Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn quy nạp (10 câu) nêu cảm nhận về vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu của Thúy Vân trong 4 câu thơ: "Vân xem trang trọng khác vời ... Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da". Trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp và phép nối 

Viết đoạn văn quy nạp (10 câu) nêu cảm nhận về vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu của Thúy Vân trong 4 câu thơ 
                 Vân xem trang trọng khác vời
           Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
                 Hoa cười ngọc thốt đoan trang 
           Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Trong đó có sd lời dẫn trực tiếp và phép nối 

3 trả lời
Hỏi chi tiết
2.108
2
0
TuanAnh
24/08/2020 15:43:38
+5đ tặng

Vẻ đẹp của Thúy Vân đã được Nguyễn Du khắc họa qua 4 câu thơ tiếp trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều. Dưới ngòi bút của Nguyễn Du hình ảnh nàng Vân dần hiện lên trước mắt người đọc :

"Vân xem trang trọng khác vời".

Hai từ " trang trọng" đã gợi lên vẻ đẹp sang trọng, quí phái, đoan trang mà hiền thục của nàng. Vẻ đẹp ấy được Nguyễn Du khắc họa một cách cụ thể, tỉ mỉ qua từng đường nét, với vài nét chấm phá đơn sơ. Bằng phép tu từ liệt kê, vẻ đẹp của Vân hiện lên một cách toàn vẹn qua khuôn mặt, nét ngài, làn da, mái tóc, nụ cười giọng nói đến phong thái ứng xử như một kì công của tạo hóa. Vẻ đẹp ấy được ví với trăng, hoa, mây, ngọc, tuyết những vật báu trong sáng, tinh khôi của đất trời khiến nàng Vân hiện lên là một giai nhân kiệt sắc:

"Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da".

Vân có khuôn mặt tròn đầy đặn trong sáng như trăng rằm. Nổi mặt trên khuôn mặt ấy là đôi lông mày đen đậm như con ngài, gợi vẻ đẹp thùy mị nết na của người con gái mới lớn. Qua bút pháp ước lệ tượng trưng lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để khắc họa vẻ đẹp của con người Nguyễn Du đã làm người đọc cảm nhận được Thúy Vân là một cô gái đang độ trăng tròn với vẻ đẹp trẻ trung tươi tắn phúc hậu mà đoan trang. Với miệng cười tươi thắm như hoa và giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngà ngọc. Mái tóc nàng óng ả mượt mà hơn cả mây trời và làn da trắng nõn nà hơn tuyết . Vân đẹp hơn sự mỹ lệ của thiên nhiên nhưng tạo với thiên nhiên sự hài hòa -"mây thua"," tuyết nhường". Cụm từ "thua" và "nhường" được tác giả khéo léo sử dụng cho thấy vẻ đẹp của Thúy Vân được thiên nhiên tạo hóa ban tặng, phù hợp với quan niệm thẩm mĩ của xã hội phong kiến xưa.  Không chỉ vậy, bức chân dung Thúy Vân còn là một bức chân dung mang tính chất số phận. Phải chăng, Nguyễn Du đã nhầm dự báo trước khi vẫn sẽ có một cuộc đời bình lặng không hề có sóng gió xảy ra trong cuộc đời nàng?

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
TuanAnh
24/08/2020 15:44:28
+4đ tặng

Sau những câu thơ giới thiệu về hai chị em, ngòi bút Nguyễn Du lại có chiều hướng cụ thể hơn trong bức chân dung quý phái của Thuý Vân: “Vân xem trang trọng khác vời”. Hai chữ “trang trọng” trong câu thơ đã nói lên vẻ đẹp đài các, cao sang của Vân. Vẻ đẹp ấy của thiếu nữ được so sánh với những thứ cao đẹp trên đời:

“Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

Chân dung của Vân được miêu tả một cách khá toàn vẹn từ khuôn mặt, nét mày, làn da, mái tóc đến nụ cười, tiếng nói. Vân có khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu như vầng trăng, có đôi lông mày sắc nét như con ngài, có miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngà ngọc và mái tóc của nàng bồng bềnh hơn cả những ángmây, làn da của nàng trắng hơn tuyết, sắc đẹp của Vân sánh với những nét kiều diễm, sáng trong của những báu vật tinh khôi đất trời. Tất cả toát lên vẻ đẹp trung hậu, êm dịu, đoan trang, quí phái. Vân đẹp hơn những gì mĩ lệ của thiên nhiên nhưng tạo sự hoà hợp, êm dịu "mây thua", "tuyết nhường". Với vẻ đẹp như thế, Vân sẽ có một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ và một tính cách thông dung, điềm đạm. Qua bức chân dung này, Nguyễn Du đã gửi tới những thông điệp về tương lai, cuộc đời chính bởi vậy mà bức chân dung Thúy Vân là chân dung mang tính cách số phận.

 

1
0
TuanAnh
24/08/2020 15:44:46
+3đ tặng
Những câu thơ trên tả vẻ đẹp của Thuý Kiều sau khi ngợi ca vẻ đẹp của Thuý Vân. Từ “càng” nhấn mạnh vẻ “sắc sảo mặn mà” ở Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân. Vân là em nhưng được nói đến trước thì ra bởi tác giả muốn lấy Vân làm nền cho vẻ đẹp nổi bật của Kiều. “Sắc sảo” và “mặn mà” đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Nhắc đến nét đẹp của mĩ nhân xưa, ta thường nghĩ đến vẻ liễu yếu đào tơ tha thướt. Bởi vậy, sự "sắc sảo mặn mà" của Thuý Kiều hẳn là điều đặc biệt. Sử dụng hai từ láy đầy sức gợi "sắc sảo", "mặn mà" tác giả như muốn khắc sâu vào tâm trí người đọc vẻ đẹp nổi bật "khác thường" này của người con gái Vương Thuý Kiều. Nhan sắc của nàng được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt “làn thu thuỷ" ý chỉ đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người. Nhưng làn nước mùa thu cũng gợi những thoáng buồn u ẩn nên điều đó còn thể hiện một tâm hồn tinh tế, có phần đa mang. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, khác với Thuý Vân, chúng lại báo trước một cuộc đời dông bão bị ghen ghét, đố kị, vùi dập của nhân vật Thúy Kiều.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo