chắc có lẽ trên thế giới hiếm có ai "sang" theo kiểu của Bác. Bằng tinh thần yêu nước sâu sắc, Bác Hồ đã luôn khắc phục, vượt lên trên hoàn cảnh để cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Ba câu đầu của bài thơ thiên về tả cảnh, chỉ đến câu thơ cuối Bác Hồ mới bộc lộ tâm trạng nhưng dường như nụ cười vui tươi vẫn thấp thoáng sau mỗi câu thơ của Người. Nó đã đẩy lùi đi tất cả những khó khăn, nguy hiểm và tiếp thêm tinh thần cho Bác, một tinh thần "thép" giữa hoàn cảnh sống và làm việc thiếu thốn, gian khổ.

Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt cùng với cách ngắt nhịp 4/3 đã tạo nên nhịp điệu thơ nhẹ nhàng, khoan thai. Giọng thơ hài hước, hóm hỉnh đã cho thấy tinh thần lạc quan, sự ung dung trong hoàn cảnh đầy khó khăn của người chiến sĩ cộng sản. Đối với Bác, không có niềm vui nào lớn hơn là niềm vui làm cách mạng, mang lại độc lập cho dân tộc và sống hòa hợp với thiên nhiên.

1
0
Coin
12/08/2020 07:18:06

Hồ Chí Minh - vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam . Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình , Người luôn chiến đấu và cống hiến hết mình cho dân tộc. Bên cạnh cương vị là một người chiến sĩ , Bác còn được biết đến với vai trò là một người thi sĩ rung cảm sâu sắc với thiên nhiên và cuộc đời. Hai bài thơ " Tức cảnh Pác Pó" và " Ngắm trăng" đã cho chúng ta hình ảnh cỏi điển thấy được phong thái ung dung, lạc quan , yêu đời , ý chí nghị lực phi thường trong con người Bác.

Trong bài thơ " Tức cảnh Pác Pó " , với màu sắc cổ điển hình ảnh Bác Hồ hiện lên là một người chiến sĩ cách mạng thật giản dị , gần gũi , sống một cuộc sống gắn bó và hòa hợp với thiên nhiên. Bác Hồ là một tấm gương sáng cho chúng ta về đức tính giản dị và tinh thần lạc quan . Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác , chẳng mấy khi ta thấy Bác Hồ mặc quần áo sang trọng, câu lệ cao sang mà ta chỉ thấy ở Bác là một con người hết sức bình dị với màu áo nâu, với đôi dép cao su cũ kĩ, đơn sơ. Tham gia cách mạng, ở địa hình Pắc Pó đồi núi treo leo , Bác không than trách nửa lời, trái lại, Bác thích ứng rất nhanh với cuộc sống nơi đây. Hiếm có vị lãnh tụ dân tộc nào lại ăn ở trong hang động " sáng ra bờ suối, tối vào hang " , lựa chọn cho mình một cuộc sống tự tại, hòa hợp với thiên nhiên như Bác. Hơn thế, Bác còn chọn " bàn đá chông chênh " đầy nguy hiểm làm nơi " dịch sử đảng " . Cụm từ  "bàn đá chông chênh" đã gợi cho người đọc  sự khó khăn gian khổ của hoàn cảnh sống hay đó cũng chính là gian khổ của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Mặc dù rải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ khi sống ở Pác Bó nhưng Bác vẫn sống ung dung, tự tại và hòa hợp với tự nhiên. Đồ ăn, thức uống của Bác cũng là những thứ hoàn toàn có sẵn trong tự nhiên : " cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" . Dù thiếu thốn là vậy, đói khổ là thế nhưng Bác vẫn yêu đời, vui vẻ. Bác chủ động đón nhận những thiếu thốn nơi núi rừng bằng một tâm thế vui vẻ, lạc quan, yêu đời . Có thể nói ,ở giữa thiên nhiên do điều kiện cách mạng bắt buộc, Bác thiếu thốn mọi thứ từ đồ dùng, thực phẩm, cho tới nhà ở. Dù vậy nhưng người vẫn lạc quan, yêu đời, vẫn hoạt động cách mạng, tìm đường hướng cứu nước giúp đời.

