Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn nói về bọn cai lệ trong văn bản tức nước vỡ bờ

Viết đoạn văn nói về bon CAI LỆ trong văn bản TỨC NƯỚC VỠ BỜ

4 trả lời
Hỏi chi tiết
547
2
2
Đặng Thu Trang
03/09/2020 15:28:49
+4đ tặng

Trong xã hội phong kiến xưa, người dân nghèo là lớp người chịu đủ mọi áp bức bóc lột, khổ ải, mà những kẻ gây ra sự khổ đau ấy chính là những là những tên quan lại, tay sai từ lớn đến nhỏ. Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, nhân vật cai lệ, một tên tay sai đại diện cho tầng lớp bóc lột đã bộc lộ hết sự hèn hạ, đáng ghét của mình.

Hình ảnh đầu tiên mà hắn xuất hiện là cùng với roi da, tay thước, dây thừng và “thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ”. Ấn tượng của người đọc về nhân vật này đầu tiên chính là một tên nghiện xái, thô lỗ và phách lối. Anh Dậu mới từ hôm qua về còn đang ốm nặng nằm liệt dường hắn cũng trông thấy mà còn thét lớn bắt anh nộp tiền hết sưu hết sức vô nhân đạo. Khi chị Dậu run run xin cho chồng, cai lệ lại càng phách lối vô cảm khi chị chưa nói hết câu đã trợn ngược hai mắt mà quát lớn bằng từ ngữ vô cùng tục tĩu, xúc phạm:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà mở mồm xin khất!

Ta có thể thấy cai lệ không phải chỉ là một tên thô lỗ, vô nhân đạo mà còn là tên tay sai tục tĩu, vô văn hóa. Tuy cai lệ chỉ là một tên tay sai của lí trưởng nhưng cũng tính là một chức quan nhỏ, là đại diện của pháp luật, của nhà nước, vậy mà hắn xuất hiện với tất cả sự vô lương, vô văn hóa, thô lỗ,… và hắn còn là một con người tàn bạo khi hắn “bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi xấn xổ đến bắt anh Dậu”. Chị Dậu là phụ nữ, chân yếu tay mềm vậy mà hắn không nương tay đã đánh, còn tát vào mặt chị, còn xấn xổ trong tư thế bạo tàn đến để trói anh Dậu trong khi anh còn đang ốm liệt giường. Chân dung cai lệ hiện lên thật tàn bạo, xấu xa, độc ác y như một tên bạo chúa đáng ghê tởm. Nhưng nếu ở đoạn này, cai lệ làm cho ta thấy ghét thì ở đoạn sau, hắn còn làm cho ta thấy khinh bỉ vì sự đê hèn của mình.

Khi hắn không niệm tình anh Dậu bị ốm vẫn nhảy vào cạnh anh để trói mang đi thì chị Dậu đã không thể nhịn được, nhìn chồng bị hành hạ, chị tức đến sôi máu, quyết không để cho cai lệ đem chồng chị đi. Chị nghiến hai hàm răng rồi “túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa”. Những tưởng cai lệ- một tên đàn ông có chức có quyền sao có thể để một người phụ nữ chân yếu tay mềm dễ dàng khuất phục nhưng quả là “sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu”. Những từ ngữ như “lẻo khoẻo”, “ngã chỏng quèo” đã phần nào giúp ta hình dung về chân dung méo mó đê tiện của cai lệ trong trận đấu với chị Dậu. Cai lệ rõ ràng là một tên yếu đuối, chỉ dám phách lối nhờ quyền hạn để đàn áp người dân còn bên trong thực chất chẳng có gì. Đây cũng chính là chân dung méo mó của gần như tất cả những quan sai bóc lột nói chung. Tất cả chúng đều tàn bạo, vô lương, phác lối, vô văn hóa nhưng lại vô cùng hèn kém và đáng khinh khi.

