LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vẻ đẹp tâm hồn của bé Hồng trong đoạn trích 'Ttrong lòng mẹ'

5 trả lời
Hỏi chi tiết
2.570
4
2
*•.¸♡ლâγ♡¸.•*
17/09/2020 12:44:22
+5đ tặng
Nhà thơ đào cảng đà nhận xét về nhà văn nguyên hồng “anh bình dị đến như là lập dị áo quần ư? Rách vá có sao đâu!”
“dễ xúc động, anh thường hay dễ khóc,
 
Trải đau nhiều nên thương cảm nhiều hơn”.
 
Những câu thơ trên đã khái quát được những nét chính yếu trong phong cách sinh hoạt và tâm hồn của nhà văn nguyên hồng. Chính vì có một tâm hồn dào dạt cảm xúc như thế, cùng với phong cách nghệ thuật độc đáo, nên tác phẩm những ngày thơ ấu của nguyên hồng đã đê lại dấu ấn đậm nét trong tâm hồn bạn đọc. Hình ảnh chú bé hồng ở trích đoạn trong lòng mẹ hiện lên với hoàn cảnh đáng thương và nhiều phẩm chất cao đẹp.
 
Trước hết, chúng ta thấy chú bé hồng gặp nhiều nỗi đau: đau vì cha mất, tang cha hãy còn đội trên đầu; đau vì mẹ quá cùng quẫn đã phải bỏ con tha hương cầu thực, không có cơ hội viết thư hay gởi quà cho con; đau vì phải sống đói rách, thiếu thốn, bơ vơ bên những người họ hàng giàu có nhưng tấm lòng nghèo nàn. Nhưng nỗi đau cực đại của cuộc đời chú bé hồng là thiếu tình thương, đặc biệt là tình thương bao la của người mẹ hiền. Từ lúc mẹ bé hồng xa xứ, chú chưa bao giờ nhận được tin tức về mẹ. Bé hồng luôn tương nhớ đến hình bóng thân yêu của mẹ mà nước mắt cứ lã chã tuôn rơi. Biết được tâm lí ấy của bé hồng, bà cô của bé chẳng những không yêu mến, cảm thông, chia sẻ với hồng mà còn cố tình khơi gợi nỗi đau để hành hạ, tra tấn hồng về mặt tinh thần. Bà cô tỏ vẻ quan tâm cháu: “hồng! Mày muốn ra thanh hoá chơi với mẹ mày không?”.

 
Tuy bé hồng còn nhỏ nhưng bằng sự cảm nhận tinh tế của mình cũng hiểu bà cô là một con người giả dối, nhẫn tâm, độc ác. Bé hồng nhận xét: “cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần, cùng túng quá phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực”. Bà cô càng nói xấu mẹ bao nhiêu bé hồng càng đau xót, thông cảm và yêu mẹ bấy nhiêu. Lòng bé thắt lại, khóe mắt bé “cay cay”, nước mắt bé “ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Hành động bé “cười dài trong tiếng khóc” là đã đi đến đỉnh điểm của nỗi đau. Bé hồng kịch liệt công kích cái xã hội đầy hủ tục, bất công, xấu xa, đã xô đẩy mẹ bé vào bước đường cùng. Xã hội ấy không cho phép người phụ nữ chưa đoạn tang chồng mà đã có chửa. Bé vừa khóc nghẹn ngào vừa nghĩ rằng: “giả những hủ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục tliuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.

