Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ xưa và nay

Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ xưa và nay

6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
441
1
3
Elon Musk
02/09/2020 11:30:57
+5đ tặng

Không chịu kiếp sống con vật như Mị nhưng người vợ nhặt trong “Vợ nhặt” của Kim Lân lại phải sống lay lắt, vật vờ trong nạn đói khủng khiếp những năm 1945. Chính cái đói đã làm mất đi vẻ đẹp nữ tính của một cô gái trẻ, đẩy Thị vào bi kịch: theo không người ta về làm vợ để có cái ăn. Hoàn cảnh xô đẩy, bản tính người bị che lấp, còn đâu lòng tự trọng và vẻ đẹp nhân cách nữa. Thị chính là một minh chứng cho “nạn nhân của hoàn cảnh”.

 

Gây sốc cho bạn đọc chính là số phận bất hạnh đến bi thảm của người đàn bà hàng chài: cuộc sống khổ cực trên thuyền trên biển đã đẩy gia đình mụ từ ấm êm, hòa thuận đến bạo hành, đói nghèo. Nguyễn Minh Châu đã khắc họa một con người chất chứa mội nỗi khổ to lớn, khiến người đọc nhìn vào cũng đau lòng. Cứ ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng, mụ phải chịu đựng những trận đòn roi của người chồng vũ phu - đau xót làm sao! Người đàn bà hàng chài sống cam chịu, nhẫn nhục như chính mụ lựa chọn số phận bất hạnh ấy mà chẳng hề phản kháng, đấu tranh.

Mỗi người một số phận, hình tượng “em” trong “Sóng” của Xuân Quỳnh lại mang một nỗi đau về tinh thần. “Em” trong tình yêu luôn trăn trở, suy tư, ngẫm nghĩ và đặc biệt luôn khát khao hạnh phúc. Trong sự đổ vỡ của tình yêu, Xuân Quỳnh luôn phập phồng lo lắng:

Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa…

Chung quy lại, trong cả bốn tác phẩm, dù ở thời đại nào, không gian nào, hoàn cảnh nào, người phụ nữ vẫn luôn là phái yếu chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh… Đau đớn là vậy, nhưng hình tượng người phụ nữ trong văn học luôn ẩn chứa một vẻ đẹp nội tâm sâu sắc đáng trân trọng.

Nếu như ta đã thấy Mị sống kiếp con vật khi làm dâu gạt nợ nhà Thống lí Pá Tra; thì ta cũng sẽ nhận ra một cô Mị hiếu thảo, chăm chỉ, yêu tự do qua câu nói “Con nay đã biết cuốc nương, làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”. Trốn về nhà sau khi bị bắt làm dâu gạt nợ, định tự tử bằng nắm lá ngón nhưng nhìn người cha già yếu, cô không đành lòng để cha một mình gánh vác nợ nần. Thật hiếm thấy một người con gái hiếu thuận như vậy! Chính vẻ đẹp tâm hồn ấy, chứ không phải là nhan sắc rực rỡ khiến “trai đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị”, cũng không phải tài năng thổi sáo giỏi, đã giúp Mị tỏa sáng trong ấn tượng của người đọc.

Không đẹp cũng chẳng tài năng nhưng cô vợ nhặt của nhà văn Kim Lân lại lấy được thiện cảm của người đọc dần dần bằng chính hành động của mình. Kim Lân tả thị lúc đầu là một cô nàng chao chát chỏng lỏn, vì miếng ăn mà quên mất lòng tự trọng; nhưng càng về sau, ngòi bút của ông lại đầy cảm thông, thương xót. Thị chua ngoa nhưng cũng là một cô gái biết e thẹn khi về làm dâu, biết lễ nghĩa khi ra mắt mẹ chồng. Làm dâu, làm vợ rồi, thị dần bộc lộ hết những vẻ đẹp của một người phụ nữ: chăm chỉ giúp mẹ chồng dọn dẹp nhà cửa, cư xử lễ phép và tế nhị…

Sự chuyển biến ở thị đã khiến người đọc ngạc nhiên, thì hẳn sẽ không khỏi sửng sốt khi khám phá ra vẻ đẹp ở người đàn bà hàng chài của Nguyễn Minh Châu. Chưa ở đâu, chưa một tác phẩm văn học nào mà người phụ nữ lại bộc lộ rõ thiên tính nữ như trong “Chiếc thuyền ngoài xa”. Mụ xấu xí, thô kệch, mặt rỗ, tấm lưng áo bạc phếch… khiến người đọc mới làm quen đã thiếu thiện cảm… Nhưng dần dần, vẻ đẹp tâm hồn của một người phụ nữ từng trải đã thuyết phục chúng ta. Mụ sâu sắc và vị tha, giàu đức hi sinh: mụ thấu hiểu nỗi khổ của chồng, cam chịu bị đánh mà không một lời oán trách ca than. Mụ chăm chỉ tần tảo kéo lưới suốt đêm khiến gương mặt tái nhợt đi, để đàn con được ăn no. Mụ trải đời sâu sắc nên chỉ ra và phân tích rõ cho Phùng và Đẩu thấy những bất cập trong chính sách của nhà nước. Đặc biệt, tình mẫu tử mụ dành cho các con thật là vô biên…

Nếu người đàn bà hàng chài sâu sắc và từng trải trong cuộc sống thì “em” trong thơ Xuân Quỳnh lại sâu sắc và thấu hiểu trong tình yêu. “Em” đẹp như sóng và cũng mạnh mẽ như sóng. “Em” “dữ dội” đấy nhưng cũng rất “dịu êm”, đôi lúc “ồn ào” nhưng có những khi thật “lặng lẽ”. “Em” trong thơ Xuân Quỳnh với cảm xúc nồng cháy đã ánh lên những phẩm chất cao đẹp: thủy chung “Dẫu xuôi về phương Bắc- Dẫu ngược về phương Nam- Nơi nào em cũng nghĩ- Hướng về anh một phương”, tin tưởng vào tình yêu “Ở ngoài kia đại dương- Trăm ngàn con sóng đó- Con nào chẳng tới bờ- Dù muôn vời cách trở”, sẵn sàng hi sinh để bất tử hóa tình yêu “Làm sao được tan ra- Thành trăm con sóng nhỏ- Giữa biển lớn tình yêu- Để ngàn năm còn vỗ”…

Quả thật, số phận bất hạnh không làm mờ đi vẻ đẹp của người phụ nữ trong văn học, tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam: tảo tần, chăm chỉ, thủy chung, sâu sắc, từng trải, giàu đức hi sinh, giàu lòng vị tha, yêu gia đình… Đó là những vẻ đẹp khuất lấp cần khám phá để thấy được chiều sâu nhân văn trong mỗi tác phẩm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
3
ARIA
02/09/2020 11:31:32
+4đ tặng

Từ thuở xa xưa người phụ nữ luôn được nhắc đến bởi vẻ đẹp dịu dàng nết na. Người phụ nữ với tấm lòng nhân hậu vị tha với thiên chức làm mẹ làm vợ là tình thương sưởi ấm gia đình sưởi ấm tâm hồn mỗi chúng ta. Đất nước Việt Nam tôi cũng tự hào vì là một đất nước tươi đẹp với những con người nhân hậu, chất phác mà tiêu biểu là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

    Xã hội xưa người phụ nữ phong kiến toát lên vẻ đẹp đảm đang trung hậu lo toan cho gia đình. Họ là những người phụ nữ nên phải chăm lo cho tốt công việc tề gia nội trợ tức là phải chăm lo ngăn nắp, chăm sóc nhà cửa chăm sóc chồng con. Tuy vậy thân phận của những người phụ nữ xưa lại vô cùng nhỏ bé, họ phải sống một cuộc đời long đong lận đận. Họ sống trong một xã hội phong kiến lạc hậu “Trọng nam khinh nữ”, người phụ nữ trong xã hội này dường như không có chỗ đứng và địa vị trong xã hội. Chính vì vậy mà trong văn học Việt Nam có rất nhiều tác phẩm nói lên số phận đau khổ của người phụ nữ xưa. Như trong bài thơ Thương Vợ của Tú Xương, bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. Với những vẻ đẹp như vậy đáng lẽ ra người phụ nữ phải được sống một cuộc sống hạnh phúc êm đềm. Nhưng trong xã hội thối nát bất công đó họ lại phải chịu nhiều những đắng cay uất ức. Trong cái xã hội phong kiến với quan niệm lạc hậu đó, họ không được phép quyết định hạnh phúc của mình. Đó là nỗi lòng của biết bao người phụ nữ Việt Nam xưa khi với họ hạnh phúc thì rất nhỏ nhoi nhưng họ lại phải chia sẻ cho nhiều người. Người phụ nữ Việt Nam không chỉ chịu nhiều đắng cay khổ cực mà họ cũng phải lam lũ vất vả nhọc nhằn để nuôi chồng con. Nhưng họ lại không được đền đáp ngay cả người chồng họ cũng phải chia sẻ tình thương đó. Thời xưa con trai thường năm thê bảy thiếp, ở đó không dành cho sự chung thủy. Sống trong xã hội mục đã lấy thân phận họ rẻ rúng tình yêu thương họ cũng phải cầu xin hạnh phúc và số phận lại không được quyết định. Tất cả những nỗi tủi nhục bẽ bàng vất vả kia chính là hệ quả mà xã hội phong kiến gây nên cho họ. Đáng lẽ ra họ là những người phụ nữ chân yếu tay mềm cần được xã hội chăm sóc nhưng cái xã hội phong kiến thối nát lại giết đi quyền được làm người một cách đúng nghĩa, quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc của người phụ nữ. Càng thương thân phận của họ ta lại càng căm ghét cái xã hội vô nhân tính kia bấy nhiêu. Khi xã hội phong kiến sụp đổ người phụ nữ trong xã hội mới lại là những người anh hùng tham gia vào chiến trường giải cứu đất nước. Đó là vẻ đẹp của các nữ thanh niên xung phong họ là những cô gái trẻ đã hy sinh những tháng năm sinh dân của mình vì độc lập tự do của tổ quốc.

    Trong xã hội ngày nay người phụ nữ không chỉ đóng góp mỗi vai trò nội trợ trong gia đình nữa mà còn có vai trò quan trọng khi tham gia vào nhiều lĩnh vực xã hội góp phần xây dựng nền kinh tế, xã hội hiện đại ngày nay quyền của người phụ nữ đã được nâng cao họ được xã hội bảo vệ không chỉ riêng tính mạng và còn về tinh thần. Người chồng không chỉ lo mỗi việc kiếm tiền mà còn biết phụ giúp trong tất cả công việc gia đình. Tuy nhiên người phụ nữ vẫn là người làm tốt nhất công việc chăm sóc gia đình họ vẫn đóng vai trò quan trọng nhất và họ còn đóng nhiều vai trò quan trọng trong công việc lao động sản xuất đem lại nguồn thu nhập cho gia đình. Họ cũng có nhu cầu làm đẹp hơn khi xã hội quan tâm đến họ việc làm đẹp luôn như là yêu cầu tất yếu. Trong đời sống ngày nay lời ăn tiếng nói của người phụ nữ cũng hòa nhập với xã hội. Họ không phải lúc nào cũng ăn nói trong một khuôn phép thưa bẩm, dạ vâng. Họ có những công việc riêng nên lời ăn tiếng nói của họ cũng phải phù hợp ngắn gọn súc tích trong công việc. Người phụ nữ cũng có nhu cầu học tập để mở mang tri thức.

    Tóm lại dù sống trong xã hội nào thì người phụ nữ vẫn giữ được vẻ đẹp cần cù đảm đang sáng tạo của mình. Tất cả những đức tính vốn có giúp họ thành đạt hơn trong cuộc sống và có chỗ đứng vững chắc trong xã hội. Những người phụ nữ xưa và nay đều luôn hết mực thương yêu chồng con và dành tất cả tình thương cho gia đình. Họ không chỉ đẹp đẽ về vẻ ngoại hình mà còn có nhân cách tốt đẹp. Chúng ta cần phải trân trọng yêu thương họ vì họ cũng là một nửa của thế giới.

1
3
Đại
02/09/2020 11:32:24
+3đ tặng

Những người phụ nữ, một nửa của thế giới luôn có những vai trò quan trọng, nhất định trong cuộc sống và xã hội từ xưa đến nay. Thế nhưng không phải lúc nào những vai trò ấy cũng được mọi người trong xã hội công nhận và trân trọng, chúng ta có thể thấy rõ ràng điều này qua hình ảnh người phụ nữ xưa và nay.

Trong xã hội phong kiến, khi đạo Khổng còn giữ vai trò quan trọng trong nền giáo dục nước nhà, là chuẩn mực tri thức của tất cả các môn sinh, sĩ tử thì bên cạnh những giá trị tốt đẹp có thể áp dụng được vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thì đạo Khổng còn mặt hạn chế lớn nhất là xem thường vai trò, vị trí của những người phụ nữ, coi họ là tầng lớp thấp hơn trong xã hội cho dù có là con cái trong hoàng tộc hay gia đình giàu sang đi chăng nữa. Từ đó trong suốt thời kì phong kiến, quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào tiềm thức tất cả người dân Việt Nam ta. Những người phụ nữ không được phép đến trường, không được phép học chữ, học văn, không được phép đặt chân đến những nơi tôn nghiêm như văn miếu và hơn cả là tương lai, cuộc đời của họ cũng không do họ tự do định đoạt mà là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, khi một người con gái đến tuổi cập kê thì việc lựa chọn đấng lang quân sẽ do cha mẹ quyết định chứ không được quyền tự do yêu đương. Số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa mới bạc bẽo, đáng thương làm sao.

Một điều không thể phủ nhận là sống trong một xã hội như vậy, người phụ nữ tựa như một bông hoa mỏng manh trước gió, bị xã hội ngoài kia hoặc thậm chí là chính người cha, người chồng của mình không coi trọng khi suy nghĩ “trọng nam khinh nữ” đã ăn quá sâu vào trong tiềm thức, tư tưởng.

Sống trong xã hội hà khắc đối với giới tính của mình như thế nên thường những người phụ nữ xưa luôn là những người tần tảo, đảm đang, có đầy đủ tam tòng tứ đức theo chuẩn mực của xã hội. Cả gia đình được bàn tay người phụ nữ chăm sóc và có thể nói họ chính là hậu phương vững chắc để chồng mình bôn ba ngoài kia kiếm tiền nuôi cả gia đình. Câu tục ngữ “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” có lẽ cũng vì vậy mà ra đời.

Thời gian dần trôi đi, xã hội phong kiến cũ và chiến tranh đã sớm lùi xa nhường chỗ lại cho một xã hội mới hiện đại, tân tiến hơn. Xã hội thay đổi kéo theo những chuẩn mực trong xã hội đã thay đổi nhiều so với trước kia, một trong số đó phải kể đến quan niệm về vai trò của người phụ nữ trong xã hội. So với thế hệ trước thì bây giờ những người phụ nữ đã được đến trường học như nam giới và có thể làm bất kì công việc nào mà mình yêu thích chứ không bị cấm cản như trước nữa. Điển hình trong xã hội hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp được điều hành bằng những nữ doanh nhân và nhiều vị trí quan trọng trong nhà nước và bộ máy chính quyền cũng do phụ nữ đảm nhiệm như bà Nguyễn Thị Kim Ngân hay bà Trương Mỹ Hoa.

Người phụ nữ hiện nay đã không còn phải bắt buộc học thuộc tam tòng tứ đức như một bài học bắt buộc đối với bất kì một cô thiếu nữ nào nữa. Chẳng hạn như tam tòng “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” nghĩa là ở nhà thì nghe cha, khi lấy chồng thì theo chồng và khi chồng chết thì theo con chỉ đúng với xã hội cũ. Ngày nay khi một người phụ nữ chẳng may bất hạnh trở thành goá phụ, họ hoàn toàn có quyền đi bước nữa để tìm cho mình một bến đỗ hạnh phúc mới chứ không lẻ bóng, chỉ biết trông vào con như trước kia nữa.

Song cũng trong xã hội ngày nay, khi vị thế của người phụ nữ càng ngày càng được coi trọng xứng tầm ngang hàng với những người đàn ông thì nhiều người mải mê lo công việc hay sở thích riêng của bản thân mà dần đánh mất đi nhiều vẻ đẹp truyền thống vốn có của người phụ nữ. Không phải tất cả phụ nữ hiện nay đều biết nấu ăn, không phải tất cả phụ nữ hiện nay biết lo toan, chăm sóc cho gia đình. Đó là cuộc sống riêng của họ, không có gì đáng chê trách nhưng theo em, người phụ nữ vẫn được coi là “phái đẹp, “phái yếu” thì vẫn nên cần biết những việc làm cơ bản nhất trên cương vị một người vợ, người mẹ, người nữ chủ nhân của gia đình. Thực tế đã ghi nhận rất nhiều gia đình mà cả vợ chồng đều quá bận rộn với công việc mà sao nhãng gia đình, sao nhãng đối phương và dẫn đến kết cục là ly hôn, là sự đổ vỡ hôn nhân và hạnh phúc gia đình. Điều ấy mới thật đáng buồn làm sao.

Nếu không có phụ nữ, thế gian này sẽ chẳng thể hoàn hảo được như nó vốn có, vì vậy mà vai trò của người phụ nữ trong xã hội là không một ai có thể phủ nhận và chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng theo sự thay đổi của thời gian thì giờ đây, vị thế của người phụ nữ đã được đặt vào đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng.

1
3
ARIA
02/09/2020 11:32:25
+2đ tặng

Những người phụ nữ, một nửa của thế giới luôn có những vai trò quan trọng, nhất định trong cuộc sống và xã hội từ xưa đến nay. Thế nhưng không phải lúc nào những vai trò ấy cũng được mọi người trong xã hội công nhận và trân trọng, chúng ta có thể thấy rõ ràng điều này qua hình ảnh người phụ nữ xưa và nay.

    Trong xã hội phong kiến, khi đạo Khổng còn giữ vai trò quan trọng trong nền giáo dục nước nhà, là chuẩn mực tri thức của tất cả các môn sinh, sĩ tử thì bên cạnh những giá trị tốt đẹp có thể áp dụng được vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thì đạo Khổng còn mặt hạn chế lớn nhất là xem thường vai trò, vị trí của những người phụ nữ, coi họ là tầng lớp thấp hơn trong xã hội cho dù có là con cái trong hoàng tộc hay gia đình giàu sang đi chăng nữa. Từ đó trong suốt thời kì phong kiến, quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào tiềm thức tất cả người dân Việt Nam ta. Những người phụ nữ không được phép đến trường, không được phép học chữ, học văn, không được phép đặt chân đến những nơi tôn nghiêm như văn miếu và hơn cả là tương lai, cuộc đời của họ cũng không do họ tự do định đoạt mà là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, khi một người con gái đến tuổi cập kê thì việc lựa chọn đấng lang quân sẽ do cha mẹ quyết định chứ không được quyền tự do yêu đương. Số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa mới bạc bẽo, đáng thương làm sao.

    Một điều không thể phủ nhận là sống trong một xã hội như vậy, người phụ nữ tựa như một bông hoa mỏng manh trước gió, bị xã hội ngoài kia hoặc thậm chí là chính người cha, người chồng của mình không coi trọng khi suy nghĩ “trọng nam khinh nữ” đã ăn quá sâu vào trong tiềm thức, tư tưởng.

    Sống trong xã hội hà khắc đối với giới tính của mình như thế nên thường những người phụ nữ xưa luôn là những người tảo tần, đảm đang, có đầy đủ tam tòng tứ đức theo chuẩn mực của xã hội. Cả gia đình được bàn tay người phụ nữ chăm sóc và có thể nói họ chính là hậu phương vững chắc để chồng mình bôn ba ngoài kia kiếm tiền nuôi cả gia đình. Câu tục ngữ “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” có lẽ cũng vì vậy mà ra đời.

    Thời gian dần trôi đi, xã hội phong kiến cũ và chiến tranh đã sớm lùi xa nhường chỗ lại cho một xã hội mới hiện đại, tân tiến hơn. Xã hội thay đổi kéo theo những chuẩn mực trong xã hội đã thay đổi nhiều so với trước kia, một trong số đó phải kể đến quan niệm về vai trò của người phụ nữ trong xã hội. So với thế hệ trước thì bây giờ những người phụ nữ đã được đến trường học như nam giới và có thể làm bất kì công việc nào mà mình yêu thích chứ không bị cấm cản như trước nữa. Điển hình trong xã hội hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp được điều hành bằng những nữ doanh nhân và nhiều vị trí quan trọng trong nhà nước và bộ máy chính quyền cũng do phụ nữ đảm nhiệm như bà Nguyễn Thị Kim Ngân hay bà Trương Mỹ Hoa,…

    Người phụ nữ hiện nay đã không còn phải bắt buộc học thuộc tam tòng tứ đức như một bài học bắt buộc đối với bất kì một cô thiếu nữ nào nữa. Chẳng hạn như tam tòng “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” nghĩa là ở nhà thì nghe cha, khi lấy chồng thì theo chồng và khi chồng chết thì theo con chỉ đúng với xã hội cũ. Ngày nay khi một người phụ nữ chẳng may bất hạnh trở thành goá phụ, họ hoàn toàn có quyền đi bước nữa để tìm cho mình một bến đỗ hạnh phúc mới chứ không lẻ bóng, chỉ biết trông vào con như trước kia nữa.

    Song cũng trong xã hội ngày nay, khi vị thế của người phụ nữ càng ngày càng được coi trọng xứng tầm ngang hàng với những người đàn ông thì nhiều người mải mê lo công việc hay sở thích riêng của bản thân mà dần đánh mất đi nhiều vẻ đẹp truyền thống vốn có của người phụ nữ. Không phải tất cả phụ nữ hiện nay đều biết nấu ăn, không phải tất cả phụ nữ hiện nay biết lo toan, chăm sóc cho gia đình. Đó là cuộc sống riêng của họ, không có gì đáng chê trách nhưng theo em, người phụ nữ vẫn được coi là “phái đẹp, “phái yếu” thì vẫn nên cần biết những việc làm cơ bản nhất trên cương vị một người vợ, người mẹ, người nữ chủ nhân của gia đình. Thực tế đã ghi nhận rất nhiều gia đình mà cả vợ chồng đều quá bận rộn với công việc mà sao nhãng gia đình, sao nhãng đối phương và dẫn đến kết cục là ly hôn, là sự đổ vỡ hôn nhân và hạnh phúc gia đình. Điều ấy mới thật đáng buồn làm sao.

    Nếu không có phụ nữ, thế gian này sẽ chẳng thể hoàn hảo được như nó vốn có, vì vậy mà vai trò của người phụ nữ trong xã hội là không một ai có thể phủ nhận và chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng theo sự thay đổi của thời gian thì giờ đây, vị thế của người phụ nữ đã được đặt vào đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng.

1
3
ARIA
02/09/2020 11:32:48
+1đ tặng

Có thể so sánh và ví von rằng trong vũ trụ có nhiều kì quan nhưng kì quan tuyệt phẩm và thật kỳ vĩ. Nhưng ta như nhận thấy được huyền bí nhất có lẽ là phụ nữ. Dễ dàng có thể nhận thấy được rằng chính trong xã hội ngày nay, ta dường như cũng nhận thấy được chính vai trò và hình ảnh của người phụ nữ cũng như đã được tôn vinh hơn hẳn những thời kì lịch sử trước. Ta nhận thấy được cũng chính trong những thời kì nước ta đang đắm chìm trong đêm đen loạn lạc của chế độ phong kiến hà khắc. Theo quy luật phát triển ta như nhận thấy được sự khác biệt rõ rệt của người phụ nữ xưa và người phụ nữ nay.

    Người phụ nữ được coi là phái đẹp và điều đó cũng đúng, vai trò của người phụ nữ như ngày càng có vị thế cũng như chỗ đứng vững chắc trong xã hội hiện đại. Thật không khó có thể nhận ra được rằng trong xã hội người phụ nữ luôn được coi trọng. Nhưng đó là thời nay, ta thử theo người dòng thời gian về xã hội cũ để có thể nhìn nhận thấy được người phụ nữ trong xã hội xưa như thế nào.

    Thân phận của người phụ nữ xưa như thật nhỏ bé, họ luôn luôn bị chèn ép bởi các thế lực trong xã hội. Họ là những người phụ nữ đức hạnh, họ thông minh họ xinh đẹp nhưng lại bị xã hội đối xử bất công giống như tác giả Nguyễn Du có than lên:

"Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung".

    Người phụ nữ trong xã hội cũ dường như họ không được hưởng bất cứ một thứ quyền lợi, không được hưởng một chút tự do. Ta như nhận thấy được rằng họ dường như cũng thật bất công đối với họ. Thế rồi lại có biết bao nhiêu những hủ tục phong kiến thối nát đã tạo nên khổ đau cho người phụ nữ. Thực sự thì chính số phận của họ không thoát khỏi nanh vuốt của xã hội vô lí đó. Nhưng thông qua đây ta như nhận thấy được rằng tất cả những vẻ đẹp từ hình thức đến tâm hồn của họ thì luôn luôn đáng ca ngợi, và cũng thật đáng trân trọng và nâng niu biết bao nhiêu.

    Không thể phủ nhận được chính trong xã hội phong kiến xưa, quyền sống còn của con người mà nhất là quyền sống của người phụ nữ lúc này đây như là chỉ mảnh treo chuông, và cũng không có gì đảm bảo để tồn tại. Có lẽ rằng chính cuộc sống của họ cũng có thể được ví như "chim trong lồng, cá trong chậu" thật đáng buồn. Người phụ nữ họ dường như cũng không thể làm chủ được bản thân, làm chủ được cuộc sống của chính bản thân mình dẫu cho họ chỉ khát khao một điều giản đơn có được cuộc sống bình dị. Thế nhưng ngay cả cái mơ ước, niềm mong mỏi của những người phụ nữ xưa ta như thấy quá đỗi tầm thường, bình dị nhưng họ lại chẳng bao giờ có thể với tới được cái ước mơ và mong muốn đó.

