Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Câu chuyện có thể kết thúc khi qua lời bé Đản, Trương Sinh hiểu được nỗi oan của vợ. Thế nhưng Nguyễn Dữ lại có thêm phần Vũ Nương ở dưới thủy cung, trở về trần gian rồi ra đi. Hãy kể lại ngắn ngọn chi tiết ấy bằng 1 đoạn văn từ 3-5 câu


CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
Bài1: Câu chuyện có thể kết thúc khi qua lời bé Đản, Trương Sinh hiểu được nỗi oan của vợ. Thế nhưng Nguyễn Dữ lại có thêm phần Vũ Nương ở dưới thủy cung, trở về trần gian rồi ra đi.
1, Hãy kể lại ngắn ngọn chi tiết ấy bằng 1 đoạn văn từ 3-5 câu.
2, Phần kết truyện đó có ý nghĩa gì ?
3, Nhận xét về chi tiết kết thúc truyện, cảnh Vũ Nương trở về trên chiếc kiệu hoa, đứng giữa dòng nói lời tạ từ Trương Sinh rồi ra đi mãi mãi, có ý kiến cho rằng: Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cảnh lung linh kỳ ảo. Nhận xét đó có đúng không ? Hãy viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về kết thúc đó.
4, Kể tên 2 tác phẩm khác viết về đề tài người phụ nữ dưới chế độ phong kiến mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn THCS và ghi rõ tên tác giả

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.299
2
0
Hà Minh Đức
20/09/2020 23:39:03
+5đ tặng
2.Đoạn kết của câu chuyện kết thúc rất có hậu ,nó làm hài lòng người đọc .Vì nhờ có yếu tố mang tính chất cổ tích mà Vũ Nương được giải oan ,Trương Sinh nhận ra lỗi lầm của mình lập đền giải oan cho Vũ Nương và cũng cho thấy được hậu quả của việc nông nỗi ,ghen tuông mù quáng của Trương Sinh mà dẫn đến bi kịch gia đình phải chia cắt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Hà Minh Đức
20/09/2020 23:42:09
+4đ tặng
3.Với đặc trưng riêng của thể loại truyền kỳ, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm phần cuối của câu chuyện. Vũ Nương đã không chết, hay nói đúng hơn, nàng được sống cuộc sống khác bình yên và tốt đẹp hơn ở chốn thủy cung. Tại đây, Vũ Nương tình cờ gặp một người cùng làng là Phan Lang. Nàng đã nhờ Phan Lang gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, biết vợ bị oan, bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về, ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện, nói với chồng lời tạ từ rồi vĩnh viễn trở về chốn làng mây cung nước.
- Đây là một kết thúc phần nào có hậu. Vì Vũ Nương được giải oan, nàng được sống ở chốn thủy cung với các nàng tiên, giống mô típ Thánh Gióng về trời, An Dương Vương xuống biển, Mị Châu chết, máu biến thành ngọc trai… trong truyện cổ tích Việt Nam. Nó thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời: ở hiền gặp lành, người tốt dù có gặp bao nhiêu oan khuất, cuối cùng cũng sẽ được minh oan, được trả lại thanh danh và phẩm giá.Tuy nhiên, kết thúc này vẫn mang màu sắc bi kịch: Vũ Nương trở về uy nghi, rực rỡ nhưng chỉ thấp thoáng, lúc ẩn lúc hiện ở giữa dòng sông rồi vĩnh viễn biến mất. Tất cả chỉ là ảo ảnh,hư vô và mau chóng tan biến, nó góp phần tô đậm nỗi đau của người phụ nữ bạc mệnh.Thực tại lại trở về với thực tại: Vũ Nương vĩnh viễn không thể trở về trần gian, nàng chẳng bao giờ được làm vợ, làm mẹ như mong muốn lớn nhất của đời nàng; chàng Trương vẫn phải trả giá cho hành động phũ phàng của mình, sống trong cảnh phòng không vắng vẻ…ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya; bé Đản mãi mãi không còn mẹ… Qua kết thúc truyện này, chúng ta thấy được thái độ căm ghét, lên án của Nguyễn Dữ đối với xã hội bất công đương thời, cái xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc. Điều đó càng khẳng định nỗi đau xót và niềm thương cảm của tác giả với số phận bi thảm của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
5
0
Hà Minh Đức
20/09/2020 23:46:59
+2đ tặng
1.Vũ Nương dù khi sống hay lúc đã thác làm ma đều khát khao hạnh phúc gia đình. Nàng vì phải chịu nỗi oan cay nghiệt mà chết . Nhưng vì lòng thanh sạch mà được sống dưới thủy cung. Trong những ngày sống cuộc sống nơi cung nước, Vũ Nương vẫn không quên mong nhớ dương gian và thầm mong chồng sẽ giải oan cho nàng. Vũ Nương nhờ Phan Lang nhắn Trương Sinh lập đàn giải oan là để chính chồng nàng chiêu tiết cho nàng, và hiểu tấm lòng chung thủy của nàng. Âm dương cách trở, nàng chỉ hiện về trong thoáng chốc rồi biến mất. Qua chi tiết này tác giả không chỉ khắc họa sâu sắc bi kịch của Vũ Nương mà còn khẳng định một lần nữa vẻ đẹp tâm hồn của nàng. Lời thoại của Vũ Nương không trở về vì đã thề sống chết với đức Linh Phi còn chứng tỏ nàng là người sống tình nghĩa, đã mắc ân với Linh Phi thì nàng sẽ ở lại trả ân đức đó.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×