Đến bài thơ " Ngắm trăng" , hình ảnh Bác Hồ hiện lên là một người tù bị giam hãm về thể xác nhưng lại có một tâm hồn phong phú , yêu thiên nhiên và có tâm hồn giao cảm , hòa hợp với thiên nhiên. Thật đúng khi cho rằng " Bài thơ ngắm trăng là một cuộc vượt ngục về tinh thần " . Trong bài thơ, mặc dù người tù Hồ Chí Minh đang trong tình cảnh gông cùm , bị giam giữ và đày đọa về thể xác nhưng tâm hồn Bác không hề bị bó hẹp với bốn bức tường. Bác đã vượt ra khỏi giới hạn chật hẹp của nhà lao để hướng tâm hồn mình cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên . Trong tù, người nghệ sĩ say sưa ngắm nhìn, cảm nhận thiên nhiên dù không có chút tửu sắc nào khơi gợi cảm xúc . Chẳng có rượu cũng chẳng có hoa, tâm hồn người chiến sĩ ấy vẫn tràn đầy tình yêu và niềm say mê với cuộc sống . Làm sao có thể phủ nhận được :" Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ " . Bác đã thật sự cởi bỏ những ràng buộc về thể xác để sống thật với đời sống tinh thần lớn lao, cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên và tâm sự cùng người bạn tri kỉ là vầng trăng . Nếu để ý ta có thể thấy, trăng là người bạn tri âm thường xuất hiện trong những áng thơ của người . Mã đã là người bạn tri âm thì chẳng có nghĩa lí gì trăng lại không ở bên người ngay lúc người đang bị giam hãm trong nhà tù như thế này. Qua khe cửa , tác giả ngắm ánh trăng êm dịu và cũng từ ngoài song sắt , trăng nhòm khe cửa để ngắm nhà thơ . Đó là sự giao hòa giữa thiên nhiên, là biểu hiện của một hồn thơ đầy lãng mạn và giàu cảm xúc mang tên Bác Hồ.

Hình ảnh Bác Hồ trong cuộc sống gian khó đã mang đến cho chúng ta một bài học vô cùng quý giá về tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường vượt lên mọi hoàn cảnh. Trong bất cứ hoàn cảnh nào , chúng ta cũng cần phải có tinh thần lạc quan , ý chí vươn lên mọi khó khăn , trắc trở để hoàn thành mục tiêu của mình trong cuộc sống. Đây cũng là bài học sâu sắc nhất mà ta học được từ Bác.

Tóm lại , hai tác phẩm " Tức cảnh Pác Pó " và " Ngắm trăng" đã mang đến cho chúng ta cảm nhận thật sâu sắc và chân thật về Bác Hồ - vị chủ tịch nước đáng kính của dân tộc. Qua hai bài thơ , người đọc cảm nhận được tinh thần lạc quan , ý chí mạnh mẽ và tình yêu thiên nhiên sâu đạm của Bác. Đây cũng là những đức tính đáng quý mà chúng ta cần học tập ở Người.

1
0
Coin
12/08/2020 07:18:48
Tinh thần thời đại được thể hiện qua:
- Giọng thơ: , một giọng kể bình dị, hóm hỉnh, đùa vui
- Hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ: rất gần gũi, bình dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày với các từ ngữ gần với khẩu ngữ: bờ suối, hang, cháo bẹ, rau măng ... các hình ảnh tả thực cuộc sống thiếu thốn và những công việc hàng ngày của nhà thơ (rất khác với cách nói ước lệ mang phong cách trang trọng của thơ ca truyền thống).
- Hình ảnh nhân vật trữ tình (Bác Hồ): Bên cạnh hình ảnh của một triết nhân hưởng thú lâm tuyền (như trong thơ truyền thống), người đọc còn thấy nổi bật lên hình ảnh một chiến sĩ cách mạng vượt lên tất cả những thiếu thốn, gian khổ của đời sống hàng ngày để hoạt động cách mạng. Đó là hình ảnh con người luôn lạc quan, tin tưởng, luôn yêu đời và làm chủ hoàn cảnh.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×