Bạo tàn, vô văn hóa, vô nhân tính là tất cả những từ ngữ có thể dùng để miêu tả tên cai lệ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”. Đọc đoạn trích người đọc không chỉ thấy tên này đáng ghét mà còn rất đáng khinh bỉ đồng thời hả hê biết bao khi hắn chịu sự chừng phạt từ phía chị Dậu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
toán IQ
03/09/2020 15:28:58
+3đ tặng
Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực xuất sắc, chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. Qua đoạn Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn), tác giả đã lên án, tố cáo chế độ sưu thuế dã man của thực dân Pháp và bọn cường hào địa chủ tiếp tay cho chúng bóc lột nhân dân ta, khiến nhân dân ta trở nên bần cùng hóa. Trong đoạn trích, bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời được ngòi bút sắc sảo của Ngô Tất Tố vạch rõ thông qua việc khắc họa nhân vật cai lệ. Thật vậy, cai lệ chỉ là tên tay sai mạt hạng trong bộ máy thống trị của xã hội đương thời nhưng nhân vật này lại là hiện thân đầy đủ, rõ rệt nhất cho nhà nước, xã hội thực dân lúc bấy giờ. Tác giả tập trung dựng lên chân dung cai lệ không phải qua tâm lí, tâm trạng mà qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của nhân vật này. Ngôn ngữ của cai lệ không phải ngôn ngữ của con người, hắn chỉ biết quát, thét, hầm hè, nham nhảm, chửi, dọa nạt, cử chỉ, hành động của hắn cũng thể hiện tính cách hung hãn, hách dịch: sầm sập tiến vào, trợn ngược hai mắt, đùng đùng giật phắt cái thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, sấn đến để trói anh Dậu, tát vào mặt chị Dậu đánh bốp. Cai lệ thực sự trở thành một công cụ đánh trói người, hắn mất hết cả nhân tính khi bỏ ngoài tai những lời van xin của chị Dậu, định trói anh Dậu giữa lúc anh đang ốm nặng. Toàn bộ hành động, ý thức của hắn đều không còn tính người mà tàn bạo, độc ác đến táng tận lương tâm. Cai lệ không chỉ tiêu biểu cho tầng lớp tay sai thống trị mà lớn hơn, có ý nghĩa là hiện thân sinh động của trật tự thực dân phong kiến đương thời. Có thể nói, Tắt đèn là một bức tranh xã hội chân thực có ý nghĩa tố cáo đanh thép chế độ thực dân nửa phong kiến.
1
2
Bộ Tộc Mixi
03/09/2020 15:29:19
+2đ tặng

Bằng ngòi bút hiện thực sinh động,đoạn trích tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố đã vạch trần bộ mặt ác nhân của thực dân phong kiến đương thời, dẫm xéo lên tội ác,sự bất công của xã hội kim tiền ghê tởm. Đã đẩy người nông dân vào tình cảnh đáng thương đường cùng tiêu biểu đó là chị Dậu. Và cái lệ đã trở thành biểu tượng của tầng lớp cầm quyền thời bấy giờ

 

Ngay từ lúc bắt đầu tác phẩm dù chưa nhắc đến bóng dáng cai lệ ta vẫn có thể cảm nhận được sự độc ác của hắn đến nhường nào khi thấy tình cảnh anh Dậu kiệt quệ sức lực lẫn tinh thần.Sau khi chị Dậu nấu cháo xong,chưa kịp chạm lưỡi thì cai lệ sầm sập đếp: roi song, tay thước,...Một thái độ hung hãn hành động ngông cuồng không hề giống những người thu thuế bình thường(thủ quỹ),không mang sách bút ghi chép lại là những vũ khí thường xuyên chà đạp lên thân thể con người,nhuốm máu,mồ hôi người nông dân nghèo khổ.Rồi quát lớn,thúc tiền sưu trong khi gia cảnh nhà chị Dậu khốn cung đến nỗi phải bán đứa con đầu lòng vào ổ chó chưa mở mắt. Bản chất hống hách,hách dịch,kiêu ngạo được Ngô Tất Tố bóc trần.

