Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn suy nghĩ của em về lòng biết ơn của con người qua bài thơ bếp lửa

viết đoạn văn suy nghĩ của em về lòng biết ơn của con người qua bài thơ bếp lửa

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.707
1
0
Chou
16/08/2020 10:04:27
+5đ tặng
    Chúng ta sinh ra trên đời không ai là hoàn hảo cả. Ai rồi cũng sẽ có lúc gặp khó khăn, hoặc sai lầm… cần phải nhận sự giúp đỡ của người khác. Khi đó, chúng ta cần phải biết ơn họ như đứa cháu trong Bếp Lửa dù đi đâu về đâu vẫn nhớ về người bà yêu dấu , những người đã giúp đỡ, cưu mang ta lúc khó khăn hoạn nạn, đó chính là lòng biết ơn. Lòng biết ơn cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn đời nay, cần phải được gìn giữ và phát huy.

    Có một câu tục ngữ rất hay để nói về lòng biết ơn, đó chính là “Uống nước nhớ nguồn”. Đó là khuyên chúng ta nên nhớ tới cội nguồn, những người đã sinh ra ta, cho ta cuộc sống tốt đẹp với sự biết ơn sâu sắc nhất. Không ai trên đời tự nhiên mà sinh ra, ta đều có cội nguồn, có người cha, người mẹ đã sinh ra ta, nuôi ta khôn lớn. Công lao sinh thành, dưỡng dục có ý nghĩa rất to lớn với mỗi người. Và chúng ta cần phải biết ơn, tìm cách báo đáp cha mẹ đã cho chúng ta được như ngày hôm nay.


 
    Bên cạnh đó, lòng biết ơn còn thể hiện ở khắp mọi nơi trong cuộc sống, ở bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng cần phải ghi nhớ và thể hiện lòng biết ơn. Đó chỉ đơn giản là khi chúng ta bưng bát cơm để ăn, chúng ta hãy nghĩ đến những người nông dân vất vả làm ra hạt gạo, mà nâng niu, trân trọng, không lãng phí thức ăn, đó đã là thể hiện lòng biết ơn của chúng ta rồi. Hơn thế nữa, chúng ta cũng cần phải biết ơn những thế hệ cha ông đi trước, những người đã hy sinh cả tuổi thanh xuân, cả mạng sống của mình để đổi lại nền hòa bình độc lập cho đất nước như ngày hôm nay. 

    Đó là với những thế hệ đi trước, còn trong cuộc sống hiện nay, chúng ta phải thể hiện sự biết ơn với những người đã giúp đỡ mình. Ta biết ơn cha mẹ sinh ra, thì cũng nên biết ơn thầy cô đã dạy dỗ cho ta kiến thức, dạy ta nên người. Khi trưởng thành, cũng nên biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong công việc, cuộc sống, để có cơ hội báo đáp lòng tốt của họ. Khi chúng ta cho đi, chắc chắn sẽ nhận lại nhiều hơn như thế.

    Lòng biết ơn thật đáng quý, nhưng những con người vô ơn, vô tình vô nghĩa thì thật đáng chê trách. Đặc biệt là giới trẻ ngày nay. Các em thậm chí quên mất cả công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Rồi vô tư nhận sự giúp đỡ của người khác như một lẽ hiển nhiên mà không nghĩ đến việc biết ơn và báo đáp những người đã giúp đỡ mình. Cứ như vậy, các em sẽ trở thành những con người vô cảm, sống mà không có tình yêu thương, không nhận được sự cảm thông của những người xung quanh.

    Thật vậy, mỗi chúng ta dù là bất kỳ ai, ở lứa tuổi nào hay trong hoàn cảnh nào cũng cần phải có lòng biết ơn. Lòng biết ơn không tự nhiên mà có, mà xuất phát từ chính trong tâm hồn của chúng ta. Chúng ta cần phải rèn luyện để có một nhân cách tốt, và luôn biết ơn, nhớ đến nguồn cội, cũng như những người đã giúp đỡ mình.



 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
phương minh<3
16/08/2020 10:04:57
+4đ tặng
Chúng ta sinh ra trên đời không ai là hoàn hảo cả. Ai rồi cũng sẽ có lúc gặp khó khăn, hoặc sai lầm… cần phải nhận sự giúp đỡ của người khác. Khi đó, chúng ta cần phải biết ơn họ như đứa cháu trong Bếp Lửa dù đi đâu về đâu vẫn nhớ về người bà yêu dấu , những người đã giúp đỡ, cưu mang ta lúc khó khăn hoạn nạn, đó chính là lòng biết ơn. Lòng biết ơn cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn đời nay, cần phải được gìn giữ và phát huy.

    Có một câu tục ngữ rất hay để nói về lòng biết ơn, đó chính là “Uống nước nhớ nguồn”. Đó là khuyên chúng ta nên nhớ tới cội nguồn, những người đã sinh ra ta, cho ta cuộc sống tốt đẹp với sự biết ơn sâu sắc nhất. Không ai trên đời tự nhiên mà sinh ra, ta đều có cội nguồn, có người cha, người mẹ đã sinh ra ta, nuôi ta khôn lớn. Công lao sinh thành, dưỡng dục có ý nghĩa rất to lớn với mỗi người. Và chúng ta cần phải biết ơn, tìm cách báo đáp cha mẹ đã cho chúng ta được như ngày hôm nay.


 
    Bên cạnh đó, lòng biết ơn còn thể hiện ở khắp mọi nơi trong cuộc sống, ở bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng cần phải ghi nhớ và thể hiện lòng biết ơn. Đó chỉ đơn giản là khi chúng ta bưng bát cơm để ăn, chúng ta hãy nghĩ đến những người nông dân vất vả làm ra hạt gạo, mà nâng niu, trân trọng, không lãng phí thức ăn, đó đã là thể hiện lòng biết ơn của chúng ta rồi. Hơn thế nữa, chúng ta cũng cần phải biết ơn những thế hệ cha ông đi trước, những người đã hy sinh cả tuổi thanh xuân, cả mạng sống của mình để đổi lại nền hòa bình độc lập cho đất nước như ngày hôm nay. 

    Đó là với những thế hệ đi trước, còn trong cuộc sống hiện nay, chúng ta phải thể hiện sự biết ơn với những người đã giúp đỡ mình. Ta biết ơn cha mẹ sinh ra, thì cũng nên biết ơn thầy cô đã dạy dỗ cho ta kiến thức, dạy ta nên người. Khi trưởng thành, cũng nên biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong công việc, cuộc sống, để có cơ hội báo đáp lòng tốt của họ. Khi chúng ta cho đi, chắc chắn sẽ nhận lại nhiều hơn như thế.

    Lòng biết ơn thật đáng quý, nhưng những con người vô ơn, vô tình vô nghĩa thì thật đáng chê trách. Đặc biệt là giới trẻ ngày nay. Các em thậm chí quên mất cả công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Rồi vô tư nhận sự giúp đỡ của người khác như một lẽ hiển nhiên mà không nghĩ đến việc biết ơn và báo đáp những người đã giúp đỡ mình. Cứ như vậy, các em sẽ trở thành những con người vô cảm, sống mà không có tình yêu thương, không nhận được sự cảm thông của những người xung quanh.

    Thật vậy, mỗi chúng ta dù là bất kỳ ai, ở lứa tuổi nào hay trong hoàn cảnh nào cũng cần phải có lòng biết ơn. Lòng biết ơn không tự nhiên mà có, mà xuất phát từ chính trong tâm hồn của chúng ta. Chúng ta cần phải rèn luyện để có một nhân cách tốt, và luôn biết ơn, nhớ đến nguồn cội, cũng như những người đã giúp đỡ mình.
 
0
0
Anh Thư
16/08/2020 10:07:38
+3đ tặng

Bn tham khảo nhé.

MB : _ Giới thiệu tác giả Bằng Việt và bài thơ " Bếp lửa"

- Giới thiệu khổ thơ cuối bài thơ và nêu nội dung của khổ thơ đó : Khổ thơ nói về tình cảm bà cháu sâu đậm và thiêng liêng .

TB: 

1. Khái quát hoàn cảnh sáng tác và vị trí của đoạn thơ

- Bếp lửa được sáng tác năm 1963 khi tác giả đang là sinnh viên du học ở Liên Xô. Thời gian này ông bắt đầu sáng tác thơ

- Vị trí đoạn thơ: Đoạn thơ nằm ở khổ 6 và 7 của bài thơ, xoay quanh cảm xúc và nỗi nhớ của cháu đối với bà

2. Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ

* Bài thơ có sự vận động của mạch thơ, mạch cảm xúc từ cụ thể tới khái quát, từ tả thực tới biểu tượng, từ cảm xúc tới suy ngẫm.

