Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hiểu thế nào là nhân vật trong tác phẩm văn học? Nhân vật chính là nhân vật như thế nào? Truyện 'Cuộc chia tay của những con búp bê' có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính trong câu chuyện?

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.783
0
0
COCO
13/09/2020 20:55:56
+5đ tặng

Câu 1 (Trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Truyện về các nhân vật: Thành, Thủy, ba mẹ,cô giáo Tâm, con Vệ Sĩ, con Em Nhỏ.

Truyện kể về cuộc chia tay của bố mẹ Thành và Thủy kéo theo sự chia tay của hai anh em Thành, Thủy và 2 con búp bê Vệ Sĩ, Em Nhỏ

Nhân vật chính là Thành và Thủy là nhân vật chính

Câu 2 (Trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật xưng tôi- ngôi kể thứ nhất

     + Người xưng tôi là Thành, người chứng kiến mọi sự việc xảy ra, là người trực tiếp trong cuộc

+ Ngôi kể này thể hiện trực tiếp được ý nghĩ, tình cảm và tâm trạng của nhân vật, tăng tính chân thực cho câu chuyện

b, Tên của chuyện là cách nói ẩn dụ về nỗi đau của sự chia ly, trong đó những đứa trẻ vô tội là người gánh hậu họa. Cuộc chia tay của bố mẹ dẫn tới sự chia ly của con cái, bạn bè.

- Thành Thủy đã không để cho hai con búp bê chia tay như nói lên nguyện vọng, mong ước của các em về một mái ấm gia đình.

Bài 3 (trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Hai anh em Thành Thủy luôn gần gũi, yêu thương và chia sẻ với nhau:

     + Thủy vá áo cho anh

     + Thành chiều nào cũng đón em

     + Khi Thủy nức nở trong đêm trước ngày chia tay, Thành nén khóc nhưng nước mắt tuôn ra như suối

     + Thủy nhường lại con Vệ Sĩ để bảo vệ Thành không mơ ngủ thấy ma

     + Khi ra đi Thủy vẫn dặn Thành về chuyện vá áo

Câu 4 (trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Thủy và Thành đều muốn nhường nhau đồ chơi. Theo lệnh của mẹ, Thủy để Thành chia đồ chơi nhưng tới khi Thành chia tới hai con búp bê thì Thủy tru tréo giận dữ.

- Cách tốt nhất để giải quyết mâu thuẫn chỉ có cách gia đình Thành Thủy đoàn tụ, hai anh em không phải chia tay

- Chi tiết này làm người đọc thương và quý bạn Thủy vì tấm lòng nhân hậu, vị tha

- Từ đó gợi lên suy nghĩ: Chỉ tại cuộc chia tay của người lớn mà kéo theo nhiều cuộc chia tay đầy nước mắt của trẻ nhỏ, những đứa con.

Câu 5 (trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Chi tiết khiến cô giáo bàng hoàng và chi tiết nào khiến em cảm động nhất:

     + Chi tiết cảm động nhất có thể là chi tiết cô giáo Tâm tặng cho Thủy quyển vở và cây bút máy nắp vàng, nhưng Thủy không dám nhận vì lí do không được đi học nữa, cô Tâm tái mặt và nước mắt giàn giụa

     + Thủy phải chuyển trường, Thủy không còn được đi học nữa do nhà bà ngoại quá xa trường, phải đi bán hoa quả ngoài chợ

→Thủy là đứa bé ngoan ngoãn, giàu tình cảm nhưng phải chia tay bạn bè, người thân, đồ chơi, không được đến trường, sớm phải phụ mẹ

Câu 6 (Trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Khi Thủy rời khỏi trường, Thành “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”

     + Anh em Thành tâm trạng vì hai anh em ở trong không khí ảm đạm, bạn bè, thầy cô đau xót trước nỗi đau quá lớn hai anh em đang trải qua

     + Thế nên, nỗi đau ấy không hề tác động gì đến những người khác

- Thành vì quá đau xót nên Thành nghĩ ai cũng biết nỗi đau của hai anh em

- Thiên nhiên vẫn đẹp một cách dửng dưng

→Sự kinh nhạc để biểu hiện tâm trạng đau khổ tột cùng và hâng hụt của Thành.

Câu 7 (Trang 27 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Tác giả muốn nhắn gửi mọi người:

- Gia đình là điều đáng quý nhất trên đời này. Người lớn cần giữ gìn mái ấm gia đình để che chở, chăm sóc cho con trẻ có cuộc sống đầy đủ về tình cảm. Đừng bao giờ để gia đình đổ vỡ, khiến cho người lớn chia tay và kéo theo bao cuộc chia tay đau đớn của các em nhỏ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
My Sunshine
13/09/2020 20:58:40
+4đ tặng
Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha), cũng có thể không có tên riêng như thằng bán tơ, một mụ nào trong Truyện Kiều. Trong truyện cổ tích, ngụ ngôn, đồng thoại, thần được đưa ra để nói chuyện con người. Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Chẳng hạn có thể nói: nhân dân là nhân vật chính trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, đồng tiền là nhân vật chính trong Ơ-giê-ni Gơ-răng-đê của Ban-dắc.
Nhân vật chính có nghĩa là "một trong những người đóng vai đầu tiên" hay "diễn viên chính") là một nhân vật đóng vai trò trung tâm, xuyên suốt, chủ đạo trong một tác phẩm văn học, sân khấu, điện ảnh, hoặc âm nhạc (một live Show, một chương trình ca nhạc…), trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật, điện ảnh thì nhân vật chính thường được tập trung thể hiện hình ảnh cá nhân và nêu lên những tư tưởng, quan điểm chủ đạo của tác giả trong tác phẩm của mình, nhân vật chính thường được kết thúc trong xung đột và giải quyết xung đột với nhân vật phản diện. Nhận vật chính có thể là nhân vật chính diện hoặc phản diện.
2
0
Ng Dingg
13/09/2020 21:11:40
+3đ tặng
Nhân vật văn học là người được tác giả miêu tả trong tác phẩm.
 Nhân vật chính là nhân vật trung tâm, đóng vai trò quan trọng xuyên suốt tác phẩm.
Truyện "Cuộc chia tay của những con búp bê" có những nhân vật là: Thủy, Thành, ba mẹ, cô giáo Tâm, con Vệ Sĩ, con Em Nhỏ.
Thành và Thủy là nhân vật chính trong câu chuyện.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×