 
Thế rồi sau chuỗi ngày dài đầy đau khổ, chú bé hồng cũng có được hạnh phúc lớn lao: được gặp lại mẹ và trở về “trong lòng mẹ.” Mẹ bé hồng về trong ngày giỗ đầu của chồng. Sau buổi học, “chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ” hồng gọi mẹ trong trạng thái “bối rối”, nửa thực nửa mê: “mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi! ...” Giả sử người ấy không phải là mẹ hồng, bé sẽ hổ thẹn, tủi cực và cay đắng chẳng khác “cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người khách bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. Hồng tự ví mình là một “khách bộ hành” giữa chốn sa mạc mênh mông, thiếu vắng người qua lại. Mà ở sa mạc, khó có thể có nước. Do đó, lữ khách khao khát nước đến cháy lòng giống như chú bé hồng chờ mong khắc khoải từng phút giây để gặp lại một bóng hình thương yêu nhất của đời mình. Bé hồng “thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi”, “ríu cả hai chân lại” khi đuổi kịp mẹ và trèo lên xe> hồng oà khóc nức nở. Mẹ bé cũng sụt sùi theo. Hai mẹ con gặp nhau trong những giọt lệ mừng mừng, tủi tủi. Sau những phút giây cuống quýt, chú bé hồng định thần lại và nhận ra vẻ đẹp phúc hậu của mẹ với gương mặt “tươi sáng”, ''đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má". Trong sung sướng, ngây ngất, bé hồng cảm nhận mẹ đẹp đến hai lần. Bé hồng được hồi phục về tinh thần sau thời gian tâm lí bị đè nén. Bé thấy “những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại man man khắp da thịt”. Đồng thời chú nhận ra hơi quen thuộc của mẹ như thuở còn nằm nôi: “hơi quần áo mẹ, những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.

 
Hơn thế nữa, bé hồng còn tập trung cao độ mọi giác quan của con người để miêu tả sự tận hưởng những phút giây cực điểm khi được nằm

 
Trong lòng mẹ: “phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán, xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Nhà văn thạch lam gọi cảm giác này là “những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”. Chính vì vậy mà bé hồng từ đầu trường học về đến nhà đã không còn nhớ mẹ chú đã hỏi những gì và chú đã trả lời mẹ những câu gì. Đó cũng là những cảm xúc tự nhiên của con người khi được nhìn thấy bóng dáng mĩ miều của hạnh phúc. Đối với bé hồng, dù hạnh phúc đơn sơ nhưng cũng là hạnh phúc. Có thể nói rằng, cảnh hai mẹ con hồng gặp nhau đẹp hơn những thước phim nóng tại trường quay. Dù diễn viên nào nổi tiếng cũng khó diễn được vai này. Bởi lẽ, cảnh ấy hiện thực hơn cả hiện thực. Có nhà nghiên cứu lí luận văn học cho rằng: nhân vật trong tác phẩm nhiều khi còn thực hơn cả người thực. Nhân vật chú bé hồng là điển hình cho nhận xét ấy.
 
Tóm lại, hoàn cảnh éo le và tấm lòng yêu thương mẹ vô hạn của bé hồng đã khiến còn tim của em rung động mãnh liệt. Em rất căm phẫn cái xã hội xấu xa, đê tiện mà bé hồng đã sống - một xã hội thực dân nửa phong kiến bất công, chỉ xem tiền là trên hết. Cái xã hội ấy đầy rẫy những hủ tục, vô nhân đạo, tàn nhẫn đến độ “chuông nhà thờ chỉ reo lên vì lũ tây đầm” và bọn nhà giàu “khệnh khạng, bệ vệ, hớn /lở'”.' đêm đông thường giá lạnh nhưng tình họ hàng trong xã hội ấy còn lạnh giá hơn cả đêm đông. Ngày nay, chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta rất ưu việt và tràn đầy tinh thần nhân đạo. Quyền phụ nữ, 'quyền trẻ em được pháp luật bảo vệ thỏa đáng. Chắc có lẽ không còn những đứa trẻ bất hạnh như bé hồng.

 
Nhân vật bé hồng trong đoạn trích trong lòng mẹ (những ngày thơ ấu - nguyên hồng) đã đọng lại trong tâm hồn em những suy nghĩ và cảm xúc gì?

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
1
*•.¸♡ლâγ♡¸.•*
17/09/2020 12:45:12
+4đ tặng

Nói đến hoàn cảnh của Hồng thì thật tội nghiệp. Hồng sinh ra và lớn lên trong gia đình không mấy hạnh phúc. Khi cha mất thì mẹ Hồng đi tha hương cầu thực để lại Hồng ở lại trước sự ghẻ lạnh của hàng xóm. Dù hoàn cảnh của đứa cháu đáng thương như vậy nhưng bà cô của Hồng không hề yêu thương cậu. Mặc dù là cô ruột nhưng bà ta không hề thương Hồng mà luôn cố ý chia rẽ tình cảm mẹ con Hồng.

    Một lần, trong cuộc trò chuyện với bà cô, chú bé Hồng đã rất đau khổ khi người cô nói đến mẹ của mình. Hồng biết rằng sau lời nói tươi cười quan tâm đó người cô không hề có ý tốt nào cả. Khi cô hỏi Hồng có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ không? Hồng chỉ rớt nước mắt nhớ đến mẹ. Hồng nhớ đến gương mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ. Biết được ý nghĩ xấu xa của cô mình Hồng đã trả lời: “Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào Mợ cháu cũng về”. Khi cô người nói với giọng ngọt sớt: “Mợ mày phát tài lắm có như dạo trước đâu”, lòng cậu thắt lại, khóe mắt cay cay. Hồng thương mẹ vất vả, lam lũ. Người cô nói tiếp "vào mà bắt mợ mày mua sắm quần áo cho và thăm “em bé” chứ”. Hai tiếng “em bé” kéo dài khiến nước mắt Hồng chảy ròng ròng, cười dài trong tiếng khóc. Khi người cô tươi cười kể về người mẹ đáng thương của mình thì cổ họng Hồng như nghẹn ứ lại khóc không ra tiếng. Cậu ước rằng giá như những cổ tục đang đày đọa mẹ cậu kia là những hòn đá hay mẩu thủy tinh thì cậu sẽ vồ ngay đến mà cắn, mà nhai mà nghiến, cho kì vụn nát. Trong cuộc trò chuyện này, ta thấy Hồng đã bộc lộ tình yêu thương mẹ, thương mẹ vất vả, nhớ về người mẹ đáng thương của mình.

    Tình cảm mãnh liệt của chú bé được biểu hiện cụ thể khi ngồi trong lòng mẹ. Đó là buổi tan học, thấy dáng dấp của người phụ nữ đang ngồi trên xích lô giống mẹ mình. Hồng đã chạy và đuổi theo mẹ gọi: “Mợ ơi! Mợ ơi!..” Khuôn mặt Hồng lúc đó trán ướt đẫm mồ hôi, Hồng ríu cả chân lại nhảy lên và khóc nức nở. Lúc này, khi được ngồi trong lòng mẹ, Hồng đã sung sướng vô cùng ngắm kĩ gương mặt mẹ “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má”. Hồng cảm nhận được sự ấm áp mà bấy lâu nay cậu không thấy. Hồng sung sướng vô cùng và quên đi những lời nói cay độc của bà cô.

    Nguyên Hồng đã xây dựng hình tượng chú bé Hồng chịu những khổ đau tủi cực những xen lẫn với bao hạnh phúc khi ngồi trong lòng mẹ. Chúng ta cảm phục Hồng khi đã quên được những định kiến về mẹ của mình để hưởng được hạnh phúc trọn vẹn khi ngồi trong lòng mẹ.

5
2
*•.¸♡ლâγ♡¸.•*
17/09/2020 12:45:54
+3đ tặng

Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ

Hãy còn mường tượng lúc vảo ra

Nét cười đen nhánh sau tay áo

Trong ánh nắng trưa hè trước giậu thưa

    Tình cảm gia đình, tình cảm mẫu tử luôn là thứ tình cảm thiêng liêng, bất diệt trong lòng mỗi chúng ta. Trong văn học có biết bao người phụ nữ sẵn sàng hi sinh, đánh đổi tất cả vì con cái, nhưng đồng thời cũng có những người con yêu thương, bảo vệ mẹ hết lòng. Người con hiếu thảo, giàu tình yêu thương ấy chính là chú bé Hồng trong trích đoạn Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng.

    Để hiểu về tình cảm Hồng dành cho mẹ, chúng ta cũng cần tìm hiểu sơ qua về hoàn cảnh sống của Hồng. Hồng trước đây sống trong gia đình trung lưu, đủ đầy về tiền bạc nhưng lại thiếu tình yêu thương. Cha nghiện thuốc phiện, tiêu tốn tài sản rồi qua đời, mẹ bỏ đi để Hồng ở lại với bà cô cay nghiệt, đầy những rắp tâm xấu xa, hàng ngày tiêm nhiễm những điều không tốt vào cậu bé Hồng.

    Tình yêu thương của bé Hồng dành cho mẹ trước hết là ở sự kiên định trong tình yêu thương trước những lời gièm pha, xúc xiểm của bà cô. Những lời bà cô nói như ngàn nhát dao đâm vào trái tim non nớt, nhỏ bé của Hồng. Hai tiếng em bé kéo ra thật dài, rồi lời hỏi han: “Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?” rồi lời mắng: “Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy tiền tàu cho. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa và thăm em bé chứ”. Những lời nói tưởng là quan tâm đến cậu bé nhưng thực tế lại chỉ làm cho trái tim non nớt của cậu đau nhói. Hồng cố gắng kím nén cảm xúc bản thân để cho bà cô không đạt được mục đích của mình. Không chỉ vậy cậu còn kiên định, quả quyết rằng: “Thế nào cuối năm mợ cháu cũng về”. Cậu nói ấy như một hành động đanh thép đập tan nhưng suy nghĩ, hành động xấu xa của bà cô. Đồng thời cũng là một minh chứng cho tình yêu thương, niềm tin sâu sắc Hồng dành cho mẹ.

    Hồng thương mẹ, thương mẹ rất nhiều, nhưng cũng giận mẹ, bỏ đi biệt xứ, để lại mình Hồng ở đây phải chống trọi lại người cô độc ác, cay nghiệt. Đỉnh điểm của tình yêu thương đó, trong suy nghĩ ngây thơ mà rất đỗi chân thành của Hồng, em đã ước “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. Hình ảnh so sánh vô cùng đặc sắc, so sánh cổ tục phong kiến bảo thủ với những vậy hữu hình: đầu mẫu gổ, thủy tinh,… để có những hành động hết sức quyết liệt: vồ, cắn, nhai, nghiến cho kì nát vụn. Mong ước ấy của Hồng một lần nữa khẳng định tình yêu thương sâu nặng em dành cho người mẹ bất hạnh của mình.

    Tình yêu thương mẹ của bé Hồng được thể hiện đặc biệt rõ khi cậu gặp lại mẹ. Hồng đã từng có lần đau đớn nghĩ rằng: “Mợ, ơi! Con khổ quá mợ ơi, giá ai cho tôi một xu nhỉ, chỉ một xu thôi để tôi mua một năm xôi hay một chiếc bánh khúc ăn cho đỡ đói…”. Đó là những tâm sự thấm đẫm nước mắt của một cậu bé nhỏ người mà tâm hồn đã già dặn. Và bao nhiêu đau đớn, tủi cực đã được bù đắp trong giờ phút gặp lại. Hai mẹ con mừng mừng, tủi tủi, gặp nhau. Hồng chạy nhanh tới, hơi thở hồng hộc, trán đẫm mồi hôi, cả hai chân níu lại,… mừng rỡ, sung sướng đến cực điểm trèo lên xe mẹ. Nếu người quay lại ấy không phải mẹ, có lẽ sẽ là điều đau đớn, cơ cực nhất trong cuộc đời: “Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. Hình ảnh so sánh gợi cảm, chính xác khi lấy hình ảnh người bộ hành đi giữa sa mạc để so sánh với tình yêu thương mãnh liệt Hồng dành cho mẹ. Hình ảnh dòng suối là một ví von đặc sắc cho thấy mẹ chính là dòng nước trong xanh và mát lành làm dịu mát những nỗi cay đắng trong cuộc đời con.

    Ngồi kề bên mợ, Hồng lúc này mới sụt sùi và khóc nức nở. Cũng chính trong lúc được kề sát vào lòng mẹ Hồng mới thấy rằng mẹ không giống những lời bà cô nói. Mẹ vẫn xinh đẹp, tươi sáng, hai gò má ứng hồng, mẹ vẫn đẹp như thuở còn sung túc. Được mẹ ôm ấp vào lòng, Hồng mới cảm nhận được tất cả niềm hạnh phúc mà mỗi đứa con được cảm nhận trong cuộc đời: “Phải bé lại lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay của người mẹ vuốt ve, gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”.

    Trích đoạn ngắn Trong lòng mẹ, với ngôn từ giản dị, hình ảnh so sánh đặc sắc, giọng văn trữ tình tình cảm, là một minh chứng điển hình cho tình mẫu tử bất diệt. Tình cảm thiêng liêng, cao cả ấy lay động đến hàng triệu trái tim và như một lời nhắc nhở đến mỗi người con phải luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ.

0
6
ARIA
17/09/2020 12:48:32
+2đ tặng
Nhà thơ đào cảng đà nhận xét về nhà văn nguyên hồng “anh bình dị đến như là lập dị áo quần ư? Rách vá có sao đâu!”
“dễ xúc động, anh thường hay dễ khóc,
 Trải đau nhiều nên thương cảm nhiều hơn”.
 Những câu thơ trên đã khái quát được những nét chính yếu trong phong cách sinh hoạt và tâm hồn của nhà văn nguyên hồng. Chính vì có một tâm hồn dào dạt cảm xúc như thế, cùng với phong cách nghệ thuật độc đáo, nên tác phẩm những ngày thơ ấu của nguyên hồng đã đê lại dấu ấn đậm nét trong tâm hồn bạn đọc. Hình ảnh chú bé hồng ở trích đoạn trong lòng mẹ hiện lên với hoàn cảnh đáng thương và nhiều phẩm chất cao đẹp.
 Trước hết, chúng ta thấy chú bé hồng gặp nhiều nỗi đau: đau vì cha mất, tang cha hãy còn đội trên đầu; đau vì mẹ quá cùng quẫn đã phải bỏ con tha hương cầu thực, không có cơ hội viết thư hay gởi quà cho con; đau vì phải sống đói rách, thiếu thốn, bơ vơ bên những người họ hàng giàu có nhưng tấm lòng nghèo nàn. Nhưng nỗi đau cực đại của cuộc đời chú bé hồng là thiếu tình thương, đặc biệt là tình thương bao la của người mẹ hiền. Từ lúc mẹ bé hồng xa xứ, chú chưa bao giờ nhận được tin tức về mẹ. Bé hồng luôn tương nhớ đến hình bóng thân yêu của mẹ mà nước mắt cứ lã chã tuôn rơi. Biết được tâm lí ấy của bé hồng, bà cô của bé chẳng những không yêu mến, cảm thông, chia sẻ với hồng mà còn cố tình khơi gợi nỗi đau để hành hạ, tra tấn hồng về mặt tinh thần. Bà cô tỏ vẻ quan tâm cháu: “hồng! Mày muốn ra thanh hoá chơi với mẹ mày không?”.
Tuy bé hồng còn nhỏ nhưng bằng sự cảm nhận tinh tế của mình cũng hiểu bà cô là một con người giả dối, nhẫn tâm, độc ác. Bé hồng nhận xét: “cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần, cùng túng quá phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực”. Bà cô càng nói xấu mẹ bao nhiêu bé hồng càng đau xót, thông cảm và yêu mẹ bấy nhiêu. Lòng bé thắt lại, khóe mắt bé “cay cay”, nước mắt bé “ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Hành động bé “cười dài trong tiếng khóc” là đã đi đến đỉnh điểm của nỗi đau. Bé hồng kịch liệt công kích cái xã hội đầy hủ tục, bất công, xấu xa, đã xô đẩy mẹ bé vào bước đường cùng. Xã hội ấy không cho phép người phụ nữ chưa đoạn tang chồng mà đã có chửa. Bé vừa khóc nghẹn ngào vừa nghĩ rằng: “giả những hủ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục tliuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.
Thế rồi sau chuỗi ngày dài đầy đau khổ, chú bé hồng cũng có được hạnh phúc lớn lao: được gặp lại mẹ và trở về “trong lòng mẹ.” Mẹ bé hồng về trong ngày giỗ đầu của chồng. Sau buổi học, “chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ” hồng gọi mẹ trong trạng thái “bối rối”, nửa thực nửa mê: “mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi! ...” Giả sử người ấy không phải là mẹ hồng, bé sẽ hổ thẹn, tủi cực và cay đắng chẳng khác “cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người khách bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. Hồng tự ví mình là một “khách bộ hành” giữa chốn sa mạc mênh mông, thiếu vắng người qua lại. Mà ở sa mạc, khó có thể có nước. Do đó, lữ khách khao khát nước đến cháy lòng giống như chú bé hồng chờ mong khắc khoải từng phút giây để gặp lại một bóng hình thương yêu nhất của đời mình. Bé hồng “thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi”, “ríu cả hai chân lại” khi đuổi kịp mẹ và trèo lên xe> hồng oà khóc nức nở. Mẹ bé cũng sụt sùi theo. Hai mẹ con gặp nhau trong những giọt lệ mừng mừng, tủi tủi. Sau những phút giây cuống quýt, chú bé hồng định thần lại và nhận ra vẻ đẹp phúc hậu của mẹ với gương mặt “tươi sáng”, ''đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má". Trong sung sướng, ngây ngất, bé hồng cảm nhận mẹ đẹp đến hai lần. Bé hồng được hồi phục về tinh thần sau thời gian tâm lí bị đè nén. Bé thấy “những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại man man khắp da thịt”. Đồng thời chú nhận ra hơi quen thuộc của mẹ như thuở còn nằm nôi: “hơi quần áo mẹ, những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.
Hơn thế nữa, bé hồng còn tập trung cao độ mọi giác quan của con người để miêu tả sự tận hưởng những phút giây cực điểm khi được nằm
 Trong lòng mẹ: “phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán, xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Nhà văn thạch lam gọi cảm giác này là “những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”. Chính vì vậy mà bé hồng từ đầu trường học về đến nhà đã không còn nhớ mẹ chú đã hỏi những gì và chú đã trả lời mẹ những câu gì. Đó cũng là những cảm xúc tự nhiên của con người khi được nhìn thấy bóng dáng mĩ miều của hạnh phúc. Đối với bé hồng, dù hạnh phúc đơn sơ nhưng cũng là hạnh phúc. Có thể nói rằng, cảnh hai mẹ con hồng gặp nhau đẹp hơn những thước phim nóng tại trường quay. Dù diễn viên nào nổi tiếng cũng khó diễn được vai này. Bởi lẽ, cảnh ấy hiện thực hơn cả hiện thực. Có nhà nghiên cứu lí luận văn học cho rằng: nhân vật trong tác phẩm nhiều khi còn thực hơn cả người thực. Nhân vật chú bé hồng là điển hình cho nhận xét ấy.
 Tóm lại, hoàn cảnh éo le và tấm lòng yêu thương mẹ vô hạn của bé hồng đã khiến còn tim của em rung động mãnh liệt. Em rất căm phẫn cái xã hội xấu xa, đê tiện mà bé hồng đã sống - một xã hội thực dân nửa phong kiến bất công, chỉ xem tiền là trên hết. Cái xã hội ấy đầy rẫy những hủ tục, vô nhân đạo, tàn nhẫn đến độ “chuông nhà thờ chỉ reo lên vì lũ tây đầm” và bọn nhà giàu “khệnh khạng, bệ vệ, hớn /lở'”.' đêm đông thường giá lạnh nhưng tình họ hàng trong xã hội ấy còn lạnh giá hơn cả đêm đông. Ngày nay, chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta rất ưu việt và tràn đầy tinh thần nhân đạo. Quyền phụ nữ, 'quyền trẻ em được pháp luật bảo vệ thỏa đáng. Chắc có lẽ không còn những đứa trẻ bất hạnh như bé hồng.
 Nhân vật bé hồng trong đoạn trích trong lòng mẹ đã đọng lại trong tâm hồn em những suy nghĩ và cảm xúc gì?
0
6
ARIA
17/09/2020 12:48:44
+1đ tặng
Nhà thơ đào cảng đà nhận xét về nhà văn nguyên hồng “anh bình dị đến như là lập dị áo quần ư? Rách vá có sao đâu!”
“dễ xúc động, anh thường hay dễ khóc,
 Trải đau nhiều nên thương cảm nhiều hơn”.
 Những câu thơ trên đã khái quát được những nét chính yếu trong phong cách sinh hoạt và tâm hồn của nhà văn nguyên hồng. Chính vì có một tâm hồn dào dạt cảm xúc như thế, cùng với phong cách nghệ thuật độc đáo, nên tác phẩm những ngày thơ ấu của nguyên hồng đã đê lại dấu ấn đậm nét trong tâm hồn bạn đọc. Hình ảnh chú bé hồng ở trích đoạn trong lòng mẹ hiện lên với hoàn cảnh đáng thương và nhiều phẩm chất cao đẹp.
 Trước hết, chúng ta thấy chú bé hồng gặp nhiều nỗi đau: đau vì cha mất, tang cha hãy còn đội trên đầu; đau vì mẹ quá cùng quẫn đã phải bỏ con tha hương cầu thực, không có cơ hội viết thư hay gởi quà cho con; đau vì phải sống đói rách, thiếu thốn, bơ vơ bên những người họ hàng giàu có nhưng tấm lòng nghèo nàn. Nhưng nỗi đau cực đại của cuộc đời chú bé hồng là thiếu tình thương, đặc biệt là tình thương bao la của người mẹ hiền. Từ lúc mẹ bé hồng xa xứ, chú chưa bao giờ nhận được tin tức về mẹ. Bé hồng luôn tương nhớ đến hình bóng thân yêu của mẹ mà nước mắt cứ lã chã tuôn rơi. Biết được tâm lí ấy của bé hồng, bà cô của bé chẳng những không yêu mến, cảm thông, chia sẻ với hồng mà còn cố tình khơi gợi nỗi đau để hành hạ, tra tấn hồng về mặt tinh thần. Bà cô tỏ vẻ quan tâm cháu: “hồng! Mày muốn ra thanh hoá chơi với mẹ mày không?”.
Tuy bé hồng còn nhỏ nhưng bằng sự cảm nhận tinh tế của mình cũng hiểu bà cô là một con người giả dối, nhẫn tâm, độc ác. Bé hồng nhận xét: “cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần, cùng túng quá phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực”. Bà cô càng nói xấu mẹ bao nhiêu bé hồng càng đau xót, thông cảm và yêu mẹ bấy nhiêu. Lòng bé thắt lại, khóe mắt bé “cay cay”, nước mắt bé “ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Hành động bé “cười dài trong tiếng khóc” là đã đi đến đỉnh điểm của nỗi đau. Bé hồng kịch liệt công kích cái xã hội đầy hủ tục, bất công, xấu xa, đã xô đẩy mẹ bé vào bước đường cùng. Xã hội ấy không cho phép người phụ nữ chưa đoạn tang chồng mà đã có chửa. Bé vừa khóc nghẹn ngào vừa nghĩ rằng: “giả những hủ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục tliuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.
Thế rồi sau chuỗi ngày dài đầy đau khổ, chú bé hồng cũng có được hạnh phúc lớn lao: được gặp lại mẹ và trở về “trong lòng mẹ.” Mẹ bé hồng về trong ngày giỗ đầu của chồng. Sau buổi học, “chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ” hồng gọi mẹ trong trạng thái “bối rối”, nửa thực nửa mê: “mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi! ...” Giả sử người ấy không phải là mẹ hồng, bé sẽ hổ thẹn, tủi cực và cay đắng chẳng khác “cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người khách bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. Hồng tự ví mình là một “khách bộ hành” giữa chốn sa mạc mênh mông, thiếu vắng người qua lại. Mà ở sa mạc, khó có thể có nước. Do đó, lữ khách khao khát nước đến cháy lòng giống như chú bé hồng chờ mong khắc khoải từng phút giây để gặp lại một bóng hình thương yêu nhất của đời mình. Bé hồng “thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi”, “ríu cả hai chân lại” khi đuổi kịp mẹ và trèo lên xe> hồng oà khóc nức nở. Mẹ bé cũng sụt sùi theo. Hai mẹ con gặp nhau trong những giọt lệ mừng mừng, tủi tủi. Sau những phút giây cuống quýt, chú bé hồng định thần lại và nhận ra vẻ đẹp phúc hậu của mẹ với gương mặt “tươi sáng”, ''đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má". Trong sung sướng, ngây ngất, bé hồng cảm nhận mẹ đẹp đến hai lần. Bé hồng được hồi phục về tinh thần sau thời gian tâm lí bị đè nén. Bé thấy “những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại man man khắp da thịt”. Đồng thời chú nhận ra hơi quen thuộc của mẹ như thuở còn nằm nôi: “hơi quần áo mẹ, những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.
Hơn thế nữa, bé hồng còn tập trung cao độ mọi giác quan của con người để miêu tả sự tận hưởng những phút giây cực điểm khi được nằm
 Trong lòng mẹ: “phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán, xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Nhà văn thạch lam gọi cảm giác này là “những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”. Chính vì vậy mà bé hồng từ đầu trường học về đến nhà đã không còn nhớ mẹ chú đã hỏi những gì và chú đã trả lời mẹ những câu gì. Đó cũng là những cảm xúc tự nhiên của con người khi được nhìn thấy bóng dáng mĩ miều của hạnh phúc. Đối với bé hồng, dù hạnh phúc đơn sơ nhưng cũng là hạnh phúc. Có thể nói rằng, cảnh hai mẹ con hồng gặp nhau đẹp hơn những thước phim nóng tại trường quay. Dù diễn viên nào nổi tiếng cũng khó diễn được vai này. Bởi lẽ, cảnh ấy hiện thực hơn cả hiện thực. Có nhà nghiên cứu lí luận văn học cho rằng: nhân vật trong tác phẩm nhiều khi còn thực hơn cả người thực. Nhân vật chú bé hồng là điển hình cho nhận xét ấy.
 Tóm lại, hoàn cảnh éo le và tấm lòng yêu thương mẹ vô hạn của bé hồng đã khiến còn tim của em rung động mãnh liệt. Em rất căm phẫn cái xã hội xấu xa, đê tiện mà bé hồng đã sống - một xã hội thực dân nửa phong kiến bất công, chỉ xem tiền là trên hết. Cái xã hội ấy đầy rẫy những hủ tục, vô nhân đạo, tàn nhẫn đến độ “chuông nhà thờ chỉ reo lên vì lũ tây đầm” và bọn nhà giàu “khệnh khạng, bệ vệ, hớn /lở'”.' đêm đông thường giá lạnh nhưng tình họ hàng trong xã hội ấy còn lạnh giá hơn cả đêm đông. Ngày nay, chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta rất ưu việt và tràn đầy tinh thần nhân đạo. Quyền phụ nữ, 'quyền trẻ em được pháp luật bảo vệ thỏa đáng. Chắc có lẽ không còn những đứa trẻ bất hạnh như bé hồng.
 Nhân vật bé hồng trong đoạn trích trong lòng mẹ đã đọng lại trong tâm hồn em những suy nghĩ và cảm xúc gì?

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư