Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: Liên kết trong văn bản

Soạn bài: Liên kết trong văn bản

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
497
2
1
My Sunshine
12/09/2020 20:16:45
+5đ tặng
I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản

1. Tính liên kết của văn bản

a, Nếu bố En-ri-cô chỉ viết mấy câu như vậy thì En-ri-cô không thể hiểu được điều bố định nói

b, En-ri-cô chưa hiểu ý bố vì:

- Có câu văn nội dung chưa rõ ràng

- Giữa các câu còn chưa có sự liên kết

c, Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì các câu văn phải rõ ràng, nội dung phải có tính liên kết

2. Phương tiện liên kết trong văn bản

a, Trong đoạn văn trên thiếu ý:

     + Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố

     + Nhớ lại điều ấy bố không thể nén được cơn tức giận đối với con

⇒ Điều này khiến đoạn văn tối nghĩa và khó hiểu

b, Đoạn văn thiếu tính liên kết vì không có gì gắn bó với nhau

- Để đoạn văn trở nên hợp lý, có nghĩa cần phải thêm cụm từ “Còn bây giờ” trước câu thứ hai và thay từ “đứa trẻ” bằng từ “con” ở câu ba

c, Một văn bản có thiếu tính liên kết phải có điều kiện: Người nói và người viết phải làm thống nhất, gắn bó chặt chẽ nội dung với nhau. Các câu trong văn bản phải được liên kết hợp lí

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
Quách Trinh
12/09/2020 20:20:12
+4đ tặng
1. Tính liên kết của văn bản
   a. Nếu bố En-ri-cô viết như vậy thì En-ri-cô sẽ không thể hiểu điều bố muốn nói.
   b. Lí do: giữa các câu còn chưa có sự liên kết .
​ c. Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có sự liên kết.
 
2. Phương tiện liên kết trong văn bản
   a. Đoạn văn trên thiếu sự liên kết mà trở nên khó hiểu.
   - Sửa lại : thêm ý "sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy " sau hành vi En-ri-cô thiếu lễ độ với mẹ và "Nhớ lại những điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con ".
   b. Sự thiếu liên kết : câu đầu tiên nói về "không ngủ được " mà câu sau lại nói về tính "dễ ngủ" mà không có liên kết, nên thêm cụm từ "Còn bây giờ " đầu câu 2. Cả đoạn là lời tâm sự của người mẹ về con mà câu cuối sử dụng từ "đứa trẻ " gây sự xa lạ, thiếu thân thiết, cần thay bằng từ "con ".
   c. Ghi nhớ (SGK Ngữ văn 7 trang 18) 

​Luyện tập
Câu 1 (trang 18 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
 
   Sắp xếp : (1) → (4) → (2)→(5) → (3)
 
Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
 
   Các câu văn trong đoạn chỉ có liên kết về hình thức mà thiếu sự liên kết nội dung. Nhân vật đang nhớ về "mẹ" khi mười tuổi, nhưng các câu sau lại kể "sáng nay", "chiều nay".
 
Câu 3 (trang 19 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
   Điền từ : (1) bà ; (2) bà ; (3) cháu ; (4) Bà ; (5) bà ; (6) cháu ; (7) Thế là
 
Câu 4 (trang 19 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
   Hai câu văn khi đặt riêng sẽ rời rạc, không có sự liên kết. Tuy nhiên, khi đặt chúng trong văn cảnh của bài, hay chỉ cần đọc câu tiếp theo "Mẹ sẽ đưa con đến trường,.. ." thì sự liên kết đã trở nên chặt chẽ thống nhất.
 
Câu 5 (trang 19 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
   Truyện "Cây tre trăm đốt" giúp ta hiểu thêm về vai trò của liên kết : liên kết giúp các câu văn nối kết chặt chẽ, giúp đoạn văn có nghĩa, dễ hiểu hơn. 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×