    Người phụ nữ ngay ở trong thời đại nào cũng vậy, nói đến người phụ nữ là nói đến sự cần cù, nhẫn nại, chịu thương, chịu khó hơn nữa trong họ lại có được sự hy sinh và lòng thủy chung son sắt. Người phụ nữ hiện đại không chỉ biết nội trợ, chăm lo cuộc sống gia đình, thế rồi ngay cả khi đất nước hội nhập, thì những đức tính đó vẫn như luôn luôn sáng lòa.

    Người phụ nữ là người nhóm ngọn lửa hạnh phúc tin yêu. Ta như nhận thấy được rằng ở họ thì những cống hiến cho gia đình không bao giờ vơi cạn. Người phụ nữ trong thời hiện đại họ rất năng động và hoạt bát không kém gì những đấng mày râu cả, thậm chí họ còn làm tốt hơn cánh đàn ông gấp nhiều lần. Người phụ nữ hiện đại luôn luôn biết làm mới mình họ “giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Nếu như người ta cứ quan niệm người đàn ông luôn là trụ cột của gia đình nhưng cho đến nay quan niện đó như dần bị thay đổi. Ta như nhận thấy được người phụ nữ hiện đại cũng hoàn toàn có thể là trụ cột gia đình mà còn phải là bờ vai vững chắc, cánh tay khỏe để cùng chia sẻ việc nhà, những vui buồn cùng bà xã. Ta như có thể nhận thấy được đó cũng chính là cách để vợ có thời gian chăm sóc con cái nhiều hơn và cống hiến cho xã hội hiện đại ngày nay.

    Dễ nhận thấy được chính trong thời đại mới, bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ nữ còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Kết quả đạt được đó chính là việc đang ngày càng có nhiều người trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động… Ta như nhận thấy được hiện nay trong nhiều lĩnh vực, sự có mặt của người phụ nữ là không thể thiếu. Những tấm gương có thể kể ra đó chính là Chị Huỳnh Thị Như Lam, Trưởng phòng Nghiệp vụ Du lịch (Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch) cũng đã có những bộc bạch chia sẻ rất ý nghĩa đó chính là “Làm việc ngành Du lịch, mình phải đi đây, đi đó. Tính chất công việc thường xuyên, liên tục. Chưa kể những đợt đi công tác dài ngày. Nhưng làm sao để hài hòa giữa công việc và gia đình thì đó là cả “nghệ thuật”. Thông qua đây người ta như nhận thấy được sự quyết tâm, nữ quyền của người phụ nữ như càng được nêu cao. Người phụ nữ hiện đại không chỉ dễ dàng thực hiện ước mơ về sự làm chủ cuộc đời như trước mà họ còn hoàn toàn có thể làm những việc lớn hơn cho bản thân, cho gia đình và cả Tổ quốc non sông nữa.

    Người phụ nữ xưa và phụ nữ ngày nay tuy có khác về những địa vị xã hội. Thời xưa họ bị coi thường thì đến thời hiện đại công lao của họ như đã được nhìn nhận lại, người phụ nữ hiện đại như năng động hơn rất nhiều. Tuy nhiên ta vẫn nhận thấy được họ lại có những điểm chung đó chính là sự chịu thương chịu khó và giàu đức tính tốt đẹp cần có của một người phụ nữ.

1
3
ARIA
02/09/2020 11:33:28

Phụ nữ Việt Nam là một lực lượng cơ bản, là nhân tố phát triển của xã hội Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm dựng xây vì sự vẹn toàn lãnh thổ, đấu tranh chống thiên tai, duy trì nòi giống Lạc Việt, đã kiến tạo nên những đức tính mang bản sắc truyền thống dân tộc ở người phụ nữ Việt Nam. Xuyên suốt tiến trình hình thành và phát triển, phụ nữ luôn có quyền cũng như góp phần nhất định vào mọi thay đổi của xã hội vì nền hoà bình, thống nhất và văn minh nhân loại. Các thành tựu mang tính cách mạng văn hoá, tập tục, phần lớn làm thay đổi cách nhìn nhận từ mọi tầng lớp xã hội đối với người phụ nữ, được khẳng định phẩm chất và năng lực trong các lĩnh vực hoạt động kể cả những lĩnh vực phi truyền thống nhất. Người phụ nữ có vị thế, chỗ đứng cùng phát triển công bằng và ổn định với các tầng lớp nam giới.

     Chiếm 51% lực lượng lao động ở Việt Nam, phụ nữ ở nông thôn vẫn đóng vai trò chính trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Phụ nữ vẫn đóng vai trò chính trong công việc gia đình và nuôi dạy con cái. Trong số các đại biểu của Quốc hội Việt Nam, tổ chức quyền lực cao nhất, phụ nữ chiếm 27,3% và được Liên Hiệp Quốc đánh giá là: "Phụ nữ Việt Nam tham gia hoạt động chính trị cao nhất thế giới". Việt Nam có tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%, thạc sỹ 33,95%, tiến sỹ 25,96%.

     Lịch sử Việt Nam luôn ghi nhận phụ nữ là nguồn hạnh phúc, chăm sóc chồng con, đỡ đần cha già mẹ yếu, là chỗ dựa cho gia đình trong nhiều phương diện cuộc sống. Có vai trò người yêu, người vợ, người mẹ, người phụ nữ luôn được yêu thương và chiếm vị trí quan trọng trong mọi tầng lớp người Việt. Đó là: Quốc Mẫu Âu Cơ, theo truyền thuyết, khoảng gần 5000 năm trước đã kết duyên cùng vua Lạc Long dòng dõi rồng, sinh được 100 người con trai; Trưng Vương (40-43), tuy triều đại chỉ tồn tại 3 năm song đã chứng tỏ tinh thần bất khuất của người phụ nữ trong thời kỳ đầu giữ nước; Triệu Thị Trinh (225-248) cùng anh Triệu Quốc Đạt khởi nghĩa năm 248 chống quân Đông Ngô cai trị tàn ác; Thái Hậu Dương Vân Nga (942-1000) là người đàn bà quyền lực của 2 triều đại nhà Đinh và nhà Tiền Lê, bà được biết đến với vai trò là vợ của 2 vua; nguyên phi Ỷ Lan (tên thật là Lê Thị Ỷ Lan) triều Lý, bà xuất thân từ gia đình nông dân nhưng sau trở thành Hoàng thái hậu; công chúa Huyền Trân (cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14) là con gái vua Trần Nhân Tông, bà được gả cho vua Chiêm Thành (Champa) để đổi lấy hai châu Ô và Lý cho nước Đại Việt; công chúa An Tư (thời vua Trần Nhân Tông) là con gái út vua Trần Thánh Tông, bà bị gả cho Thoát Hoan nhằm trì hoãn sức giặc, nuôi chí lớn chờ thời cơ đánh giặc; công chúa Ngọc Hân (1770-1799) là con vua Lê Hiển Tông, bà có tài văn học nên được Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ phong làm Bắc cung Hoàng Hậu; công chúa Ngọc Vạn (thế kỷ 17) giữ những chức vụ quan trọng trong triều Chân Lạp, bà đã có công mở đường cho người Việt trong cuộc Nam tiến mở rộng giang sơn; Bùi Thị Xuân (?-1802) là tướng tài giỏi của nhà Tây Sơn, vợ của danh tướng Trần Quang Diệu... Phụ nữ là những nhà văn, nhà thơ có danh phận. Được nhiều đời truyền tụng như nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705-1746) người tỉnh Bắc Ninh, hiệu là Hồng Hà nữ sĩ rất giỏi thơ văn; nữ sĩ Hồ Xuân Hương (1780-1820) có tài thơ văn cả về chữ Nôm và chữ Hán; Bà Huyện Thanh Quan (Đầu thế kỷ 19) tên thật là Nguyễn Thị Hinh, bà được mời làm Cung Trung giáo tập, dạy cung phi và công chúa trong cung; Thái Hậu Từ Dũ (1810-1902) người tỉnh Gia Định, hiệu Từ Dũ Bát Huệ Thái hoàng Thái hậu, là quí phi của vua Thiệu Trị, sinh ra vua Tự Đức nên trở thành Tháí Hậu; Tú Xương (cuối thế kỷ 19) người tỉnh Hải Dương, là hiền thê nhà thơ trào phúng Trần Tế Xương... Ngoài ra, không ít bộ phận phụ nữ tuy chỉ là dân thường lam lũ với những số phận, tâm tư eo hẹp, nhưng cũng được trân trọng lưu dấu lại hình ảnh và ghi chép, kể cả vào những thời Nho giáo độc tôn nhất.

     Hình ảnh phụ nữ thông qua văn thơ, ca dao, tục ngữ truyền tụng trong dân gian: "Thân cò lặn lội bờ ao - Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non". Phần nào minh chứng người phụ nữ xưa thường bị gạt ra lề cuộc sống thiết yếu nhưng chặt đầy tính gia phong cổ hủ. Bị dồn nén vào khuôn khổ chật hẹp của đời sống gia đình: "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" (Ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con trai). Sau khi lấy chồng, người con gái phải học hành nhiều thứ, nhưng học không phải để thi cử, tiến thân mà học để chuẩn bị cho cuộc sống bên nhà chồng. Còn có quan niệm, việc hôn nhân của người phụ nữ là do số phận sắp đặt sẵn cho mỗi người trong số họ, may mắn thì gặp được người chồng tử tế, giỏi giang, nếu lỡ lấy phải người chồng vũ phu hay nghèo khó thì cũng phải gắng chịu. Người phụ nữ làm dâu có trách nhiệm và biết quán xuyến mọi việc gia đình, đã sinh ra những ý chí và nghị lực can trường trong họ, những thực tế cuộc sống vẫn đẩy họ đến cảnh cam chịu, gần như suốt cả cuộc đời phải gánh chịu những hậu quả không ra gì về cả thể xác lẫn tinh thần. Với quan niệm "tài trai lấy năm lấy bảy, gái chính chuyên chỉ có một chồng", những người phụ nữ là nạn nhân của chế độ đa thê (bất kể là vợ cả hay vợ lẽ) luôn chìm đắm trong những mối mâu thuẫn, bất hòa, khổ đau. Nhiều khi chỉ vì những chuyện rất vụn vặt. Cả khi người chồng chết, người phụ nữ cũng mất hết quyền thừa kế tài sản và phải phục tòng người con trai.

     Phần lớn phụ nữ Việt Nam thời xưa không được coi trọng, không có được địa vị xứng đáng trong gia đình, xã hội, phải gánh chịu nhiều sự áp đặt, bất công, tư tưởng trọng nam khinh nữ (Nam trọng nữ khinh, nam ngoại nữ nội). Phụ nữ rất khó có cơ hội phát triển ngang tầm với sự phát triển của xã hội, họ chỉ là hình bóng sau lưng người chồng trong các gia đình, tuy nhiên vẫn được xem là tác nhân trong sự thành công của người chồng.

      Tính đề cao đối với người phụ nữ Việt Nam từ xưa vẫn là tinh thần làm việc và đấu tranh có lịch sử hàng nghìn năm. Phụ nữ Việt Nam cống hiến rất nhiều và mọi mặt cho nền độc lập, thống nhất của đất nước, từ các cuộc chiến tranh đã sản sinh ra những nữ anh hùng dân tộc, để lại danh tiếng cho các đời sau họ như Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Hoàng Ngân, Mạc Thị Bưởi, Nguyễn Thị Chiên, Nguyễn Thị Lét, Tạ Thị Kiều, Kan Lịch, Lê Thị Hồng Gấm, Nguyễn Thị Định,Nguyễn Thị Bình, Nhất Chi Mai, Nguyễn Thị Út (Út Tịch)... Sự mở đầu trang sử là cuộc chiến chống quân xâm lăng của Hai Bà Trưng, cùng lời thề xuất quân: "Một xin rửa sạch nước thù, Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng, Ba kẻo oan ức lòng chồng, Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này". Vài thế kỷ sau, người thiếu nữ Triệu Thị Trinh đã tự khẳng định mình là một nhi nữ hào kiệt: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp làn sóng dữ, chém cá kình ngoài biển Đông..."

     Các cuộc chiến tranh sau này xuất hiện nhiều phụ nữ tiêu biểu trong khó khăn gian khổ. Họ là những con người gan dạ không quản ngày đêm và bom đạn, vừa lao động sản xuất, vừa sẵn sàng cho chiến tranh. Tinh thần của họ là "Ruộng rẫy như chiến trường, cuốc cày như vũ khí", gồm có hàng vạn nữ nông dân và công nhân "tay cày, tay súng", "tay búa, tay súng" làm nên một hậu phương vững chắc, trên ruộng đồng, công trường, nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ...

     Người phụ nữ bước ra từ các cuộc chiến tranh giải phóng của dân tộc, được nhân dân và nhà nước Việt Nam tôn vinh là những nữ anh hùng và những bà mẹ Việt Nam anh hùng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng 8 chữ vàng "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang".

     Ngày nay tuy chưa phải đã hết những định kiến, nghi ngại, thậm chí là kỳ thị, nhưng xét toàn diện, thì người quan sát trong và ngoài Việt Nam đều có sự thống nhất nhận xét về phụ nữ Việt Nam, cả về số lượng và chất lượng đóng góp đã gìn giữ và phát huy được vai trò đối với thực tiễn phát triển xã hội trên mọi lĩnh vực thiết yếu.

     Từ phải đảm đương vai trò "đối nội" trong khuôn khổ gia đình, phụ nữ ngày nay còn tài cán với các trọng trách "đối ngoại", là một sự nghiệp không còn chỉ giành cho nam giới. Họ phải khẳng định giá trị, khả năng bằng sự nghiệp và tính vươn lên của bản thân. Khát vọng với sự nghiệp không đơn giản chỉ như thoát khỏi vòng cương tỏa từ khuôn khổ gia đình. Hơn thế nữa họ khẳng định vị thế như là những người đứng đầu tập đoàn, công ty doanh nghiệp, thậm chí là những lãnh đạo trong các tổ chức của chính phủ.

     Những thành tích của họ được xã hội ghi nhận và đánh giá cao trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và giáo dục. Không ít nữ học sinh, sinh viên đạt giải cao trong các kỳ thi cấp quốc gia và quốc tế. Tầng lớp nữ trí thức có những công trình khoa học giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao: Số nữ Giáo sư chiếm tỷ lệ 3,5%; Phó giáo sư 5,9%; Tiến sỹ 12,6%; Tiến sỹ khoa học 5,1%; 19 nữ Anh hùng lao động, và nhiều Giải thưởng Kovalépscaia, NSND, NSƯT. Tỷ lệ nữ là đại biểu Quốc hội tăng qua các thời kỳ bầu cử (khóa I (1946 - 1960) là 3%, đến khóa XII (2007 – 2012) tăng lên là 25,76%). Ngành Giáo dục và Đào tạo từng có nữ bộ trưởng, và đương nhiệm thứ trưởng, và nhiều phụ nữ làm cán bộ quản lý các cấp Vụ, Viện, Sở, Phòng, Ban, các trường và các đơn vị giáo dục: Có 11 nữ nhà giáo được phong danh hiệu Nhà giáo nhân dân, 1.011 nữ nhà giáo được phong danh hiệu Nhà giáo Ưu tú...

     Người phụ nữ Việt Nam tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau và có ảnh hưởng không nhỏ đối với giá trị và lợi ích của toàn xã hội. Được thể hiện thông qua các môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá, nghệ thuật...

     Song, xét cho cùng thì cái gì cũng có hai mặt của nó, tuy có rất nhiều phụ nữ khẳng định được vị thế của mình trong xã hội thời nay nhưng không ít phụ nữ đòi quyền bình đẳng với nam giới bằng cách như bia bọt rượu chè, tình dục bừa bãi... và rất nhiều cái xấu khác nữa. Đó là một vấn đề mà chính phụ nữ Việt Nam chúng ta phải khắc phục, để cho xứng đáng là phụ nữ Việt Nam.

THAM KHẢO

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×