Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn 5 văn bản đầu trong sgk lớp 7

6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
216
3
0
Ann
10/09/2020 11:01:47
+5đ tặng
Soạn bài: Cổng trường mở ra
Bố cục

- Phần 1( Vào đêm trước ngày khai trường của con..... ngày đầu năm học): Tâm trạng hai mẹ con buổi tối trước ngày khai giảng

- Phần 2( còn lại): Ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của mẹ

Tóm tắt

    Đêm trước ngày đưa con đến trường, người mẹ không ngủ. Ngắm nhìn con ngủ say, lòng người mẹ bồi hồi xúc động: nhớ lại những hành động của con ban ngày, nhớ về tuổi với những kỉ niệm sâu sắc trong ngày khai giảng đầu tiên... Lo cho tương lai của con, người mẹ liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật - một ngày lễ thực sự của toàn xã hội - nơi mà ai cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ tương lai, rồi mẹ lại tưởng tượng giây phút dắt con vào thế giới diệu kì. Đó cũng là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 8 Ngữ Văn 7 Tập 1): Tóm tắt nội dung văn bản:

- Bài nghị luận ghi lại tâm trạng cùng sự lo lắng, chu đáo của người mẹ trong đêm không ngủ được trước ngày khai trường vào lớp Một của con mình.

Câu 2 (trang 8 Ngữ Văn 7 Tập 1):

* Tâm trạng của người mẹ và đứa con rất khác nhau, cụ thể:

- Mẹ bâng khuâng, xao xuyến, suy nghĩ miên man

- Con háo hức, hành động như đứa trẻ lớn rồi, nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ

* Điều đó biểu hiện ở các chi tiết:

- Mẹ thao thức không ngủ: mẹ lên giường và trằn trọc; Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được,...

- Con: giúp mẹ dọn dẹp phòng,thu xếp đồ chơi vào thùng như chia tay với chúng, rồi giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa ăn một cái kẹo

Câu 3 (trang 8 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Người mẹ không ngủ được là do vừa trăn trở suy nghĩ về con, vừa bâng khuâng nhớ về ngày khai trường của mình năm xưa

- Chi tiết chứng tỏ ngày khai trường để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ là: Hằng năm cứ vào cuối thu......Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp

Câu 4 (trang 8 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Trong văn bản, người mẹ không nói trực tiếp với con hay với ai khác mà đang tâm sự với chính mình, nói với chính bản thân mình.

- Cách viết này giúp tác giả đi sâu vào thế giới tâm hồn miêu tả tinh tế tâm trạng hồi hộp, trăn trở, xao xuyến, bâng khuâng của người mẹ.

Câu 5 (trang 8 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Câu văn nói lên vai trò và tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ là: Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.

Câu 6 (trang 8 Ngữ Văn 7 Tập 1):

Thế giới diệu kì ấy là gì? Mỗi HS có thể rút ra nhiều điều thú vị khác nhau, dưới đây là một số gợi ý:

- Đó là thế giới của ánh sáng tri thức

- Đó là thế giới của những ước mơ và khát vọng bay bổng

- Thế giới của tình nghĩa thầy trò thiêng liêng, tình bạn cao đẹp và cả tình yêu trong sáng hồn nhiên

- Thế giới của niềm vui hi vọng, vấp ngã rồi trưởng thành, nỗ lực cố gắng của bản thân,....

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Ann
10/09/2020 11:03:09
+4đ tặng
Soạn bài: Mẹ tôi
Bố cục

- Phần 1( từ đầu đến xúc động vô cùng): lời tự bộc lộ của đứa con

- Phần 2( Còn lại.): Tình cảm và thái độ của người cha khi thấy con mắc lỗi và nhắc cho cậu nhớ tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng.

Tóm tắt

    En-ri- cô thiếu lễ độ với mẹ. Người bố biết chuyện đã viết thư cho En-ri-cô với lời lẽ vừa tức giận vừa yêu thương. Trong thư bố đã nói về tình yêu thiêng liêng và sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En-ri-cô. Những điều này đã khiến En-ri-cô vô cùng ân hận.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 12 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Sở dĩ tác giả lấy nhan đề là Mẹ tôi vì nội dung thư nói lên công lao khó nhọc, sự hi sinh và tình cảm của người mẹ đối với người con

Câu 2 (trang 12 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư là nghiêm khắc và buồn bã