Chị Dậu dù rất lễ phép,xưng cháu ông nhưng cai lệ "trợn ngược hai mắt" vô lương tâm mà chửi mắng,sỉ vả chị.Sự thiếu học,vô đạo đức được thể hiện rõ ràng trên con người này.

Mặc cho sự đau ốm của anh Dậu,Cai lệ bắt tên người nhà lí trưởng trói về. Đối với một tên hầu lí vẫn có chút sợ hãi không dám làm nhưng tên cai "giật phắt cái dây thừng"," chạy sầm sập" trói anh Dậu.Sự vô nhân đạo, lòng lang dạ thú được bóc mẽ từ đây.

Cai lệ là tên vô cùng hèn hạ. Ngay cả phụ nữ cũng dám ra tay"bịch luôn vào ngực chị D mấy bịch","tát vào mặt".Dù có là tay sai cho bọn lí,dù là trong xh bất công này tên cai ấy cũng chỉ là một con người bình thường,xuất thân cũng từ người nông dân nghèo khổ. Bởi vì đâu mà hắn mất hết tính người,đạo đức cơ bản đối nhân xử thế rồi trở nên tay khát máu tàn bạo không khác gì bọn súc sinh cầm thú.

Cai lệ là hình nhân tiêu biểu cho tầng lớp thống trị đen tối xấu xa,tham lam vắt kiệt từng hơi thở nguồn sống cỏn con của những con người vô tội bất hạnh.Ngô Tất Tố đã xây dựng khéo léo thành công nhân vật phản diện cai lệ để nhằm nổi bật nội dung tư tưởng của của đoạn trích.

0
0
Đặng Thu Trang
03/09/2020 15:34:07
+1đ tặng
Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực xuất sắc, chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. Qua đoạn Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn), tác giả đã lên án, tố cáo chế độ sưu thuế dã man của thực dân Pháp và bọn cường hào địa chủ tiếp tay cho chúng bóc lột nhân dân ta, khiến nhân dân ta trở nên bần cùng hóa. Trong đoạn trích, bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời được ngòi bút sắc sảo của Ngô Tất Tố vạch rõ thông qua việc khắc họa nhân vật cai lệ. Thật vậy, cai lệ chỉ là tên tay sai mạt hạng trong bộ máy thống trị của xã hội đương thời nhưng nhân vật này lại là hiện thân đầy đủ, rõ rệt nhất cho nhà nước, xã hội thực dân lúc bấy giờ. Tác giả tập trung dựng lên chân dung cai lệ không phải qua tâm lí, tâm trạng mà qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của nhân vật này. Ngôn ngữ của cai lệ không phải ngôn ngữ của con người, hắn chỉ biết quát, thét, hầm hè, nham nhảm, chửi, dọa nạt, cử chỉ, hành động của hắn cũng thể hiện tính cách hung hãn, hách dịch: sầm sập tiến vào, trợn ngược hai mắt, đùng đùng giật phắt cái thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, sấn đến để trói anh Dậu, tát vào mặt chị Dậu đánh bốp. Cai lệ thực sự trở thành một công cụ đánh trói người, hắn mất hết cả nhân tính khi bỏ ngoài tai những lời van xin của chị Dậu, định trói anh Dậu giữa lúc anh đang ốm nặng. Toàn bộ hành động, ý thức của hắn đều không còn tính người mà tàn bạo, độc ác đến táng tận lương tâm. Cai lệ không chỉ tiêu biểu cho tầng lớp tay sai thống trị mà lớn hơn, có ý nghĩa là hiện thân sinh động của trật tự thực dân phong kiến đương thời. Có thể nói, Tắt đèn là một bức tranh xã hội chân thực có ý nghĩa tố cáo đanh thép chế độ thực dân nửa phong kiến.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo