Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 bài văn khoảng 1 trang rưỡi giấy nêu suy nghĩ của em khi đọc xong câu chuyện cậu bé và cây si già

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
4.393
4
2
ARIA
13/09/2020 09:10:02
+5đ tặng

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Ngô Xuân Toàn
13/09/2020 09:10:17
+4đ tặng
Bài 3: Viết về cuốn sách mà em yêu thích: Cây chuối non đi giày xanh - Tác giả Nguyễn Nhật Ánh

 

Tôi đã từng nghe nói ở đâu rằng “sách là thế giới”. Quả thật đúng như vậy, sách là thế giới thu nhỏ, cho phép ta trải nghiệm, cảm nhận rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Qua những câu chuyện đầy xúc động mỗi người lại tự rút ra những bài học cho riêng mình. Đối với tôi cuốn sách gối đầu giường, cuốn sách tôi yêu thích nhất chính là “Cây chuối non đi giày xanh” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Câu chuyện được bắt đầu thật tự nhiên hợp lý. Nhân vật Đăng cũng là nhân vật chính trong tác phẩm nhận được lời đề nghị của người bạn: “Mày viết cho tao một bài về những kỉ niệm lúc mày còn ở đây… Mày viết thật thơ mộng vào. Như viết tiểu thuyết càng tốt”. Nhận lời đề nghị của người bạn, Đăng đã bắt tay vào viết, đó cũng là lúc biết bao kỉ niệm xưa cũ, trong trẻo, hồn nhiên của tuổi thơ ùa về: tình bạn, tình yêu, tình cảm thầy trò. Những kỉ niệm ấy thật đẹp đẽ, mơ mộng và đáng trân trọng biết bao.

Trong cuốn truyện điều tôi ấn tượng nhất là hành trình tuổi thơ cũng là hành trình phát triển từ tình bạn thành tình yêu của Đăng và nhỏ Thắm. Những đứa trẻ con ngây thơ, hồn nhiên bên nhau trong suốt thuở thiếu thời: bị chết đuối hụt, chúng cùng đi học bơi, bảo vệ nhau trước những kẻ xấu, cùng nhau đi học, cùng nhau cười đùa,… và chúng ngượng ngùng, xấu hổ khi nghe thấy những lời chòng ghẹo, trêu đùa từ người khác.

Nhưng trên hết đó là sự quan tâm, giúp đỡ nhau chân thành, tha thiết. Tôi đã vô cùng ngỡ ngàng, ngạc nhiên với hành động hồn nhiên mà cũng đầy chân thành của chú tiểu Khôi, Phan… khi Thắm buộc phải lấy người mà bố mẹ mai mối. Đó còn là sự yêu thương vô bờ của mẹ Thắm dành cho đứa con của mình. Chẳng phải ai khác mà chính là bà đã dán tờ giấy ấy trước nhà với nội dung phản đối hôn nhân lạc hậu. Bà mẹ ấy thật bao dung và vĩ đại biết bao. Bà biết rằng nếu bị phát hiện chắc chắn nhỏ Thắm sẽ bị ăn đòn, bởi vậy bà tình nguyện làm việc đó để đỡ đòn roi thay cho con.

Tác phẩm còn thể hiện tình người, tình làng nghĩa xóm đầm ấm, thân thiết. Ông hớt tóc chẳng khác nào ông Ba Bị mà bố mẹ vẫn dọa mỗi lần tôi hư. Ông hay chòng ghẹo những đứa bé trong làng, miệng ông nhai trầu đỏ lòm làm tất cả những đứa trẻ trong làng phải khiếp sợ. Nhưng khi thấy Đăng và Thắm bị ngã nước, sắp chết đuối ông đã vội vàng xuống cứu. Ẩn sau con người gàn dở ấy là cả một tấm lòng nhân hậu và lương thiện biết bao.

Và còn rất nhiều câu chuyện nhỏ nhặt, vô cùng đời thường trong truyện khiến người ta đọc một lần rồi chẳng thể nào quên được. Có lẽ khi đọc cuốn sách này những đứa trẻ nông thôn sẽ như được sống lại những kí ức ngây thơ, hồn nhiên của mình. Chỉ là những câu chuyện vặt, câu chuyện nhỏ nhưng đầy chất nhân văn và thấm đẫm tình người.
Truyện được viết bằng giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, thấm đẫm chất trữ tình. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, đậm chất Nam Bộ khiến người đọc cảm nhận được thân thương, gần gũi. Không chỉ vậy, Nguyễn Nhật Ánh còn tạo dựng tình huống đặc sắc, những chi tiết bất ngờ làm câu chuyện trở nên hấp dẫn, lí thú hơn.

Gấp cuốn sách lại, những gì đọng lại trong lòng mỗi người không chỉ là giọng văn đằm thắm, chân thành mà còn bởi tình người sâu sắc, cảm động, bởi những suy nghĩ hồn nhiên, ngây thơ nhưng hết sức chân thành. Qua tác phẩm, không chỉ tôi mà rất nhiều bạn khác sẽ rút ra cho mình bài học riêng cho mình: bài học về tình bạn, tình cảm hàng xóm, về tình cảm gia đình,…

2
1
COCO
13/09/2020 09:10:32
+3đ tặng
bài học toát lên từ câu chuyện đặc biệt là ở lời thoại cuối cùng của nhân vật cây si: “Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?”. Bài học đó là: những gì mà bản thân mình không muốn thì đừng bắt người khác phải nhận.Nội dung bài học được rút ra từ câu chuyện chính là vấn đề nghị luận mà người làm bài phải triển khai thông quahệ thống luận điểm, luận cứ và các phép lập luận. Vấn đề nghị luận ấy có thể được triển khai bằng nhiều luận điểm và luận cứ khác nhau miễn là có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:+ Từcâu chuyện có thể xác địnhđượctrong cuộc sống, có nhiều điều màbảnthân mìnhkhông muốnnhận( sự đau đớn, khổđau, mất mát, bấthạnh...). Và dùvẫncó
lúckhông tránhđượcnhưng bảnthân mỗingườikhông ai mong nhữngđiềuđóđếnvớimình. + Không nên đem lạicho ngườikhácnhững điều mà mình không muốn (nỗiđau đớn, khổđau, sự mất mát hay bấthạnh...) dù vô tình hay cố ý.+ Không đượcích kỷ hay thờơ, dửngdưng, vô tình trướchậuquảcủanhững lời nói hay hành động mà chính bảnthân mìnhđã gây nên đối với người khác vàphảibiếtđặtmìnhtrong hoàncảnhcủangườikhácđểthấuhiểu, sẻchia vàthông cảm... + Mỗi con người không chỉ biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân mà còn cần biếtđem lạicho ngườikhácniềmvui, niềmhạnhphúc...+ Bàihọcrútra cho bảnthân trong quan hệvớingườikhác
em bé và cây si già là một trong số những tác phẩm nổi bật nói về việc bảo vệ môi trường đồng thời nói lên việc bảo vệ cây cỏ, biết yêu thương mọi thứ quanh ta dù đó là một cái cây. Bài văn như muốn mượn hình ảnh nhân hóa của cây si qua các cử chỉ như nói chuyện và phàn nàn về hành động của cậu bé điều đó chính là dụng ý của tác giả muốn cho người đọc đặc biệt là trẻ em sẽ tưởng tượng được nỗi đâu của một cái cây khi bị người ta tàn phá, phải để cho hình ảnh cái cây nói trực tiếp qua đó thêm phần thấu hiểu. Tóm lại bài văn trên góp phần lên tiếng cho môi trường, kêu gọi mọi người phải có ý thức thêm trong việc bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên
2
0
ARIA
13/09/2020 09:11:58
+2đ tặng
Bạn có thể dựa vào đây để làm một bài văn hay hơn:
Yêu cầu về hình thức: 
-Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 chữ.
– Có kỹ năng xác định được vấn đề nghị luận.
– Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một đoạn văn nghị luận trong đó có sự  kết hợp một cách nhuần nhuyễn các phép lập luận như giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận…
-Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ0.25
Yêu cầu về nội dung: 
– Từ câu chuyện, thí sinh có thể xác định được trong cuộc sống, có nhiều điều mà bản thân mình không muốn nhận ( sự đau đớn, khổ đau, mất mát, bất hạnh…). Và dù vẫn có lúc không tránh được nhưng bản thân mỗi người không ai mong những điều đó đến với mình. (0.25)
– Không nên đem lại cho người khác những điều mà mình không muốn (nỗi đau đớn, khổ đau, sự mất mát hay bất hạnh…) dù vô tình hay cố ý.(0.25)
– Không được ích kỷ hay thờ ơ, dửng dưng, vô tình trước hậu quả của những lời nói hay hành động mà chính bản thân mình đã gây nên đối với người khác và phải biết đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu, sẻ chia và thông cảm… (0.25)
– Mỗi con người không chỉ biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân mà còn cần biết đem lại cho người khác niềm vui, niềm hạnh phúc…(0.25)
-Phê phán những kẻ chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mà quên đi người khác(0.25)
– Bài học rút ra cho bản thân: hãy biết sống chậm lại, lắng nghe những người xung quanh, để hiểu hơn, để yêu hơn và tránh gây ra những điều tổn thương không đáng có; biết nhận ra lỗi lầm của mình và biết sửa chữa nó.(0.5)
1
0
COCO
13/09/2020 09:12:19
+1đ tặng

Có một nhà văn đã từng nói: “Hãy sống như thể ngày mai là tận thế”. Cuộc sống là thế, luôn khó khăn, vất vả. Khi bạn đã chấp nhận bước chân vào con đường đầy sỏi và đá ấy, bạn đã chấp nhận đối mặt gian nan, thử thách bất ngờ có thể ập đến với bạn bất cứ lúc nào, và điều mà bạn cần để vượt qua chúng là sự nỗ lực. Nỗ lực, nỗ lực hết mình, và thành quả mà bạn có được chính là sự chiến thắng. Thế nhưng nếu bạn buông xuôi, từ bỏ, yếu đuối chấp nhận thất bại hay thành công một cách dễ dàng thì hậu quả mà bạn gánh chịu cũng giống như những gì mà chú bướm trong câu chuyện phải chịu đựng.

     Thử thách, phải, nó thật khó khăn. Khi thử thách đến với cuộc đời bạn, nó như một tấm đệm nặng trịch và bạn là người bị đè dưới lớp bông ngột ngạt ấy. Cái kén, giống như một tấm đệm, ngoài việc bảo vệ chú sâu bướm, nó còn là thử thách dành cho chú. Như bao con sâu khác, chú đã “gắng sức chui qua khe hở ấy”. Thế nhưng, một cậu bé đã tới, rạch trên cái kén một nhát kéo định mệnh. Nhát kéo ấy đưa chú sâu tới với ánh sáng bên ngoài, tới với bầu trời cao thăm thẳm mà suốt cuộc đời còn lại, con bướm ấy sẽ chẳng bao giờ có thể chạm tới. Đối với những chú sâu, vượt qua cái kén cũng giống như vượt qua một thử thách đầu đời, giống như mở cánh cửa tới cuộc sống. Thế mà chú sâu ấy đã không phải nỗ lực, không phải trải qua hàng giờ đau đớn để rồi khi thoát khỏi cái kén, chú có thể tận hưởng cảm giác chiến thắng, tận hưởng bầu trời xanh mơn man, những cơn gió thổi rì rào và những áng mây trắng bồng bềnh êm dịu. Có một người đã nhấc tấm nệm ra khỏi người chú một cách dễ dàng, và ném cho chú chiếc chìa khoá để bước chân vào cuộc sống, chú chẳng bao giờ biết tới nỗ lực, chẳng bao giờ biết tới niềm vui chiến thắng và dĩ nhiên, cũng sẽ chẳng bao giờ được như những con bướm khác, nỗ lực để có thể bay bổng trên bầu trời.

      Liệu hậu quả mà chú bướm phải gánh chịu hoàn toàn là do lỗi của chú? Hay chính cậu bé, người đã cắt cái kén, đã gây ra những điều đáng tiếc này?

      Nhà triết học người Pháp từng nói: “Mỗi một con người chỉ là một hạt cát nhỏ trong sa mạc. Hạt cát ấy chỉ thực sự có ích khi mà nó làm đúng trách nhiệm của mình”. Cậu bé tốt bụng ấy đã quyết định giúp chú bướm đang phải vất vả trong cái kén chật chội. Cậu cắt nhát cắt ấy không chỉ cắt đứt vỏ kén, mà đã cắt đứt luôn cả sợi dây nối với cuộc sống của chú bướm. Lòng tốt đôi khi không đem lại những kết quả tốt. Giống như việc một em bé tập đi vậy, nếu bé ngã, bạn chạy tới vỗ về tức là bạn đã khiến em bé ỷ lại ở tình yêu thương của bạn và bé sẽ chẳng thể biết đi. Thế nhưng nếu bạn cứ để mặc bé ngã, bé sẽ đau, sẽ khóc nhưng những giọt nước mắt đầu đời ấy, những vết thương, vết xước sẽ như những minh chứng ‘cho sự nỗ lực mà bé đã bỏ ra để có thể bước đi vững vàng trên con đường cuộc sống đầy gian nan. Chú bướm cũng vậy, nếu có thể tự mình vượt qua cái kén, nếu chú bé chỉ động viên, an ủi con bướm, nó sẽ có nghị lực càng lớn hơn và tương lai nó có thể bay lượn trên bầu trời, nó có thể đem niềm vui tới cho mọi người và sống thật có ích.

    Cuộc sống là vậy đó! Bạn không thể đòi hỏi thành quả mà không chấp nhận hi sinh, chấp nhận nỗ lực. Đừng bao giờ nghĩ rằng sẽ có người giúp bạn mở cánh cửa tới với chiến thắng, và cũng đừng bao giờ nhấc tấm đệm của người khác bạn nhé! Các cụ ngày xưa đã dạy “sai một li, đi một dặm” mà.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×