- Dựa vào lời lẽ trong bức thư có thể nhận ra được điều đó, có thể trích ra một số câu như:

    + ....như một nhát dao đâm vào tim bố vậy

    +......bố không thể nén được cơn tức giận đối với con

    + Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó

    +.....thà bố không có con còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ

    +....bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được

- Lý do khiến ông có thái độ như vậy là vì ông để ý là sáng nay, lúc cô giáo đến thăm En – ri-cô có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ

Câu 3 (trang 12 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Một số chi tiết, hình ảnh nói về mẹ của En-ri-cô:

    + Mẹ thức suốt đêm chăm sóc, lo lắng khi con bị bệnh

    + Mẹ có thể hi sinh mọi thứ vì con, thậm chí hi sinh cả tính mạng của mình để cứu sống con

- Qua đó có thể thấy, mẹ của En-ri-cô là người yêu thương con mình nhất trên đời

Câu 4 (trang 12 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Các lí do khiến En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố:

    + vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô

    + vì những lời nói chân tình và sâu sắc của bố

    + vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố

    + vì En-ri-cô thấy hối hận

    + vì tình yêu mẹ đang trào dâng trong En-ri-cô

Câu 5 (trang 12 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư vì:

    + Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo nhiều khi không nói trực tiếp được bằng lời

    + Nói những vấn đề này qua thư khiến người con đỡ xấu hổ tự ái, không mất đi lòng tự trọng trước mặt cha mình

    + Viết thư như vậy, người cha muốn con mình có dịp đọc đi đọc lại để suy ngẫm thấm thía những điều trong thư

    + Cũng có thể hai cha con không có điều kiện gặp nhau nhiều

3
0
Ann
10/09/2020 11:04:35
+3đ tặng

Soạn bài: Cuộc chia tay của những con búp bê
Bố cục

- Đoạn 1 (Mẹ tôi, giọng khản đặc....hiếu thảo như vậy): Cảnh hai anh em chia đồ chơi

- Đoạn 2 (Hay anh dẫn em đến trường một lát..... trùm lên cảnh vật): Thủy chia tay lớp học

- Đoạn 3 (còn lại): Hai anh em chia tay nhau

Tóm tắt

    Thành và Thủy là hai anh em hết mực yêu thương nhau nhưng vì bố mẹ li dị hai anh em phải chia tay nhau mỗi người một ngả: Thủy về quê với mẹ, Thành ở lại với bố. Trước khi chia tay, hai anh em chia đồ chơi cho nhau. Thành nhường hết đồ chơi cho em. Thủy sợ anh gặp ác mộng chia cho anh con Vệ Sĩ để nó canh giấc ngủ cho anh, còn mình lấy con Em Nhỏ. Thành dẫn em đến trường chia tay lớp học. Cô giáo tặng Thủy một quyển sổ và một chiếc bút máy nắp vàng nhưng em không dám nhận vì có thể em sẽ không được đi học nữa, phải ra chợ ngồi bán hoa quả. Trước khi đi Thủy đột ngột thay đổi chủ ý em để lại con Em Nhỏ cạnh con Vệ Sĩ để chúng không phải xa nhau như Thành và Thủy.


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 26 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Truyện viết về cuộc chia tay đầy xót xa của hai anh em ruột thịt. Nhân vật chính là Thành và Thủy

Câu 2 (trang 27 Ngữ Văn 7 Tập 1):

a. câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất

    - Tác dụng: thể hiện sâu sắc những tâm tư tình cảm của nhân vật, làm tăng thêm tính chân thực và thuyết phục cho câu chuyện

b. Tên truyện Cuộc chia tay của những con búp bê cũng là cuộc chia tay giữa Thành và Thủy, nó gợi được ý nghĩa tình huống truyện mà tác giả muốn truyền đạt. Hai đứa trẻ ngây thơ, vô tội, hồn nhiên như những con búp bê nhưng vì lỗi của người lớn nên chúng phải rơi vào cảnh ngộ éo le, đau đớn này

Câu 3 (trang 27 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Các chi tiết chứng tỏ hai anh em Thành và Thủy rất mực yêu thương gần gũi, chia sẻ và luôn quan tâm tới nhau là:

   + Thủy mang kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh

   + Thành chiều nào cũng đón em đi học về, hai anh em nắm tay nhau vừa đi vừa nói chuyện

   + Thủy căn dặn khi nào áo anh rách nhớ đưa cho mình vá

   + Hai anh em cứ nhường đồ chơi cho nhau. Thương anh không có ai gác đêm cho ngủ Thủy nhường lại cho anh con vệ sĩ

Câu 4 (trang 27 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Lời nói và hành động của Thủy có mâu thuẫn đó là một mặt Thủy rất giận dữ, không muốn chia rẽ hai con búp bê, nhưng mặt khác vì thương anh, sợ anh không có ai gác đêm cho ngủ nên sau khi tru tréo lên giận dữ em đã vô cùng bối rối

- Cách giải quyết duy nhất là gia đình chúng phải đoàn tụ

- Kết thúc truyện Thủy đã để con Em Nhỏ cạnh con Vệ Sĩ để chúng không bao giờ chia cắt

- Cách kết thúc này khiến người đọc thương cảm trước tấm lòng vị tha, nhân hậu của Thủy, mong muốn cuộc chia tay này sẽ không diễn ra

Câu 5 (trang 27 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Trong tác phẩm, chi tiết chia tay với lớp học làm cô giáo bàng hoàng đó là Thủy không được đi học nữa phải đi bán rau ở chợ vì nhà bà ngoại xa trường học. Thật không ngờ một cô bé còn nhỏ tuổi như vậy đã phải tự kiếm sống

- Chi tiết cảm động nhất là tiếng thốt lên Trời ơi cùng khuân mặt tái lại, nước mắt giàn giụa của cô giáo

Câu 6 (trang 27 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Thành thấy kinh ngạc vì trong khi cuộc sống ngoài kia vẫn bình thường như mọi ngày thế mà em và Thủy lại phải chịu sự mất mát, đổ vỡ quá lớn. Đây là diễn biến tâm lí được miêu tả chính xác, nó làm tăng thêm nỗi buồn bơ vơ, lạc lõng của nhân vật

Câu 7 (trang 27 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Điều mà tác giả muốn nhắn nhủ là: Tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng. Hãy bảo vệ, trân trọng, giữ gìn nó, đừng để nó phải đổ vỡ.

3
0
Ann
10/09/2020 11:07:02
+2đ tặng
Soạn bài: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 36 Ngữ Văn 7 Tập 1): Phân tích từng bài ca dao có thể thấy

- Bài 1

    + đây là lời của cha mẹ nói với con

    + dấu hiệu là tiếng gọi con ơi

- Bài 2

    + đây là lời người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ hướng về quê mẹ

    + dấu hiệu đối tượng hướng đến quê mẹ. Trong ca dao ngõ sau và bến sông thường gắn với tâm trạng người phụ nữ

- Bài 3

    + lời của con cháu nói với ông bà hoặc người thân

    + dấu hiệu đối tượng của nỗi nhớ là ông bà , nuộc lạt, mái nhà thường gợi nhớ những người thân thương

- Bài 4

    + lời của người lớn nói với người nhỏ trong gia đình

    + dấu hiệu nội dung câu hát là lời tâm sự

Câu 2 (trang 36 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Nội dung bài ca dao là muốn nói đến công lao to lớn của cha mẹ với con cái và bổn phận trách nhiệm của con cái

- Cái hay của bài ca này là:

    + công lao của cha mẹ được cụ thể hóa bằng các hình ảnh to lớn vĩnh hằng: núi ngất trời, biển mênh mông

    + sử dụng các hình ảnh biểu trưng lối nói truyền thống của người Việt cha là núi mẹ là biển

    + lời nhắc nhở được lồng vào bài hát dân gian dễ nhớ dễ thuộc dễ đi vào lòng người khiến người đọc nhận thức và suy ngẫm

- Sưu tầm các câu tương tự

    + Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

    Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

    + Mẹ nuôi con biển hồ lai láng

Con nuôi mẹ kể tháng kể ngày

Câu 3 (trang 36 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Tâm trạng của nhân vật trữ tình là tâm trạng người con gái lấy chồng xa quê. Cảnh tượng trong bài ca dao đã thể hiện điều đó , cụ thể

    + thời gian là buổi chiều , không phải một mà là nhiều chiều như thế. Chiều chiều gợi buồn gợi nhớ bởi đó là thời gian của đoàn tụ gia đình >< sự bơ vơ lạc lõng của người con gái

    + ngõ sau: vắng lặng heo hút → số phận người con gái trong gia đình nhà chồng, che giấu những giọt nước mắt tủi hờn

    + quê mẹ là hình ảnh quê nhà với những kỉ niệm đẹp ấm cúng tình mẫu tử thiêng liêng

Câu 4 (trang 36 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Bài 3 diễn tả nỗi nhớ sự kính yêu ông bà

- Những tình cảm đó được diễn tả bằng các hình thức so sánh bao nhiêu .....bấy nhiêu

- Cái hay trong cách diễn đạt đó thể hiện ở chỗ

    + từ ngó lên thể hiện sự kính trọng của con cháu với ông bà

    + hình ảnh nuộc lạt mái nhà thể hiện sự gắn bó bền chặt của những người trong gia đình và công lao ông bà khó nhọc cần cù gây dựng gia đình cho con cháu

    + cách so sánh bao nhiêu ...bấy nhiêu đã cụ thể hóa nỗi nhớ công lao vốn trừu tượng của ông bà

    + hình thức thơ lục bát → nỗi nhớ da diết sâu đậm

Câu 5 (trang 36 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Trong bài 4 tình cảm anh em được diễn tả: khác với người xa, các từ cùng một. Anh em tuy hai mà một: cùng cha mẹ, cùng sướng khổ...

- Quan hệ anh em được so sánh bằng hình ảnh: như thể tay chân (dùng các bộ phận cơ thể bằng xương bằng thịt để so sánh với tình nghĩa anh em)

→ thể hiện sự gắn bó thiêng liêng, nhắc nhở anh em phải biết đùm bọc yêu thương giúp đỡ lẫn nhau

Câu 6 (trang 36 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong cả bốn bài:

    + thể thơ lục bát

    + các hình ảnh dân gian quen thuộc

    + thường có biện pháp so sánh

0
0
Ngô Xuân Toàn
10/09/2020 11:11:52
+1đ tặng

Câu 1 (Trang 36 sgk ngữ văn 7 tập 1)




Intern_My Drone World

Copy video url
Play / Pause
Mute / Unmute
Report a problem
Language
Mox Player
ADVERTISEMENT

Bài 1: Có thể nói đây là lời của người mẹ hát ru con

Bài 2: Lời của người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ và quê mẹ

Bài 3: Nỗi nhớ của con cháu với ông bà

Bài 4: Bài ca dao không chỉ ra lời của ai. Căn cứ vào nội dung:

- Đây là lời của ông bà nói với con cháu

- Lời cha mẹ dặn dò con cái phải biết yêu thương nhau

- Lời anh em trong nhà tâm sự bảo ban lẫn nhau

Bài 2 (trang 22 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Trong bài ca dao 1, bằng lời hát ru, người mẹ muốn nói với con cần ghi nhớ công ơn của cha mẹ dành cho con cái.

- Bài ca dao sử dụng lời hát ru, người nghe sẽ dễ thấm nhuần tư tưởng hơn, chính điều này khiến cho ca dao dễ đi vào lòng người hơn.

- Hình ảnh so sánh trong bài: Công cha - núi ngất trời, nghĩa mẹ - nước biển Đông để thấy được sự mênh mông, vĩnh hằng của trời đất, thiên nhiên để so sánh.

- Những câu ca dao tương tự nói đến công cha, nghĩa mẹ, tương tự như ở bài 1:

Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

Năm canh chày thức cả năm canh

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha

Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.

0
0
Ngô Xuân Toàn
10/09/2020 11:13:28

Câu 1 (trang 39 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Ý đúng: b và c

- Bài ca là sự đối đáp của chàng trai và cô gái, ta nhận ra thông qua hệ thống từ ngữ xưng hô “chàng”, “nàng”

- Lối hát đối đáp thường được sử dụng trong ca dao vì: mục đích thử tài nhau, thường được sử dụng hát đối đáp trong lao động

Câu 2 (trang 39 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Hình thức hát đối đáp trong hát đố

     + Trai, gái thử tài nhau- đo độ hiểu biết kiến thức địa lí, lịch sử

- Câu hỏi và lời đáp hướng về nhiều địa danh ở nhiều kì của vùng Bắc Bộ: không chỉ có đặc điểm địa lý tự nhiên, mà còn có cả dấu vết lịch sử, văn hóa nổi bật.

     + Người hỏi am hiểu tường tận và chọn nét tiêu biểu của từng địa danh để hỏi

     + Người đáp hiểu rõ nhất và trả lời đúng ý người hỏi

- Sự hỏi đáp thể hiện sự chia sẻ, hiểu biết cũng như niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước, là cách để hai người bày tỏ tình cảm

Câu 3 (trang 40 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Cụm từ “Rủ nhau” phổ biến trong ca dao Việt Nam.

     + Sự thân thiết tới mức có thể sử dụng quan hệ gần gũi, thân thiết

     + Người rủ và người được rủ có chung mối quan tâm và cùng muốn làm một việc gì đó.

- Cách tả: bài ca gợi nhiều hơn tả- thông qua việc gợi nhắc tới Kiếm Hồ, Thê Húc, Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút

- Cảnh đa dạng, có hồ, cầu, đền, đài và tháp tất cả hợp thành một không gian thiên tạo và nhân tạo thơ mộng, thiêng liêng.

- Địa danh gợi lên những vùng đất âm vang lịch sử, văn hóa

→ Gợi tình yêu, niềm tự hào về Hồ Gươm, Thăng Long, đất nước

- Câu cuối là dòng thơ xúc động nhất, sâu lắng nhất trực tiếp tác động tới tình cảm người nghe.

     + Câu hỏi nhắc nhở các thế hệ con cháu tiếp tục giữ gìn và xây dựng non nước.

Câu 4 (trang 40 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Cảnh xứ Huế trong bài tả cảnh:

     + Bài ca phác họa cảnh đường vào xứ Huế đẹp, thơ mộng, tươi mát

     + Cảnh đẹp vào xứ Huế như thế vừa khoáng đạt, vừa bao la, quây quần

     + Non xanh, nước biếc cứ bao quanh xứ Huế

     + Cảnh đẹp ấy do tạo hóa và bàn tay con người tạo ra

- Có nhiều chi tiết gợi hơn tả. Định ngữ và cách so sánh truyền thống đã gợi lên những cảnh đẹp sông núi có đường.

- Bài ca có nhiều chi tiết gợi lên những cảnh đẹp sông núi có đường nét, màu sắc sinh động của con người thiên lí xứ Huế.

- Đại từ phiếm chỉ “ai” trong lời mời, lời nhắn nhủ cùng nhiều bài khác

- Nó có thể là số ít hoặc số nhiều, có thể chỉ người mà tác giả bài ca trực tiếp nhắn gửi hoặc hướng tới chưa quen biết

→ Lời mời, lời nhắn gửi đó, một mặt thể hiện tình yêu, lòng tự hào đối với cảnh đẹp xứ Huế, mặt khác như muốn chia sẻ với mọi người về cảnh đẹp và tình yêu.

Câu 5 (trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Nét đặc biệt trong hai dòng thơ đầu bài 4 : dòng thơ 12 tiếng thay vì lục, bát; phép điệp từ, đảo ngữ.

- Tác dụng, ý nghĩa : gợi sự to lớn, rộng rãi, trần đầy sự sống.

Câu 6 (trang 40 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Hình ảnh cô gái được so sánh:

     + Chẽn lúa đòng đòng

     + Ngọn nắng hồng ban mai

→ Có sự tương đồng trẻ trung phơi phới với sức sống đang xuân

- Hai câu thơ cuối tạo điểm nhấn cho toàn bài khi làm nổi bật lên vẻ

- Ở hai dòng thơ đầu ta thấy cánh đồng bao la, chưa thấy cái hồn của cảnh hiện lên

⇒ Chính là con người, là cô thôn nữ mảnh mai, nhiều duyên thầm và đầy sức sống

Câu 7 (trang 40 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài ca dao số 4 là lời chàng trai:

     + Chàng trai thấy cánh đồng mênh mông và cô gái với vẻ đẹp mảnh mai, trẻ trung, đầy sức sống

     + Chàng trai ngợi ca cánh đồng và cô gái

→ Đây là cách bày tỏ tình cảm của chàng trai với cô gái

- Ý kiến khác cho rằng đây là lời của cô gái:

     + Trước cánh đồng mênh mông, cô gái nghĩ về thân phận mình

     + Cô gái như “chẽn lúa đòng đòng” đẹp vẻ đẹp tự nhiên, tinh khiết, tươi tắn

     + Nỗi lo âu của cô gái thể hiện rõ nhất ở từ “phất phơ” và sự đối lập

     + Sự đối lập giữa mênh mông rộng lớn với chẽn lúa nhỏ nhoi

⇒ Sự lo lắng, than vãn về số phận nhỏ bé, bất định của cô gái

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×