Có nhận định rất hay và đúng về một nhà văn: “Mỗi trang văn của ông
là một thế giới đẹp, dịu dàng. Trẻ thơ đọc văn ông như ngậm một chiếc kẹo.
Vị ngọt thấm từ từ vào tâm hồn, đến khi mở mắt ra, như có phép màu, thế giới
sẽ hồng tươi, đáng yêu và tràn đầy tình thân ái. Người lớn đọc văn ông cứ
ngỡ là mình đang đọc những bài thơ, những bài thơ nhỏ xinh nhưng có sức
lan tỏa diệu kì (…). Người đã lớn, khi nỗi đau cũng lớn, thì người ta sẽ tìm
thấy chốn bình yên trong những bài thơ nhỏ xinh. Người lớn sẽ được soi lại
lòng mình, làm lắng dịu những khắc khoải rã rời…” [11, 1]. Tác giả của
những trang văn ấy không ai khác chính là nhà văn Nga Kônxtantin
Pautôpxki (1892-1968) - một trong những gương mặt tiêu biểu của nền văn
học Nga đầu thế kỉ XX.
Bước vào con đường văn chương khi còn đang học phổ thông với
những sáng tác đầu tiên ở thể loại thơ nhưng cuối cùng Pautôpxki chỉ tập
chung vào lĩnh vực văn xuôi. Đó là sau khi nhà văn nổi tiếng Ivan Bunin viết
cho Pautôpxki một lá thư góp ý trong đó có nói: “Tôi nghĩ thế giới thực sự
của cậu là những tác phẩm văn xuôi. Nếu cậu thực sự chuyên tâm với lĩnh
vực đó, tôi chắc chắn cậu sẽ làm được điều gì đó đáng kể.” Và quả đúng như
vậy, cả cuộc đời phấn đấu cho sự nghiệp văn chương của mình, Pautôpxki đã
gặt hái được không ít thành công: 1965, ông được đề cử giải thưởng cao quý -
Giải Nôbel văn học và được nhà nước Liên Xô trao tặng Huân chương Lênin
vì những đóng góp cho nền văn học Xô viết.
Pautôpxki sáng tác nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện vừa, tự truyện,
kịch, kịch bản phim,… Nhưng có lẽ thành công hơn cả là ở thể loại truyện
ngắn, trong đó tập truyện “Bông hồng vàng” được coi là tác phẩm thành công
nhất trong sự nghiệp của ông. “ Đến với những áng văn xuôi của Pautôpxki,