* Sự vận động của cảm xúc theo thời gian:

- Tác giả suy ngẫm chiêm nghiệm về cuộc đời bà

+ Bếp lửa gắn với hình ảnh người bà, bà và bếp lửa là hai hình tượng xuyên suốt bài thơ

+ Bếp lửa trở thành biểu tượng trọn vẹn, nghĩa tình về người bà – hình ảnh điển hình cho người phụ nữ Việt Nam có nhiều phẩm chất đáng quý.

+ Người bà tần tảo, giàu đức hi sinh, suốt cả cuộc đời “lận đận” “mưa nắng” vẫn luôn sáng lên tình yêu thương.

+ Điệp từ “nhóm” được nhắc đi nhắc lại tới bốn lần với nhiều ý nghĩa khác nhau: ngoài nghĩa gốc thể hiện hành động nhóm lửa làm cho lửa bén, cháy thì còn mang nghĩa ẩn dụ là sự nhóm dậy, truyền yêu thương, những giá trị tốt đẹp, kí ức đẹp trong lòng đứa cháu.

→ Hình ảnh bếp lửa giản dị, đơn sơ mang ý nghĩa trở thành ngọn lửa trong tim ẩn chứa sức sống và niềm hi vọng bất diệt

- Sự yêu thương, trân trọng và biết ơn của người cháu được thể hiện xúc động qua câu thơ: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – Bếp lửa!”

    + Hình ảnh bếp lửa từ thực đã được nâng lên trở thành biểu tượng của ý chí, tình yêu thương

- Khi đi xa, nỗi nhớ về bà và bếp lửa vẫn khôn nguôi trong lòng người cháu

    + Khổ thơ cuối là lời tự bạch của cháu khi trưởng thành, tác giả làm nổi bật sức mạnh mang tính nguồn cội

    + Người cháu dù đi xa nhưng vẫn khôn nguôi nhớ về bà, nhớ về bếp lửa, quê hương… đó cũng chính là đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

    + Bài thơ khép lại bằng câu hỏi tu từ có ý nghĩa mở ra những khắc khoải, thường trực trong lòng người cháu về tình cảm, nỗi nhớ bà và quê hương.

-  Ngày nay, thế hệ con cháu cần làm gì để thể hiện lòng biết ơn với người bà của mình:

+ Trước tiên, chúng ta cần ngoan ngoãn, nghe lời bà chỉ dạy

+ Cần yêu quý, kính trọng và yêu thương bà.

+ Cần cố gắng, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống để sau này làm chỗ dựa cho bà.

Kết bài

- Khẳng định giá trị bài thơ.

-  Khẳng định tình yêu thương, lòng biết ơn đối với bà chính là một biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, đất nước.

* Bài viết tham khảo

 Có lẽ ai trong chúng ta rồi cũng sẽ phải lớn lên, mang theo biết bao kí ức thơ bé ngày nào. Và nhà thơ Bằng Việt cũng vậy.Với ông, kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ nhất của mình là hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm. Hiện diện cùng bà là hình ảnh bếp lửa. Nó đã khơi nguồn cảm xúc để tác giả nhớ về bà và viết về bà qua bài thơ đậm chất trữ tình . Bài thơ " Bếp lửa", đặc biệt là khổ cuối  đã khắc họa chân thật hình ảnh người bà gắn liền với những kỷ niệm trong quá khứ để từ đó tác giả bộc lộ tâm trạng nhớ nhung cùng với những tình cảm yêu thương xen lẫn cảm phục của mình đối với người bà thân yêu.

     Suốt dọc bài thơ, mười lần xuất hiện hình ảnh bếp lửa là mười lần tác giả nhắc tới bà. Âm điệu những dòng thơ nhanh mạnh như tình cảm đang trào lớp lớp sóng vỗ vào bãi biên xanh thẳm lòng bà. Người bà đã là, đang là và sẽ mãi mãi là người quan trọng nhất đối với cháu dù ờ bất kì phương trời nào. Bà đã trở thành một người không thể thiếu trong trái tim cháu. Giờ đây, khi đang ở xa bà nửa vòng trái đất, Bằng Việt vẫn luôn hướng lòng mình về bà. Đoạn thơ cuối cùng vẫn tiếp tục mạch cảm xúc nhớ thương khôn nguôi thể hiện kín đáo tình cảm biết ơn sâu nặng của tác giả đối với người bà đã từng cưu mang, đùm bọc mình:

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở

Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

     Giờ đây, tác giả đã sống xa xứ, đã trưởng thành, đã rời xa vòng tay người bà. Đứa cháu ấy đã được mở rộng tầm mắt để nhìn thấy “khói trăm tàu”, “lửa trăm nhà”, “niềm vui trăm ngả”. Cuộc sống đầy đủ vật chất hơn, nhưng vẫn không nguôi ngoai tình cảm nhớ thương bà. Tình cảm ấy đã trở thành thường trực trong tâm hồn tác giả. Câu hỏi tu từ khép lại bài thơ thật khéo, thật hay, có sức ám ảnh day dứt tâm trí người đọc. Nhà thơ hỏi nhưng cũng là nhắc nhở chính mình phải luôn nhớ tới ngọn lửa quê hương, nhớ tới người bà đã trở thành chỗ dựa tinh thần của đứa cháu ở phương xa. Đó là nỗi nhớ tha thiết, da diết. Hình ảnh bếp lửa cứ trở đi trở lại trong bài thơ, vừa là một hình ảnh rất cụ thể, vừa có sức khái quát sâu sắc. “Bếp lửa ấp iu nồng đượm” đã trở thành biểu tượng của tấm lòng người bà, mãi mãi sưởi ấm tâm hồn nhà thơ. Thật không ngờ, một bếp lửa bình thường như trăm ngàn bếp lửa khác lại có tác dụng xúc động đến như vậy.

      Xa vòng tay chăm chút của bà để đến với chân trời mới, chính tình cảm giữa hai bà cháu đã sưởi ấm lòng tác giả trong cái mùa đông lạnh giá của nước Nga. Đứa cháu nhỏ của bà ngày xưa giờ đã trưởng thành nhưng trong lòng vẫn luôn đinh ninh nhớ về góc bếp, nơi nắng mưa hai bà cháu có nhau. Đứa cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ của đứa cháu đã được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó.

      Người bà trong “Bếp lửa” đã nuôi con nuôi cháu, đã đi qua đói khát và chiến tranh, đã cho chồng con mình đi kháng chiến vì đất nước, đã âm thầm ở lại nhà giữ mảnh đất tổ tiên để lại, âm thầm chờ đợi và hy vọng… Đó chẳng phải là biểu tượng về sự sống lớn lao và cao cả của con người sao? Bà là người phụ nữ Việt Nam, như ngọn lửa cháy sáng và ấm mãi.

      Đọc xong bài thơ, nhắm mắt lại tưởng tượng, bạn sẽ hình dung thấy ngay hình ảnh bếp lửa hồng và dáng người bà lặng lẽ ngồi bên. Hình ảnh có tính sóng đôi này hiện lên thật sống động, rõ ràng như thể nét khắc, nét chạm vậy...

     Qua bài thơ bếp lửa, chúng ta rút ra một bài học cho chính bản thân mỗi người . Đó là hãy luôn yêu quý và trân trọng người bà của mình. Hãy đối xử thật tốt với bà, yêu quý và kính trọng bà cũng như ngoan ngoãn, lễ phép và vâng lời để bà vui lòng. Đặc biệt trên đường ddoiwf sau này, mỗi người phải cố gắng thật nhiều để trở thành người thành đạt có đủ điều kiện vật chất để quan tâm, phụng dưỡng abf một cách tốt nhất.

       Bài thơ Bếp lửa sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc nhờ sức truyền cảm sâu sắc của nó. Bài thơ đã khơi dậy trong lòng chúng ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, với những người đã tô màu lên tuổi thơ trong sáng của ta. Nhất là khổ thơ cuối cùng đã cho ta cảm nhận được tấm chân tình của nhà thơ đối với người bà kính yêu: tần tảo, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh, lòng vị tha và sự bác ái. Nó nhóm lên trong lòng người đọc tình cảm mến yêu, kính phục và cả lòng biết ơn sâu sắc.

0
1
Phạm Minh Thắng
16/08/2020 10:23:55
+2đ tặng
   Chúng ta sinh ra trên đời không ai là hoàn hảo cả. Ai rồi cũng sẽ có lúc gặp khó khăn, hoặc sai lầm… cần phải nhận sự giúp đỡ của người khác. Khi đó, chúng ta cần phải biết ơn họ như đứa cháu trong Bếp Lửa dù đi đâu về đâu vẫn nhớ về người bà yêu dấu , những người đã giúp đỡ, cưu mang ta lúc khó khăn hoạn nạn, đó chính là lòng biết ơn. Lòng biết ơn cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn đời nay, cần phải được gìn giữ và phát huy.
    Có một câu tục ngữ rất hay để nói về lòng biết ơn, đó chính là “Uống nước nhớ nguồn”. Đó là khuyên chúng ta nên nhớ tới cội nguồn, những người đã sinh ra ta, cho ta cuộc sống tốt đẹp với sự biết ơn sâu sắc nhất. Không ai trên đời tự nhiên mà sinh ra, ta đều có cội nguồn, có người cha, người mẹ đã sinh ra ta, nuôi ta khôn lớn. Công lao sinh thành, dưỡng dục có ý nghĩa rất to lớn với mỗi người. Và chúng ta cần phải biết ơn, tìm cách báo đáp cha mẹ đã cho chúng ta được như ngày hôm nay. 
    Bên cạnh đó, lòng biết ơn còn thể hiện ở khắp mọi nơi trong cuộc sống, ở bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng cần phải ghi nhớ và thể hiện lòng biết ơn. Đó chỉ đơn giản là khi chúng ta bưng bát cơm để ăn, chúng ta hãy nghĩ đến những người nông dân vất vả làm ra hạt gạo, mà nâng niu, trân trọng, không lãng phí thức ăn, đó đã là thể hiện lòng biết ơn của chúng ta rồi. Hơn thế nữa, chúng ta cũng cần phải biết ơn những thế hệ cha ông đi trước, những người đã hy sinh cả tuổi thanh xuân, cả mạng sống của mình để đổi lại nền hòa bình độc lập cho đất nước như ngày hôm nay. 
    Đó là với những thế hệ đi trước, còn trong cuộc sống hiện nay, chúng ta phải thể hiện sự biết ơn với những người đã giúp đỡ mình. Ta biết ơn cha mẹ sinh ra, thì cũng nên biết ơn thầy cô đã dạy dỗ cho ta kiến thức, dạy ta nên người. Khi trưởng thành, cũng nên biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong công việc, cuộc sống, để có cơ hội báo đáp lòng tốt của họ. Khi chúng ta cho đi, chắc chắn sẽ nhận lại nhiều hơn như thế.
    Lòng biết ơn thật đáng quý, nhưng những con người vô ơn, vô tình vô nghĩa thì thật đáng chê trách. Đặc biệt là giới trẻ ngày nay. Các em thậm chí quên mất cả công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Rồi vô tư nhận sự giúp đỡ của người khác như một lẽ hiển nhiên mà không nghĩ đến việc biết ơn và báo đáp những người đã giúp đỡ mình. Cứ như vậy, các em sẽ trở thành những con người vô cảm, sống mà không có tình yêu thương, không nhận được sự cảm thông của những người xung quanh.
    Thật vậy, mỗi chúng ta dù là bất kỳ ai, ở lứa tuổi nào hay trong hoàn cảnh nào cũng cần phải có lòng biết ơn. Lòng biết ơn không tự nhiên mà có, mà xuất phát từ chính trong tâm hồn của chúng ta. Chúng ta cần phải rèn luyện để có một nhân cách tốt, và luôn biết ơn, nhớ đến nguồn cội, cũng như những người đã giúp đỡ mình.
0
0
Phạm Minh Thắng
16/08/2020 10:24:39
+1đ tặng

 Có lẽ ai trong chúng ta rồi cũng sẽ phải lớn lên, mang theo biết bao kí ức thơ bé ngày nào. Và nhà thơ Bằng Việt cũng vậy.Với ông, kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ nhất của mình là hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm. Hiện diện cùng bà là hình ảnh bếp lửa. Nó đã khơi nguồn cảm xúc để tác giả nhớ về bà và viết về bà qua bài thơ đậm chất trữ tình . Bài thơ " Bếp lửa", đặc biệt là khổ cuối  đã khắc họa chân thật hình ảnh người bà gắn liền với những kỷ niệm trong quá khứ để từ đó tác giả bộc lộ tâm trạng nhớ nhung cùng với những tình cảm yêu thương xen lẫn cảm phục của mình đối với người bà thân yêu.
     Suốt dọc bài thơ, mười lần xuất hiện hình ảnh bếp lửa là mười lần tác giả nhắc tới bà. Âm điệu những dòng thơ nhanh mạnh như tình cảm đang trào lớp lớp sóng vỗ vào bãi biên xanh thẳm lòng bà. Người bà đã là, đang là và sẽ mãi mãi là người quan trọng nhất đối với cháu dù ờ bất kì phương trời nào. Bà đã trở thành một người không thể thiếu trong trái tim cháu. Giờ đây, khi đang ở xa bà nửa vòng trái đất, Bằng Việt vẫn luôn hướng lòng mình về bà. Đoạn thơ cuối cùng vẫn tiếp tục mạch cảm xúc nhớ thương khôn nguôi thể hiện kín đáo tình cảm biết ơn sâu nặng của tác giả đối với người bà đã từng cưu mang, đùm bọc mình:
Giờ cháu đã đi xa.
Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

     Giờ đây, tác giả đã sống xa xứ, đã trưởng thành, đã rời xa vòng tay người bà. Đứa cháu ấy đã được mở rộng tầm mắt để nhìn thấy “khói trăm tàu”, “lửa trăm nhà”, “niềm vui trăm ngả”. Cuộc sống đầy đủ vật chất hơn, nhưng vẫn không nguôi ngoai tình cảm nhớ thương bà. Tình cảm ấy đã trở thành thường trực trong tâm hồn tác giả. Câu hỏi tu từ khép lại bài thơ thật khéo, thật hay, có sức ám ảnh day dứt tâm trí người đọc. Nhà thơ hỏi nhưng cũng là nhắc nhở chính mình phải luôn nhớ tới ngọn lửa quê hương, nhớ tới người bà đã trở thành chỗ dựa tinh thần của đứa cháu ở phương xa. Đó là nỗi nhớ tha thiết, da diết. Hình ảnh bếp lửa cứ trở đi trở lại trong bài thơ, vừa là một hình ảnh rất cụ thể, vừa có sức khái quát sâu sắc. “Bếp lửa ấp iu nồng đượm” đã trở thành biểu tượng của tấm lòng người bà, mãi mãi sưởi ấm tâm hồn nhà thơ. Thật không ngờ, một bếp lửa bình thường như trăm ngàn bếp lửa khác lại có tác dụng xúc động đến như vậy.
      Xa vòng tay chăm chút của bà để đến với chân trời mới, chính tình cảm giữa hai bà cháu đã sưởi ấm lòng tác giả trong cái mùa đông lạnh giá của nước Nga. Đứa cháu nhỏ của bà ngày xưa giờ đã trưởng thành nhưng trong lòng vẫn luôn đinh ninh nhớ về góc bếp, nơi nắng mưa hai bà cháu có nhau. Đứa cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ của đứa cháu đã được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó.
      Người bà trong “Bếp lửa” đã nuôi con nuôi cháu, đã đi qua đói khát và chiến tranh, đã cho chồng con mình đi kháng chiến vì đất nước, đã âm thầm ở lại nhà giữ mảnh đất tổ tiên để lại, âm thầm chờ đợi và hy vọng… Đó chẳng phải là biểu tượng về sự sống lớn lao và cao cả của con người sao? Bà là người phụ nữ Việt Nam, như ngọn lửa cháy sáng và ấm mãi.
      Đọc xong bài thơ, nhắm mắt lại tưởng tượng, bạn sẽ hình dung thấy ngay hình ảnh bếp lửa hồng và dáng người bà lặng lẽ ngồi bên. Hình ảnh có tính sóng đôi này hiện lên thật sống động, rõ ràng như thể nét khắc, nét chạm vậy...
     Qua bài thơ bếp lửa, chúng ta rút ra một bài học cho chính bản thân mỗi người . Đó là hãy luôn yêu quý và trân trọng người bà của mình. Hãy đối xử thật tốt với bà, yêu quý và kính trọng bà cũng như ngoan ngoãn, lễ phép và vâng lời để bà vui lòng. Đặc biệt trên đường ddoiwf sau này, mỗi người phải cố gắng thật nhiều để trở thành người thành đạt có đủ điều kiện vật chất để quan tâm, phụng dưỡng abf một cách tốt nhất.
       Bài thơ Bếp lửa sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc nhờ sức truyền cảm sâu sắc của nó. Bài thơ đã khơi dậy trong lòng chúng ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, với những người đã tô màu lên tuổi thơ trong sáng của ta. Nhất là khổ thơ cuối cùng đã cho ta cảm nhận được tấm chân tình của nhà thơ đối với người bà kính yêu: tần tảo, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh, lòng vị tha và sự bác ái. Nó nhóm lên trong lòng người đọc tình cảm mến yêu, kính phục và cả lòng biết ơn sâu sắc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×