LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chỉ ra các biện pháp tu từ trong khổ thơ sau và phân tích tác dụng của nó trong việc thể hiện nội dung

5 trả lời
Hỏi chi tiết
3.541
2
1
Phonggg
20/08/2020 17:49:02
+5đ tặng
a) Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng :  
             Ai về bên kia sông đuống 
            ....
             Cười như mùa thu tỏa nắng

Cuộc sống của người dân nơi đây khá đủ đầy về đời sống vật chất. Bên cạnh đó, đời sống tinh thần của họ cũng phong phú với các phong tục nhuộm răng, ăn trầu,... Những điều ấy đã tạo nên nét riêng của con người Kinh Bắc. Người con gái Kinh Bắc vô cùng duyên dáng:

"Ai về bên kia sông Đuống
Có nhớ từng khuôn mặt búp sen
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu toả nắng"

"Khuôn mặt búp sen" xinh xắn, thanh tú, nụ cười như nắng mùa thu dịu nhẹ mà lan tỏa đã để lại ấn tượng khó phai mờ trong lòng bạn đọc. Sự liên tưởng của nhà thơ khiến câu thơ trở nên thật mềm mại, uyển chuyển. Vẻ đẹp của con người đã hòa cùng vẻ đẹp của thiên nhiên để tạo nên một vẻ đẹp hài hòa, quyến rũ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Phonggg
20/08/2020 17:49:39
+4đ tặng

Quê hương - hai tiếng gọi thiêng liêng mà bất cứ ai đi xa cũng đều muốn trở về. Quê hương đã trở thành máu thịt của ta, là hình ảnh đi vào thơ văn của biết bao nghệ sĩ. Bằng tình yêu quê hương da diết, nhà thơ Hoàng Cầm đã thể hiện sự đau xót của mình khi nghe tin Kinh Bắc bị giặc Pháp xâm lược qua bài thơ "Bên kia sông Đuống".

Bài thơ được sáng tác năm 1948, đây là khoảng thời gian cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra hết sức ác liệt. Khi Hoàng Cầm đang công tác ở chiến khu Việt Bắc thì nghe tin quê nhà bị giặc chiếm đóng. Ngay trong đêm ấy, ông đã viết liên tục với những dòng cảm xúc đau đớn đầy căm hờn đối với quân cướp nước. Sông Đuống là dòng sông chảy qua tỉnh Bắc Ninh. Quê hương của nhà thơ ở huyện Thuận Thành thuộc phần đất phía Nam bên kia sông Đuống. Vì vậy mà ông đã lấy "Bên kia sông Đuống" đặt làm nhan đề cho tác phẩm.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh quê hương Kinh Bắc trù phú, sầm uất trước khi bị giặc xâm lược:

"Em ơi! Buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc"

Tiếng gọi "Em ơi" và cách xưng hô anh - em thật nhẹ nhàng mà thắm thiết. Đại từ phiếm chỉ "em" gợi cho bạn đọc nhiều cách hiểu. Đây có thể là một người nào đó có quan hệ thân thiết với tác giả. Cũng có thể tác giả đang phân thân để trò chuyện với chính mình hoặc là tiếng gọi tất cả những người con yêu nước, những người đang chịu sự áp bức của quân xâm lược. Câu thơ đầu tiên vừa như một lời an ủi vừa như một lời giãi bày nỗi lòng của tác giả.

Sông Đuống đẹp một cách bình dị với những bờ "cát trắng phẳng lì" trải dài, đầy phù sa. Các từ láy "lấp lánh", "xanh xanh", "biêng biếc" đã thể hiện một vẻ đẹp êm đềm, thanh bình của vùng đất Kinh Bắc. Nơi ấy có dòng sông Đuống "nằm nghiêng nghiêng", có những bãi mía, bờ dâu, những bãi ngô, bãi khoai ngút ngàn. Đó là những đặc trưng nổi bật của làng quê Việt Nam. Có làng quê nào lại không có bãi mía, bờ dâu, thửa ruộng ngô, khoai nối tiếp? Chỉ bằng vài nét gợi tả nhưng Hoàng Cầm đã giúp chúng ta nhận thấy cuộc sống của nhân dân ở đây khá no ấm. Nhưng những điều đó đã thuộc về thời gian quá khứ. Từ "ngày xưa" khiến chúng ta nhớ đến các câu chuyện cổ tích, những hoài niệm về một thời đã xa nay không còn nữa.

Dòng sông yêu thương không chỉ mang vẻ đẹp lấp lánh, hiền hòa mà nó còn là chứng nhân lịch sử. Sông Đuống được nhân hóa với tư thế "nằm nghiêng nghiêng". Đây là tư thế nép mình khiêm tốn. Phải chăng dòng sông ấy đã chứng kiến và trải qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc nên giờ đây trầm lắng hơn? Sông Đuống trở nên có hồn, có hình dáng uốn lượn nhịp nhàng. Dòng sông không ở trạng thái lặng yên mà nó "trôi đi" cùng vẻ đẹp mĩ lệ, sáng lấp lánh.

Khi giặc Pháp đến xâm chiếm đất nước ta thì tất cả những gì tươi đẹp đã lùi vào dĩ vãng, để lại một bầu trời nhớ thương, nuối tiếc những tháng ngày quê hương êm ấm, yên bình:

"Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay"

Đó không chỉ là nỗi đau về thể xác mà còn là nỗi đau về mặt tinh thần. Mảnh đất quê hương bị giày xéo khiến trái tim tác giả không khỏi đau xót. Phải là một người yêu quê hương, gắn bó với quê hương sâu sắc thì nhà thơ mới thấu hiểu được nỗi đau ấy. Những bãi mía, bờ dâu chỉ còn trong kí ức, trong nỗi nhớ tiếc của Hoàng Cầm khi đứng ở bên này sông nhìn về quê hương. Biện pháp tu từ so sánh cùng cụm từ "sao nhớ tiếc", "sao xót xa" vang lên như một điệp khúc đã khắc họa sâu hơn nỗi đau mất mát. Quê hương như một phần của cơ thể con người, mất đi quê hương làm sao con người có thể không xót xa, đau đớn?

Càng nhớ tiếc về Kinh Bắc bao nhiêu thì mảnh đất ấy lại hiện rõ trong trí nhớ nhà thơ bấy nhiêu:

"Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp"

Tranh Đông Hồ là loại tranh dân gian được vẽ trên giấy điệp hay còn gọi là giấy gió. Nó thể hiện nét văn hóa truyền thống của đất nước. Nội dung của những bức tranh thường là các phong tục tập quán của làng quê hay là những nét vẽ về con người, con vật, về đám cưới chuột, ... Màu sắc trong tranh tươi tắn khiến bức tranh trở nên sinh động, có hồn. "Màu dân tộc" trên tranh Đông Hồ chính là linh hồn, là cốt cách dân tộc Việt Nam. Quê hương ấy còn có hương thơm nồng của lúa nếp mùa bội thu.

Nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả:

"Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa trăm ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu"?

Từ láy "ngùn ngụt" không chỉ miêu tả ngọn lửa hung tàn của địch mà nó còn biểu hiện ý chí căm thù ngùn ngụt, sục sôi trong mỗi người con yêu nước. Quân ngoại xâm đã thiêu cháy hết những mái nhà êm ấm khiến vạn vật tan tác, chia lìa. Những hình ảnh "đám cưới chuột, đàn lợn" đều là những hình ảnh đặc trưng, tiêu biểu của dòng tranh Đông Hồ, thể hiện cuộc sống bình dị, yên ấm của con người, thể hiện nét đẹp văn hóa Việt Nam.... giờ đây bị hủy diệt trước thảm họa xâm lăng.

2
0
Phonggg
20/08/2020 17:52:52
+3đ tặng
b) Biện pháp tu từ và tác dụng
    Nhưng mỗi năm mỗi vắng 
   ....
     Mực đọng trong nghiên sầu .

 PTBĐ :Biểu cảm

b) Ba trường từ vựng

+Trường từ vựng"dụng cụ: giấy,mực ,nghiên

+Trường từ vựng"màu sắc": đỏ ,thắm

+Trường từ vựng"tâm trạng": buồn ,sầu

c) - Điệp từ: thể hiện sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ. Hình ảnh ông đồ tiều tụy, lặng lẽ bên góc phố đông người qua nhưng không người thuê viết.

- Câu hỏi tu từ : không có lời giải đáp, hồi âm tan loãng vào không gian hun hút thể hiện tâm trạng xót xa, đau đớn...

- Nhân hóa : cái sầu, cái buồn như ngấm vào cả sự vật (giấy, nghiên), những vật vô tri cũng buồn cùng ông đồ cũng cảm thấy cô đơn, lạc lõng.

1
0
Phonggg
20/08/2020 17:53:33
+2đ tặng

a, Phương thức biểu đạt: Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm.

b, Có 3 trường từ vựng:

+ Trường từ vựng dụng cụ: Giấy, mực, nghiên.

+ Trường từ vựng màu sắc: Đỏ, thắm.

+ Trường từ vựng tâm trạng, cảm xúc: Buồn, sầu.

c, - " Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu? "

⇒⇒ Đối lập, tương phản ( Ông đồ đã khác xưa )

- Sử dụng điệp từ " mỗi " : Tạo sự thưa vắng, khác xưa

1
0
Phonggg
20/08/2020 17:54:01
+1đ tặng

- " Người thuê viết nay đâu? " ⇒⇒ Câu hỏi tu từ, không có lời giải đáp ⇒⇒ Thị hiếu của con người ngày nay khác xưa, họ không tìm đến ông đồ để thuê viết chữ.

- " Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu. "

⇒⇒ Nghệ thuật nhân hóa, hoán dụ.

⇒⇒ Đặc tả nỗi sầu, nỗi buồn trong lòng ông đồ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư