Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đất nước chúng ta đã trải qua những năm tháng chiến tranh đầy khốc liệt và đau thương. Ngày nay, chiến tranh đã đi qua, thế hệ thanh niên đang được sống trong hòa bình. Bằng hiểu biết về văn bản trên và kiến thức xã hội, em hãy viết một đoạn văn ngắn

Đất nước chúng ta đã trải qua những năm tháng chiến tranh đầy khốc liệt và đau thương.Ngày nay, chiến tranh đã đi qua, thế hệ thanh niên đang được sống trong hòa bình. Bằng hiểu biết về văn bản trên và kiến thức xã hội, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình.

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
6.065
10
5
Nguyễn tuấn anh
17/09/2020 20:56:04
+5đ tặng
Đất nước Việt Nam là một quốc gia đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh. Hơn ai hết, dân tộc VN đều hiểu được những đau thương do chiến tranh mang đến và chúng ta khao khát cuộc sống hòa bình đến nhường nào. Đầu tiên, cuộc sống hòa bình chính là nền tảng của phát triển kinh tế, của nền chính trị ổn định. Điều này như một chân lí muôn thuở, hòa bình phải được lập lại, không còn tiếng súng đạn trên mảnh đất quê hương thì toàn thể quốc gia mới có thể bắt đầu công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, cũng như đảm bảo an ninh chính trị cho nhân dân được. VN ta bắt đầu sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa từ những năm 80 khi hòa bình lập lại. Lúc ấy, tinh thần đi lên xã hội chủ nghĩa của nhà nước ta đã hân hoan và hào hùng đến mức nào. Thứ hai, cuộc sống hòa bình chính là nền tảng của đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Một khi tiếng bom đạn không còn, nhân dân ai cũng sẽ được ăn no mặc ấm, được lao động, được đi học, được sống một cuộc sống yên ổn. Đó chính là ý nghĩa thiêng liêng mà cuộc sống hòa bình đem đến cho nhân dân. Dường như, trên những vùng đất còn nhiều chinh chiến như hiện nay trên thế giới, nhân dân khát khao được một cuộc sống hòa bình đến mức nào. Cuối cùng, cuộc sống hòa bình chính là điều thiêng liêng. Lúc sinh thời, Bác từng nói "Không có gì quý hơn độc lập, tự do". Độc lập tự do cho dân tộc VN, hòa bình trên toàn thể đất nước VN thống nhất, các thế hệ chung sức đồng lòng xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Còn gì quý giá hơn nữa? Tóm lại, cuộc sống hòa bình chính là điều thiêng liêng, quý báu của toàn thể nhân dân một quốc gia.
chuc ban thanh cong

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
Thời Phan Diễm Vi
18/09/2020 10:07:10
+4đ tặng
t

rong số những cây bút đương đại viết về chiến tranh, không thể không nhắc đến sự xuất hiện của nhiều nhà văn sinh sau chiến tranh thuộc thế hệ 7X, 8X, 9X với những tác phẩm chủ yếu thuộc thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết được chú ý như Nguyễn Đình Tú (Xác phàm), Phong Điệp (Chuyến đêm), Đoàn Dũng (Âm thanh của ký ức), Hồ Kiên Giang (Trên núi Tưk - cot), Trịnh Sơn (Sóng gió Ô Cấp, Những bóng người trên đất), Nguyễn Thị Kim Hòa (Đỉnh khói, Giấc mơ đá vỡ), Nguyệt Chu (Gió tháng chạp), Đinh Phương (Đợi đến lượt), Huỳnh Trọng Khang (Mộ phần tuổi trẻ, Những vọng âm nằm ngủ)…Bình tĩnh, khách quan hơn khi nhìn về chiến tranh“Chiến tranh là một đề tài lớn, bởi vậy, đề tài này đã, đang sẽ vẫn tiếp tục thu hút nhiều thế hệ người viết. Có hai kiểu, những người đi qua chiến tranh thường viết về sự trải nghiệm thực tế của cuộc đời họ, còn những người chưa từng đi qua cuộc chiến nào sẽ viết từ những sự nghe, đọc, tìm hiểu, nghiên cứu”, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên nói. Ông cho rằng với những người viết trẻ, do có độ lùi của lịch sử nên họ dễ có cách nhìn bình tĩnh và khách quan hơn về chiến tranh. “Khách quan ở đây là sẽ nhìn được rõ những khốc liệt, dữ dội, được - mất, bên này - bên kia của chiến tranh”. Theo nhà phê bình văn học Nguyễn Thanh Tâm, cũng nhờ khoảng cách thời gian và cách nhìn lịch sử gián tiếp mà những nhà văn trẻ tự do hơn trong cách “hình dung, tưởng tượng và trình bày về cuộc chiến”.Cần ghi nhận họ ở những điều đã làm được và ngay cả việc có tác giả đã viết về đề tài chiến tranh khi họ mới hơn 20 tuổi

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nhìn nhận, tác phẩm viết về chiến tranh của các tác giả trẻ chủ yếu phô bày những đau thương khốc liệt của chiến tranh, cảnh báo cho con người đừng gây ra chiến tranh, hướng đến hòa bình. Nhà phê bình Nguyễn Thanh Tâm cho rằng chiến tranh thường chỉ là nguyên cớ, gợi dẫn, ký ức cho những câu chuyện khác trong tác phẩm của họ. Bên cạnh những khốc liệt của chiến tranh từ điểm nhìn của mình, các cây viết trẻ còn xoáy vào nhiều khía cạnh khuất lấp, diễn biến sau cuộc chiến nhưng bắt nguồn từ cuộc chiến, rõ nhất là những câu chuyện, thân phận bi kịch thời hậu chiến. Theo ông Phạm Xuân Nguyên, hầu hết các nhà văn trẻ dựng lên không gian hư cấu, nhân vật hư cấu, nhưng cũng để trả lời cho câu hỏi lý giải cuộc chiến có thật vừa qua, đồng thời đặt ra vấn đề con người trong cuộc chiến ấy. “Nhiều người đã đi qua chiến tranh thường lựa chọn viết dưới dạng tự truyện, hồi ký, còn tác giả chưa từng đi qua cuộc chiến thường chọn viết về chiến tranh nhưng không chỉ là chiến tranh mà viết về thân phận con người trong chiến tranh. Đây là hướng viết của nhiều nhà văn trẻ trong nước và cũng là hướng viết của văn chương trên thế giới hiện nay”, ông Nguyên nhìn nhận.Cần vượt qua bóng “tượng đài”Theo nhìn nhận của nhà phê bình Nguyễn Thanh Tâm, số lượng nhà văn trẻ (theo các tiêu chí của Hội Nhà văn đưa ra năm 2016) viết về chiến tranh chưa có nhiều. Những cái tên vẫn được nhắc đến như những người đã tạo được dòng chảy riêng như Nguyễn Đình Tú, Phong Điệp, Đoàn Dũng, Hồ Kiên Giang… thuộc lứa nhà văn đã bước sang tuổi 40 hoặc hơn. Tuy nhiên, có thể du di xếp họ vào lực lượng này, bởi họ viết những tác phẩm về chiến tranh khi tuổi đang còn trẻ. Thế hệ kế tiếp có thể nhắc đến những cái tên như Nguyễn Thị Kim Hòa, Trịnh Sơn, Đinh Phương, Nguyệt Chu, Trần Thị Tú Ngọc, Võ Thu Hương, Minh Moon, Huỳnh Trọng Khang…Không chỉ ít về số lượng, hiện cũng chưa có nhiều cây viết trẻ có thể kiến tạo được con đường đi riêng. Họ còn bị quá ảnh hưởng bởi các “tượng đài” văn học thời chiến trước đó. “Các nhà văn trẻ cần nỗ lực để thoát ra khỏi những cái bóng “tượng đài” cũng như thoát khỏi ám ảnh của những tác phẩm đã đóng đinh vào lịch sử văn học thời chiến. Muốn như vậy, họ phải vượt qua chính mình”, nhà phê bình Nguyễn Thanh Tâm nhìn nhận.Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng dễ hiểu vì sao những cây bút trẻ viết về chiến tranh không có nhiều. “Viết về chiến tranh luôn luôn khó và thách thức”, ông Nguyên nói. Theo ông, khi chiến tranh đã lùi xa, viết về chiến tranh chắc chắn sẽ phải dày công nghiên cứu hơn, nếu không sẽ rất dễ ngô nghê, hay xảy ra sai sót. “Chẳng hạn, muốn viết về một trận đánh, dù có dựng trận đánh đó trong thế giới hư cấu thì người viết cũng cần phải đi từ cái thực. Họ cần phải nghiên cứu, tìm hiểu về các thuật ngữ quân sự, phiên chế quân đội, cấp bậc trong quân đội…”. “Mặc dù có những hạn chế, trở ngại nhưng các tác giả trẻ đã có ít nhiều đóng góp vào dòng văn học chiến tranh. Cần ghi nhận họ ở những điều đã làm được và ngay cả việc có tác giả đã viết về đề tài chiến tranh khi họ mới hơn 20 tuổi”, ông Nguyên nhìn nhận.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×